Vì sao năm 1812 Napoleon tấn công vào Moscow mà không phải St Petersburg?

VOV.VN - Nếu Hoàng đế Napoleon Bonaparte thay đổi cách tiếp cận trong cuộc tấn công vào Nga năm 1812, cuộc chiến có thể đã có một kết quả khác. Tuy nhiên, nước Nga vẫn có thể được cứu không chỉ nhờ Kutuzov và Barclay de Tolly, mà còn nhờ vị tướng gần như đã bị lãng quên Peter Wittgenstein.

Ngày 22/7/1812, St. Petersburg, thủ đô lúc bấy giờ của Nga, chào đón Sa hoàng Alexander I từ tiền tuyến tới đây. Hai ngày trước đó, thành phố đã được treo đèn, kết hoa và Nhà thờ Kazan ở trung tâm thành phố chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ. Trong và xung quanh Nhà thờ có rất đông người chờ đợi sự xuất hiện của Sa hoàng.

Ban đầu Sa hoàng Alexander dự kiến tới St. Petersburg vào ngày 20/7, nhưng ông đã ở lại Tver thêm 2 ngày.

Không phải ai cũng biết rằng vào ngày 20/7, St. Petersburg đã được cứu thoát khỏi một cuộc bao vây. Ngày hôm đó, trong Trận chiến Klyastitsy, quân đội Nga do Tướng Peter Wittgenstein chỉ huy đã đánh bại lực lượng vượt trội của Nguyên soái Oudinot và chặn đứng bước tiến của quân Pháp vào St. Petersburg.

Cái bẫy của Barclay

Cuộc Chiến tranh Vệ quốc 1812 bắt đầu vào ngày 12/6/1812, khi Sa hoàng Alexander I đang ở Vilnius. Sa hoàng đã ngay lập tức ra tiền tuyến, tuy nhiên, sự xuất hiện của ông chỉ gây thêm hỗn loạn. Alexander đã không chỉ định Barclay de Tolly là Tổng tư lệnh như dự định mà ông tự mình nắm quyền với tư cách là chỉ huy quân sự cấp cao nhất của Đế chế Nga.

Sa hoàng Alexander không phải là một nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất. Ông chỉ chấp thuận các kế hoạch phòng thủ. Mặt khác, sự hiện diện của Sa hoàng cùng đoàn tùy tùng khiến các tướng lĩnh bị hạn chế và bối rối. Cuối cùng, các cố vấn của Sa hoàng đã thuyết phục được ông rời đi, đầu tiên là đến Moscow và sau đó tới St. Petersburg.

Sa hoàng Alexander rời đi vào ngày 7/7 trong khi Quân đoàn 2 của Đại quân Pháp dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Nicolas Charles Oudinot đã di chuyển qua lãnh thổ của Belarus ngày nay, tiến về phía St. Petersburg.

Hoàng đế Napoleon đang làm gì vào lúc đó? Ông đang tìm kiếm một chiến thắng trước quân đội Nga theo chiến thuật tấn công chớp nhoáng như thường lệ.

Trái ngược với huyền thoại lịch sử phổ biến, Napoleon chưa bao giờ nói câu: “Nếu chiếm được, tôi sẽ tóm được chân nước Nga; nếu chiếm St. Petersburg, tôi sẽ lấy đầu Nga; chiếm Moscow, tôi sẽ đánh vào trái tim nước Nga”. Ông hiểu rằng càng tiến sâu vào nước Nga, cơ hội chiến thắng càng thấp.

Tuy nhiên, nhà chiến lược quân sự dày dạn kinh nghiệm Michael Barclay de Tolly, hiểu được mong muốn đánh bại Nga càng sớm càng tốt của Napoleon nên đã cố tình kéo quân Pháp vào sâu bên trong nước Nga.

Trở lại năm 1810, Tướng Barclay đã gửi một bức thư cho Sa hoàng Alexander “Về việc bảo vệ biên giới phía Tây của Nga”, trong đó ông đề nghị tránh một trận chiến quyết định. Thay vào đó, Barlcay đề nghị rút lui và làm suy yếu đối phương bằng chiến tranh du kích.

Kế hoạch đã được thông qua khi cuộc xâm lược của Pháp xảy ra. Cuộc tiến quân của Pháp qua các vùng đất Nga về cơ bản khác với các chiến dịch ở châu Âu của Napoleon. Ở đó, một cuộc chiến tranh du kích khốc liệt đã diễn ra: nông dân liên tiếp tấn công các đơn vị của quân đội Pháp, cướp các đoàn xe và làm gián đoạn các tuyến đường tiếp tế của đối phương… Dù vậy, Hoàng đế Napoleon vẫn hy vọng ông sẽ giành chiến thắng trong cuộc bao vây “Chìa khóa thành Moscow” - Smolensk, vào thời điểm đó là pháo đài bất khả xâm phạm nhất ở châu Âu.

Người hùng “bóng tối”

Khi Đại quân Pháp đang tìm kiếm một trận thắng, các hướng tiếp cận St. Petersburg chỉ do Quân đoàn bộ binh 1 dưới sự chỉ huy của Tướng Peter Wittgenstein bảo vệ. Ông chỉ có 18.000 quân dưới quyền. Đe dọa St. Petersburg không chỉ có Quân đoàn 2 của Oudinot (khoảng 30.000 quân), mà còn cả Quân đoàn 10 của Nguyên soái MacDonald (cũng khoảng 30.000 quân) đang tiến về Riga.

Tướng Wittgenstein, lúc đó 43 tuổi, đã nhiều lần giao chiến với quân Pháp. Ông nhận ra rằng đội quân của mình không thể cầm cự nếu quân của Oudinot và MacDonald hợp lực. Do đó, ông quyết định tấn công trước nhằm vào quân của Nguyên soái Oudinot, người đã chiếm đóng làng Klyastitsy, phía Bắc thị trấn Polotsk (Belarus ngày nay).

Tướng Wittgenstein không chỉ có bộ binh mà còn có các trung đoàn kỵ binh Hussar và Cossack, vốn nổi tiếng về sự dũng cảm và những cuộc tấn công liều lĩnh. Trước những cuộc tấn công dữ dội đầu tiên của quân Nga vào các vị trí của quân đoàn Nguyên soái Oudinot ở Klyastitsy, quân Pháp đã rút lui về bên kia sông Nischa và đốt cháy cây cầu sau đó.

Tuy nhiên, Trung đoàn xung kích Pavlovsky, không hề do dự, tiến qua sông trên cây cầu đang cháy để tiếp tục tấn công. Quân Pháp cuối cùng phải rút lui theo hướng Nam qua Tây Dvina. Bản thân Tướng Wittgenstein cũng bị thương trong Trận chiến Klyastitsy.

Trận chiến đó là chiến thắng lớn đầu tiên của quân đội Nga trong cuộc Chiến tranh vệ quốc năm 1812. Phía Nga mất hơn 4.000 người, nhưng đã hoàn toàn làm mất tinh thần kẻ thù vượt trội về quân số. Sa hoàng Alexander gọi Tướng Wittgenstein là “vị cứu tinh của St. Petersburg” và trao cho ông Huân chương Thánh George hạng 2.

Sau Trận chiến Klyastitsy, quân đoàn của Tướng Wittgenstein chiến thắng thêm 2 trận nữa trước lực lượng áp đảo của Pháp. Đội quân của Nguyên soái Laurent Saint-Cyr được gửi đến hỗ trợ đội quân của Nguyên soái Oudinot, nhưng Tướng Wittgenstein và quân tiếp viện 12.000 người của Tướng Steingel, đã đánh bại lực lượng kết hợp của quân Pháp trong 2 trận chiến gần Polotsk.

Điều đó xảy ra vào ngày 18-19/10/1812 – cùng ngày khi tàn quân của Pháp dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Napoleon bắt đầu cuộc rút lui khỏi Moscow. Cả 2 trận chiến gần Polotsk là những thất bại cuối cùng của quân Pháp, nhưng chính Trận chiến Klyastitsy đã cứu St. Petersburg và có thể cả chính Sa hoàng Alexander I./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí ẩn 200 năm chưa được khám phá: Có phải Napoleon đã bị đầu độc?
Bí ẩn 200 năm chưa được khám phá: Có phải Napoleon đã bị đầu độc?

VOV.VN - Kỷ niệm 200 năm ngày mất của Napoléon (1769-1821), cuộc đời và cái chết khó hiểu của con người sinh ra ở đảo Corsica trong một gia đình Ý có dòng dõi quý tộc với đầy chi tiết gây tranh cãi này, đang được rà soát lại.

Bí ẩn 200 năm chưa được khám phá: Có phải Napoleon đã bị đầu độc?

Bí ẩn 200 năm chưa được khám phá: Có phải Napoleon đã bị đầu độc?

VOV.VN - Kỷ niệm 200 năm ngày mất của Napoléon (1769-1821), cuộc đời và cái chết khó hiểu của con người sinh ra ở đảo Corsica trong một gia đình Ý có dòng dõi quý tộc với đầy chi tiết gây tranh cãi này, đang được rà soát lại.

Những lần Đại quân của Napoleon thua trận trước quân đội Nga
Những lần Đại quân của Napoleon thua trận trước quân đội Nga

VOV.VN - Đánh bại quân đội của Hoàng đế Pháp Napoleon trên chiến trường không phải là điều dễ dàng. Nhưng quân Nga đã vài lần làm được như vậy.

Những lần Đại quân của Napoleon thua trận trước quân đội Nga

Những lần Đại quân của Napoleon thua trận trước quân đội Nga

VOV.VN - Đánh bại quân đội của Hoàng đế Pháp Napoleon trên chiến trường không phải là điều dễ dàng. Nhưng quân Nga đã vài lần làm được như vậy.

Vì sao Napoleon không thể làm nổ tung cung điện Kremlin?
Vì sao Napoleon không thể làm nổ tung cung điện Kremlin?

VOV.VN - Trận chiến tại Moscow năm 1812 đã trở thành một mốc đánh dấu giai đoạn thất bại trong cuộc đời huy hoàng của đại đế Napoleon. 

Vì sao Napoleon không thể làm nổ tung cung điện Kremlin?

Vì sao Napoleon không thể làm nổ tung cung điện Kremlin?

VOV.VN - Trận chiến tại Moscow năm 1812 đã trở thành một mốc đánh dấu giai đoạn thất bại trong cuộc đời huy hoàng của đại đế Napoleon.