Hội nghị Ngành than tại Ba Lan gây tranh cãi

VOV.VN - Hội nghị về vai trò của ngành than đối với kinh tế toàn cầu diễn ra tại Ba Lan trong 2 ngày 18-19/11.  

Bộ trưởng Môi trường Ba Lan, kiêm chủ tọa Hội nghị Chống Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc Marcin Korolec cho biết, hội nghị về ngành than do Hiệp hội Than Thế giới và Bộ Kinh tế Ban Lan đồng tổ chức.

Than là nguồn năng lượng rẻ nhưng gây ô nhiễm cao và được dùng làm nhiên liệu tại các nhà máy điện trên thế giới. Ba Lan sản xuất 90% lượng điện từ các nhà máy chạy bằng than.

Ngành khai thác than đang gây nhiều tranh cãi về ô nhiễm môi trường (Ảnh AP)

Trong số các nước thành viên Liên minh châu Âu, Ba Lan cũng nằm trong số các nước lưỡng lự nâng mục tiêu đến năm 2020 cắt giảm 20% khí thải so với mức của năm 1990.

Lí giải cho việc tổ chức hội nghị về ngành than, Ba Lan cho rằng, các chính phủ sẽ tìm biện pháp giảm khí thải từ việc đốt than, và sử dụng công nghệ đốt than xả ít khí thải, phát triển khí phiến đá, nguồn năng lượng sạch vốn đang giúp Mỹ giảm khí thải.

Các nhà máy điện chạy bằng than là nguồn gây khí thải lớn nhất, góp phần làm tăng nhiệt độ, gây ra các đợt nắng nóng bất thường, hạn hán, và nước biển dâng. Nhiều nhà môi trường chỉ trích, hội nghị về ngành than sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc vận động của Liên Hợp Quốc về tái cơ cấu nền kinh tế dựa trên các nguồn năng lượng sạch.

Bà Heffa Schucking, giám đốc tổ chức phi chính phủ Urgewald của Đức cho rằng, việc Ba Lan tổ chức hội nghị về ngành than sẽ giảm bớt uy tín của nước này khi đang đăng cai hội nghị chống biến đổi khí hậu, vốn khuyến khích sử dụng nhiên liệu tái tạo.

Bà cũng chỉ ra tính chất hai mặt của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại trong khi công bố các số liệu về đầu tư cho các năng lượng tái tại nhưng đồng thời các ngân hàng này cũng bí mật đầu tư vào các dự án khai thác than.

Bà Heffa Schucking nói: “Lĩnh vực khai thác than đang mở rộng với tốc độ chóng mặt. Chúng ta thấy, không chỉ tại các nước có truyền thống khai thác than, các mỏ mới và dự án mở rộng đang được lên kế hoạch mà nhiều nước khác cũng bước vào lĩnh vực khai thác than. Các nước trước đây không coi sản xuất than là ngành mũi nhọn nhưng nay cũng quan tâm tới ngành này. Đó thực sự là điều đáng lo ngại cho tương lai khí hậu của chúng ta”.

Còn đại diện của tổ chức Hòa bình Xanh Martin Kaiser cho rằng: "Trong khi hàng triệu người đang gánh chịu hậu quả của bão như ở Philippines, chính phủ Ba Lan lại mời các nước tới dự Hội nghị Ngành than, song song với Hội nghị Chống Biến đổi Khí hậu. Chúng ta không nên nghe những biện hộ, vận động hành lang cho lợi ích của ngành than (vốn chịu trách nhiệm về hiện tượng trái đất nóng lên) mà cần hành động vì tương lai của trái đất”.

Việc tổ chức hội nghị về nghành than đã làm cho triển vọng hội nghị chống biến đổi khí hậu thêm u ám. Người ta càng nghi ngờ hơn vào khả năng nước chủ nhà Ba Lan có thể thúc đẩy đàm phán khi mà bản thân Ba Lan là một trong những nước bênh vực cho việc sử dụng than.

Bất chấp các cuộc biểu tình bên ngoài phòng họp, cuộc vận động của các tổ chức môi trường, Liên minh châu Âu và Mỹ vẫn từ chối trách nhiệm lịch sử vì đã làm trái đất nóng lên và từ chối vai trò đi đầu trong việc giảm khí thải. Tới nay chưa có cường quốc nào công bố các mục tiêu tham vọng về cắt giảm khí thải./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ đắm tàu Italy có thể gây ra thảm họa môi trường
Vụ đắm tàu Italy có thể gây ra thảm họa môi trường

Một nhóm chuyên gia từ Hà Lan đang chuẩn bị bơm nhiên liệu từ của con tàu này. Tuy nhiên, sẽ mất ít nhất hai tuần để thực hiện công việc này.

Vụ đắm tàu Italy có thể gây ra thảm họa môi trường

Vụ đắm tàu Italy có thể gây ra thảm họa môi trường

Một nhóm chuyên gia từ Hà Lan đang chuẩn bị bơm nhiên liệu từ của con tàu này. Tuy nhiên, sẽ mất ít nhất hai tuần để thực hiện công việc này.

Quốc hội Trung Quốc tập trung thảo luận vấn đề môi trường
Quốc hội Trung Quốc tập trung thảo luận vấn đề môi trường

(VOV) -Hiện Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,

Quốc hội Trung Quốc tập trung thảo luận vấn đề môi trường

Quốc hội Trung Quốc tập trung thảo luận vấn đề môi trường

(VOV) -Hiện Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,

NASA phóng vệ tinh nghiên cứu môi trường
NASA phóng vệ tinh nghiên cứu môi trường

Vệ tinh mới này có trị giá 1,5 tỷ USD sẽ giúp phục vụ công tác dự báo thời tiết và theo dõi quá trình biến đổi khí hậu dài hạn.  

NASA phóng vệ tinh nghiên cứu môi trường

NASA phóng vệ tinh nghiên cứu môi trường

Vệ tinh mới này có trị giá 1,5 tỷ USD sẽ giúp phục vụ công tác dự báo thời tiết và theo dõi quá trình biến đổi khí hậu dài hạn.  

Trung Quốc công bố Sách Trắng về môi trường
Trung Quốc công bố Sách Trắng về môi trường

Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc ngày 21/11 công bố Sách Trắng, trong đó đưa ra những đề xuất mạnh mẽ nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Trung Quốc công bố Sách Trắng về môi trường

Trung Quốc công bố Sách Trắng về môi trường

Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc ngày 21/11 công bố Sách Trắng, trong đó đưa ra những đề xuất mạnh mẽ nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

"Tàu Trung Quốc ảnh hưởng môi trường nước ở Biển Đông”
"Tàu Trung Quốc ảnh hưởng môi trường nước ở Biển Đông”

Theo Thị trưởng Eugenio, có 9 tàu của Trung Quốc đang neo đậu cách đảo Thị Tứ khoảng 5 km từ tuần trước và ba tàu khác cũng đã có mặt ở khu vực này sáng 26/7

"Tàu Trung Quốc ảnh hưởng môi trường nước ở Biển Đông”

"Tàu Trung Quốc ảnh hưởng môi trường nước ở Biển Đông”

Theo Thị trưởng Eugenio, có 9 tàu của Trung Quốc đang neo đậu cách đảo Thị Tứ khoảng 5 km từ tuần trước và ba tàu khác cũng đã có mặt ở khu vực này sáng 26/7

Ấn Độ thành lập Ủy ban cải thiện môi trường kinh doanh
Ấn Độ thành lập Ủy ban cải thiện môi trường kinh doanh

Mục đích của việc thành lập này là đề xuất cách thức để cải thiện môi trường kinh doanh tại nước này.

Ấn Độ thành lập Ủy ban cải thiện môi trường kinh doanh

Ấn Độ thành lập Ủy ban cải thiện môi trường kinh doanh

Mục đích của việc thành lập này là đề xuất cách thức để cải thiện môi trường kinh doanh tại nước này.

New Zealand: Tàu Rena bị vỡ đôi, gây ô nhiễm môi trường
New Zealand: Tàu Rena bị vỡ đôi, gây ô nhiễm môi trường

Tính đến nay, có khoảng 350 tấn dầu từ con tàu này tràn ra biển và gây ô nhiễm nặng nề bãi biển

New Zealand: Tàu Rena bị vỡ đôi, gây ô nhiễm môi trường

New Zealand: Tàu Rena bị vỡ đôi, gây ô nhiễm môi trường

Tính đến nay, có khoảng 350 tấn dầu từ con tàu này tràn ra biển và gây ô nhiễm nặng nề bãi biển

Anh: Tổ chức đám cưới xanh thân thiện với môi trường
Anh: Tổ chức đám cưới xanh thân thiện với môi trường

(VOV) -Vương quốc Anh là một trong số các quốc gia tiên phong về phong trào sống có ích hơn với môi trường, kể cả trong việc tổ chức cưới.

Anh: Tổ chức đám cưới xanh thân thiện với môi trường

Anh: Tổ chức đám cưới xanh thân thiện với môi trường

(VOV) -Vương quốc Anh là một trong số các quốc gia tiên phong về phong trào sống có ích hơn với môi trường, kể cả trong việc tổ chức cưới.

Nhật -Trung phối hợp kiểm soát ô nhiễm môi trường
Nhật -Trung phối hợp kiểm soát ô nhiễm môi trường

(VOV) - Nhật Bản sẽ chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ kiểm soát môi trường cho Trung Quốc.

Nhật -Trung phối hợp kiểm soát ô nhiễm môi trường

Nhật -Trung phối hợp kiểm soát ô nhiễm môi trường

(VOV) - Nhật Bản sẽ chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ kiểm soát môi trường cho Trung Quốc.

Ghé thăm tòa nhà văn phòng bền vững về môi trường
Ghé thăm tòa nhà văn phòng bền vững về môi trường

VOV.VN - NuOffice tại Đức được xem là một trong những tòa nhà văn phòng bền vững nhất trên thế giới.

Ghé thăm tòa nhà văn phòng bền vững về môi trường

Ghé thăm tòa nhà văn phòng bền vững về môi trường

VOV.VN - NuOffice tại Đức được xem là một trong những tòa nhà văn phòng bền vững nhất trên thế giới.