Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới: Đại dịch sẽ kết thúc theo cách thế giới chọn

VOV.VN - Hôm qua (24/10), Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới đã khai mạc tại thủ đô Berlin của Đức.

Đây là một trong số diễn đàn quốc tế quan trọng nhất về sức khỏe toàn cầu, diễn ra trong bối cảnh cả thế giới đang phải gồng mình ứng phó với đại dịch Covid-19, vốn đã lây lan cho hơn 244 triệu người và gần 5 triệu người tử vong trên toàn thế giới.

“Đại dịch còn lâu mới kết thúc”, song “khả năng kết thúc đang trong tầm tay của chúng ta” – đó chính là nhận định của người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra tại hội nghị; cùng nhiều lời kêu gọi khác nhau về công bằng vaccine từ các nhà lãnh đạo thế giới.

Phát biểu trực tuyến trong phiên khai mạc hội nghị, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi thế giới phân phối vaccine ngừa Covid-19 một cách hợp lý hơn. Ông cảnh báo rằng chủ nghĩa dân tộc về vaccine và việc tích trữ vaccine sẽ khiến tất cả thế giới rơi vào tình huống nguy hiểm, nhiều rủi ro. Ông nhận định, thế giới cần phải có ngay khoảng 8 tỷ USD dành cho công tác đảm bảo phân phối vaccine công bằng. Do đó, Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước G20 hãy hỗ trợ, giúp đỡ cho mục tiêu này tại hội nghị sắp tới.

Trong khi, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng kêu gọi các chính phủ và các nhà sản xuất cần cung cấp nhiều vaccine hơn nữa, đặc biệt là cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất và đó là cách duy nhất để kiểm soát đại dịch Covid-19. Ông cho biết, mỗi tuần, thế giới có gần 50.000 ca tử vong và đại dịch còn lâu mới kết thúc.

“Đại dịch sẽ kết thúc khi thế giới chọn cách kết thúc. Nó nằm trong tay chúng ta. Chúng ta có tất cả các công cụ cần thiết. Nhưng thế giới đã không sử dụng tốt những công cụ đó. Với gần 50.000 ca tử vong mỗi tuần, đại dịch còn lâu mới kết thúc”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

Cũng theo người đứng đầu WHO, mục tiêu của tổ chức y tế đa phương lớn nhất thế giới này là có ít nhất 40% người dân ở mỗi quốc gia được tiêm chủng vào cuối năm nay, đồng thời cho rằng mục tiêu này là “có thể đạt được”.

Từ trụ sở Uỷ ban châu Âu (EC) ở Brussels (Bỉ), Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cũng lên tiếng ủng hộ hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn trong nỗ lực chống đại dịch, cho rằng các mối đe dọa sức khỏe không biên giới phải được chống lại bằng cách hợp tác, ứng phó xuyên biên giới. Bà kêu gọi xây dựng tiêu chuẩn toàn cầu về sẵn sàng ứng phó trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

Với vai trò là một trong các nhà bảo trợ, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, đại dịch Covid-19 vẫn đang là thách thức to lớn với thế giới với những biến thể mới hay triệu chứng Covid-19 kéo dài mà thế giới chỉ có thể cùng hợp tác mới vượt qua được đại dịch.

Diễn ra trực tiếp tại Berlin và qua cả hình thức trực tuyến, Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới dự kiến kéo dài trong 3 ngày (từ 24 đến 26/10) với sự tham gia khoảng 6.000 chuyên gia từ 100 quốc gia và khu vực. Chủ đề chính của diễn đàn là chiến lược toàn cầu ứng phó và ngăn chặn đại dịch, vai trò của Đức, châu Âu và WHO trong chăm sóc sức khoẻ toàn cầu và phân bổ công bằng vaccine cũng như biến đổi khí hậu và y tế toàn cầu. 

Theo số liệu của tổ chức "Our World in Data", cho tới nay, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trung bình toàn thế giới đạt 37,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ rất khác nhau ở các châu lục và giữa các nước ở từng châu lục. Trong khi những nước giàu có đã đạt tỷ lệ tiêm chủng khá cao, thậm chí nhiều nước phương Tây đã tiến hành tiêm mũi tăng cường, thì tỷ lệ tiêm chủng ở nhiều nơi vẫn còn rất thấp với chỉ một con số, đặc biệt ở châu Phi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ca mắc COVID-19 gia tăng, các bệnh viện ở Anh bắt đầu đối mặt sức ép
Ca mắc COVID-19 gia tăng, các bệnh viện ở Anh bắt đầu đối mặt sức ép

VOV.VN - Sức ép với các bệnh viện tại Anh bắt đầu gia tăng sau khi số ca mắc mới COVID-19 trong tuần qua tăng mạnh trở lại và lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 7, khiến nhiều người lo ngại một kịch bản tồi tệ trong mùa Đông năm nay.

Ca mắc COVID-19 gia tăng, các bệnh viện ở Anh bắt đầu đối mặt sức ép

Ca mắc COVID-19 gia tăng, các bệnh viện ở Anh bắt đầu đối mặt sức ép

VOV.VN - Sức ép với các bệnh viện tại Anh bắt đầu gia tăng sau khi số ca mắc mới COVID-19 trong tuần qua tăng mạnh trở lại và lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 7, khiến nhiều người lo ngại một kịch bản tồi tệ trong mùa Đông năm nay.

Xử lý các thông tin phản ánh về công tác phòng chống dịch COVID-19
Xử lý các thông tin phản ánh về công tác phòng chống dịch COVID-19

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện Báo cáo đánh giá bước đầu về kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Xử lý các thông tin phản ánh về công tác phòng chống dịch COVID-19

Xử lý các thông tin phản ánh về công tác phòng chống dịch COVID-19

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện Báo cáo đánh giá bước đầu về kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Dịch Covid-19 tại Anh “cực kỳ đáng lo ngại”, chuyên gia cảnh báo làn sóng mới tồi tệ hơn
Dịch Covid-19 tại Anh “cực kỳ đáng lo ngại”, chuyên gia cảnh báo làn sóng mới tồi tệ hơn

VOV.VN - Ngày càng có nhiều bác sỹ tại Anh cảnh báo, hệ thống y tế ở nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới do sự lây lan dịch bệnh vượt ngoài tầm kiểm soát, với số ca nhập viện và ca tử vong không ngừng gia tăng.

Dịch Covid-19 tại Anh “cực kỳ đáng lo ngại”, chuyên gia cảnh báo làn sóng mới tồi tệ hơn

Dịch Covid-19 tại Anh “cực kỳ đáng lo ngại”, chuyên gia cảnh báo làn sóng mới tồi tệ hơn

VOV.VN - Ngày càng có nhiều bác sỹ tại Anh cảnh báo, hệ thống y tế ở nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới do sự lây lan dịch bệnh vượt ngoài tầm kiểm soát, với số ca nhập viện và ca tử vong không ngừng gia tăng.