Indonesia lên tiếng về tình hình căng thẳng trên Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Indonesia đã bày tỏ quan điểm của Indonesia về việc tránh các hành động gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.

Chính phủ Indonesia đã bày tỏ quan ngại về sự gia tăng căng thẳng trên khu vực Biển Đông khi Mỹ đưa ra tuyên bố cho rằng mọi yêu sách của Trung Quốc đối với một số vùng biển, trong đó có biển Natuna của Indonesia là "bất hợp pháp".

in2.png

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi kêu gọi các nước tránh leo thang căng thẳng trên Biển Đông.

Trong cuộc họp báo với truyền thông quốc tế hôm qua (16/7), Ngoại trưởng Indonesia Retno Masusudi nhấn mạnh hòa bình và ổn định ở Biển Đông là niềm hy vọng của tất cả các quốc gia và một lần nữa kêu gọi các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.

"Tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là chìa khóa cho hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Quan điểm của Indonesia về vấn đề Biển Đông luôn rõ ràng và nhất quán. Vị trí của Indonesia đối với vùng đặc quyền kinh tế cũng rõ ràng và phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và với phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016. Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các quốc gia trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và kêu gọi tất cả các nước kiềm chế hành động leo thang căng thẳng ở khu vực”, bà Retno Masusudi cho biết.

Ngoại trưởng Indonesia cũng đã nhiều lần bày tỏ quan điểm của Indonesia về việc tránh các hành động gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, đặc biệt vào thời điểm cả thế giới đang vật lộn chống lại đại dịch Covid-19.

Trước đó, phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Teukur Faizasyah cho rằng, bất kì sự ủng hộ quốc tế nào về vấn đề chủ quyền của Indonesia đối với vùng biển Natuna đều là "bình thường" và "hợp lý", đúng theo luật pháp quốc tế.

Hiện nay, Indonesia cũng tăng cường bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Natuna bằng cả hải quân và không quân để tránh sự xâm nhập từ các tàu cá nước ngoài, bảo vệ sự ổn định của đất nước. Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Indonesia, ông Dahnil Anzar Simajuntak tuần vừa qua cũng đã khẳng định, Indonesia không đứng về bên nào nếu chiến tranh xảy ra giữa Mỹ với Trung Quốc và quốc gia này đủ "tỉnh táo" để lường trước các xung đột xảy ra để có các biện pháp bảo vệ lãnh thổ và góp phần giữ gìn hòa bình cho khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ khẳng định lập trường về Biển Đông, Trung Quốc chịu tổn thất?
Mỹ khẳng định lập trường về Biển Đông, Trung Quốc chịu tổn thất?

VOV.VN - Khác với các chính phủ tiền nhiệm, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lập trường cứng rắn và sắc bén hơn trong vấn đề Biển Đông.

Mỹ khẳng định lập trường về Biển Đông, Trung Quốc chịu tổn thất?

Mỹ khẳng định lập trường về Biển Đông, Trung Quốc chịu tổn thất?

VOV.VN - Khác với các chính phủ tiền nhiệm, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lập trường cứng rắn và sắc bén hơn trong vấn đề Biển Đông.

Tuyên bố đanh thép ở Biển Đông, Mỹ sẽ “rắn tay” trừng phạt Trung Quốc?
Tuyên bố đanh thép ở Biển Đông, Mỹ sẽ “rắn tay” trừng phạt Trung Quốc?

VOV.VN - Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông không chỉ nhất quán với luật pháp quốc tế mà là dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ hành động cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Tuyên bố đanh thép ở Biển Đông, Mỹ sẽ “rắn tay” trừng phạt Trung Quốc?

Tuyên bố đanh thép ở Biển Đông, Mỹ sẽ “rắn tay” trừng phạt Trung Quốc?

VOV.VN - Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông không chỉ nhất quán với luật pháp quốc tế mà là dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ hành động cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Thay đổi lập trường về Biển Đông, Mỹ gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?
Thay đổi lập trường về Biển Đông, Mỹ gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

VOV.VN - Theo Markey, Mỹ muốn khu vực và cả Trung Quốc thấy họ không bị phân tâm vì Covid-19 đến mức không nhận ra và phản ứng với ‘chiêu vặt’ của Bắc Kinh.

Thay đổi lập trường về Biển Đông, Mỹ gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

Thay đổi lập trường về Biển Đông, Mỹ gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

VOV.VN - Theo Markey, Mỹ muốn khu vực và cả Trung Quốc thấy họ không bị phân tâm vì Covid-19 đến mức không nhận ra và phản ứng với ‘chiêu vặt’ của Bắc Kinh.

Bão số 7 giật cấp 15 trên Biển Đông, biển động dữ dội
Bão số 7 giật cấp 15 trên Biển Đông, biển động dữ dội

VOV.VN - Hồi 1h ngày 4/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 560km về phía Đông Đông Bắc.

Bão số 7 giật cấp 15 trên Biển Đông, biển động dữ dội

Bão số 7 giật cấp 15 trên Biển Đông, biển động dữ dội

VOV.VN - Hồi 1h ngày 4/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 560km về phía Đông Đông Bắc.

Bão Kalmaegi tiến vào Biển Đông, vùng nguy hiểm gió giật từ cấp 8
Bão Kalmaegi tiến vào Biển Đông, vùng nguy hiểm gió giật từ cấp 8

VOV.VN - Dự báo trong 12 giờ tới, bão Kalmaegi di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km.

Bão Kalmaegi tiến vào Biển Đông, vùng nguy hiểm gió giật từ cấp 8

Bão Kalmaegi tiến vào Biển Đông, vùng nguy hiểm gió giật từ cấp 8

VOV.VN - Dự báo trong 12 giờ tới, bão Kalmaegi di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km.

Giám đốc AMTI: Muốn độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc mất nhiều hơn được
Giám đốc AMTI: Muốn độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc mất nhiều hơn được

VOV.VN - Theo Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Greg Poling, Trung Quốc đang “mất nhiều hơn được” khi cố áp đặt tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Giám đốc AMTI: Muốn độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc mất nhiều hơn được

Giám đốc AMTI: Muốn độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc mất nhiều hơn được

VOV.VN - Theo Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Greg Poling, Trung Quốc đang “mất nhiều hơn được” khi cố áp đặt tham vọng độc chiếm Biển Đông.