Indonesia trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS

VOV.VN - Indonesia mới đây đã chính thức trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tham gia BRICS. Đây cũng là lần mở rộng đầu tiên của BRICS kể từ năm 2023.

Hôm qua 7/1 (giờ địa phương), Chính phủ Brazil thông báo Indonesia chính thức gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi (gọi tắt là BRICS) với tư cách là thành viên đầy đủ, theo kế hoạch mở rộng của khối được các thành viên đồng thuận trong Hội nghị thượng đỉnh tại Nam Phi năm 2023. 

Được thành lập năm 2006 với 4 thành viên ban đầu là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, BRICS hiện có 10 thành viên và ngày càng được coi là đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây.

Sau khi nước Chủ tịch Brazil thông báo Indonesia chính thức là thành viên đầy đủ của khối BRICS, Bộ Ngoại giao Indonesia đưa ra tuyên bố nêu rõ, là một quốc gia có nền kinh tế đa dạng và ngày càng phát triển, Indonesia cam kết sẽ tích cực đóng góp vào chương trình nghị sự của BRICS về khả năng phục hồi kinh tế, hợp tác công nghệ và phát triển bền vững.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Indonesia nhấn mạnh, việc Indonesia trở thành thành viên của nhóm BRICS cho thấy vai trò ngày càng tích cực của Indonesia trong các vấn đề toàn cầu và cam kết tăng cường hợp tác đa phương để tạo ra một cấu trúc toàn cầu toàn diện và công bằng hơn.

Theo Chính phủ Brazil, nước Chủ tịch BRICS năm 2025, đơn xin gia nhập khối của Indonesia đã được chấp thuận tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Johannesburg (Nam Phi) vào năm 2023. Nước này đồng thời nhấn mạnh, Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, “chia sẻ với các thành viên khác ý chí cải cách các thể chế quản trị toàn cầu và đóng góp tích cực vào hợp tác Nam - Nam.

Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn cho biết: "Trung Quốc nồng nhiệt chào đón thành viên mới của gia đình BRICS. Cơ chế hợp tác BRICS ra đời theo xu hướng lịch sử của sự trỗi dậy tập thể của các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, phù hợp với kỳ vọng của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình thế giới, thúc đẩy phát triển chung và cải thiện quản trị toàn cầu. Tính đại diện, sức hấp dẫn và ảnh hưởng của cơ chế hợp tác BRICS ngày càng tăng, biến nó thành một nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự thống nhất và hợp tác ở Nam Bán cầu, cũng như là một lực lượng quan trọng cho cải cách hệ thống quản trị toàn cầu."

Kazakhstan, Malaysia, Cuba và Bolivia cũng đã trở thành đối tác của BRICS vào ngày đầu tiên của năm mới 2025.

Thái Lan trở thành đối tác chính thức của BRICS từ 1/1/2025

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết nước này sẽ trở thành đối tác chính thức của BRICS từ ngày 1/1 tới đây, kỳ vọng quan hệ đối tác này sẽ giúp Thái Lan thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư và du lịch.

Indonesia cho biết, họ sẽ làm việc với tất cả các thành viên BRICS và các bên khác vì một thế giới công bằng, hòa bình và thịnh vượng. Họ cũng cam kết hoàn thành vai trò thành viên trong khối bằng cách giải quyết các thách thức toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, khả năng phục hồi lương thực và đảm bảo sức khỏe cộng đồng, đồng thời phấn đấu vì một trật tự công bằng toàn diện.

Chính phủ Indonesia coi tư cách thành viên BRICS là một bước đi chiến lược nhằm tăng cường hợp tác, nhất là với các nước đang phát triển, theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì mục tiêu phát triển bền vững. Đây cũng là một nền tảng quan trọng để tăng cường hợp tác Nam-Nam, đảm bảo tiếng nói và nguyện vọng của các nước đang phát triển được lắng nghe và phản ánh trong quá trình ra quyết định trên trường quốc tế.

Bộ Ngoại giao Indonesia cũng khẳng định, việc nước này gia nhập BRICS phù hợp với các giá trị của hiến pháp, phản ánh mục tiêu tham gia toàn cầu ngày càng tích cực, độc lập, chủ động, tạo động lực thúc đẩy hợp tác đa phương.

BRICS ngày nay không còn chỉ là một liên minh kinh tế mà đang khẳng định mình là một giải pháp thay thế khả thi cho trật tự thế giới do phương Tây thống trị kể từ sau Chiến tranh Lạnh, đồng thời gia tăng tiếng nói của các nước Nam bán cầu. Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mới đây nhất tại Kazan, Nga, vào tháng 10/2024, các quốc gia thành viên đã thảo luận về việc tăng cường sử dụng đồng nội tệ và thúc đẩy các giao dịch không phải bằng USD. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ trích mạnh mẽ động thái này và cảnh báo áp thuế 100% đối với các nước BRICS. Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay sẽ diễn ra tại Rio de Janeiro vào tháng 7 tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga: Đe dọa áp thuế đối với nhóm BRICS sẽ chỉ phản tác dụng
Nga: Đe dọa áp thuế đối với nhóm BRICS sẽ chỉ phản tác dụng

VOV.VN - Bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm buộc các nước phải sử dụng đồng đô la đều sẽ phản tác dụng. Đây là câu trả lời của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov sau lời đe dọa áp thuế đối với các nước BRICS của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, nếu họ tạo ra đồng tiền riêng.

Nga: Đe dọa áp thuế đối với nhóm BRICS sẽ chỉ phản tác dụng

Nga: Đe dọa áp thuế đối với nhóm BRICS sẽ chỉ phản tác dụng

VOV.VN - Bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm buộc các nước phải sử dụng đồng đô la đều sẽ phản tác dụng. Đây là câu trả lời của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov sau lời đe dọa áp thuế đối với các nước BRICS của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, nếu họ tạo ra đồng tiền riêng.

Tổng thống đắc cử Mỹ tiếp tục đe dọa áp thuế với BRICS
Tổng thống đắc cử Mỹ tiếp tục đe dọa áp thuế với BRICS

VOV.VN - Sau Mexico, Canada và Trung Quốc, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục đe dọa đánh thuế 100% lên các nước thuộc nhóm BRICS nếu nhóm này tìm cách thay thế đồng đô la trong giao dịch quốc tế. Tuyên bố mới nhất này của ông chủ Nhà Trắng tương lai cho thấy chính quyền mới ở Mỹ sẽ mạnh tay với các chính sách về thuế quan.

Tổng thống đắc cử Mỹ tiếp tục đe dọa áp thuế với BRICS

Tổng thống đắc cử Mỹ tiếp tục đe dọa áp thuế với BRICS

VOV.VN - Sau Mexico, Canada và Trung Quốc, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục đe dọa đánh thuế 100% lên các nước thuộc nhóm BRICS nếu nhóm này tìm cách thay thế đồng đô la trong giao dịch quốc tế. Tuyên bố mới nhất này của ông chủ Nhà Trắng tương lai cho thấy chính quyền mới ở Mỹ sẽ mạnh tay với các chính sách về thuế quan.

Kế hoạch của Nga nhằm xây dựng trật tự thế giới đa cực
Kế hoạch của Nga nhằm xây dựng trật tự thế giới đa cực

VOV.VN - Giữa khói lửa xung đột Ukraine và trong vòng vây của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, nước Nga thời Tổng thống Putin kiên trì theo đuổi kế hoạch hướng tới một thế giới đa cực và nền an ninh “bình đẳng, không bị chia cắt”.

Kế hoạch của Nga nhằm xây dựng trật tự thế giới đa cực

Kế hoạch của Nga nhằm xây dựng trật tự thế giới đa cực

VOV.VN - Giữa khói lửa xung đột Ukraine và trong vòng vây của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, nước Nga thời Tổng thống Putin kiên trì theo đuổi kế hoạch hướng tới một thế giới đa cực và nền an ninh “bình đẳng, không bị chia cắt”.