Kinh nghiệm Indonesia tiêm tăng cường vaccine Covid-19 khi Omicron lan rộng

VOV.VN - Indonesia đã khởi động chương trình tiêm chủng tăng cường vaccine Covid-19 cho người dân ngày hôm qua (12/1), khi số ca mắc Covid-19 ở nước này đạt mức cao nhất trong gần ba tháng qua trong bối cảnh gia tăng ca nhiễm biến thể Omicron.

Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia cho biết, việc tiêm chủng vaccine tăng cường cho người cao tuổi và nhóm người dễ bị tổn thương đã bắt đầu từ hôm qua 12/1 tại 200 quận huyện, thành phố trên cả nước, bất kể tiêu chí bao phủ tiêm chủng của khu vực. Tiếp đến, chính phủ Indonesia sẽ tiêm mũi tăng cường cho người 18 tuổi trở lên vào tháng 2 tới.

Tuy nhiên, vaccine tăng cường cho cộng đồng nói chung chỉ có thể được thực hiện ở những khu vực đã hoàn thành ít nhất 70% liều tiêm chủng đầu tiên với toàn dân và 50% liều đầu tiên cho người cao tuổi. Từ số liệu của Bộ Y tế Indonesia, tính đến ngày 11/1/2022, cả nước có 273 quận, huyện, thành phố đáp ứng các yêu cầu này.

Về mặt kỹ thuật, người nhận vaccine tăng cường phải đăng ký thông qua ứng dụng PeduliLindung để nhận vé điện tử, sau đó mới đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng nhắc lại. Một số trường hợp ngoại lệ có thể trực tiếp đến cơ sở tiêm chủng mang theo giấy tờ tùy thân và giấy chứng nhận hoàn thành đủ 2 mũi tiêm vaccine Covid-19.

Bộ Y tế Indonesia quy định, liều vaccine thứ 3 phải cách 2 liều hoàn chỉnh 6 tháng và có thể sử dụng nhãn hiệu vaccine khác so với liều thứ 2. Cụ thể, những người đã tiêm vaccine Sinovac có thể tiêm thêm một nửa liều vaccine tăng cường của Pfizer hay AstraZeneca hoặc tiếp tục tiêm vaccine Sinovac, trong khi những người đã tiêm AstraZeneca có thể tiêm tăng cường bằng vaccine Moderna. Còn những người đã tiêm chủng 2 liều vaccine Pfizer sẽ sử dụng cùng một nhãn hiệu vaccine cho liều thứ 2. 

Việc triển khai vaccine tăng cường diễn ra trong bối cảnh lo ngại về sự lan rộng của biến thể Omicron ở Indonesia, nơi đã bị ảnh hưởng bởi làn sóng Delta vào tháng 7/2021. Báo cáo GISAID cho biết, Indonesia hiện đứng thứ 6 trên thế giới về số ca mắc biến thể Omicron với 506 trường hợp tính đến ngày 12/1. Trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 802 ca mắc Covid-19, cao nhất trong gần ba tháng qua. Chính phủ và các chuyên gia nhận định, con số này có thể đạt đỉnh vào tháng Hai tới đây.        

Indonesia hiện là quốc gia đứng thứ tư thế giới về tốc độ tiêm chủng. Tính đến ngày 12/1 đã có hơn 117 triệu dân Indonesia tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19 trong tổng mục tiêu tiêm chủng cho 208 triệu người để đạt miễn dịch cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các trường học ở Mỹ nhận bổ sung 10 triệu bộ thử Covid-19/tháng để có thể tiếp tục mở cửa
Các trường học ở Mỹ nhận bổ sung 10 triệu bộ thử Covid-19/tháng để có thể tiếp tục mở cửa

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 12/1 thông báo một loạt các biện pháp mới nhằm giúp các trường học tiếp tục mở cửa. Các biện pháp này bao gồm tăng gấp đôi năng lực xét nghiệm Covid-19 với việc bổ sung 10 triệu bộ thử cho các trường mỗi tháng.

Các trường học ở Mỹ nhận bổ sung 10 triệu bộ thử Covid-19/tháng để có thể tiếp tục mở cửa

Các trường học ở Mỹ nhận bổ sung 10 triệu bộ thử Covid-19/tháng để có thể tiếp tục mở cửa

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 12/1 thông báo một loạt các biện pháp mới nhằm giúp các trường học tiếp tục mở cửa. Các biện pháp này bao gồm tăng gấp đôi năng lực xét nghiệm Covid-19 với việc bổ sung 10 triệu bộ thử cho các trường mỗi tháng.

Vaccine ngừa Covid-19 giúp cứu sống 240.000 người Mỹ trong nửa đầu năm 2021
Vaccine ngừa Covid-19 giúp cứu sống 240.000 người Mỹ trong nửa đầu năm 2021

VOV.VN - Theo kết quả một công trình nghiên cứu vừa công bố, cho thấy các loại vaccine ngừa Covid-19 đã giúp cứu sống khoảng 240.000 người và ngăn chặn hơn 1.100.000 ca nhập viện ở Mỹ trong nửa đầu năm 2021.

Vaccine ngừa Covid-19 giúp cứu sống 240.000 người Mỹ trong nửa đầu năm 2021

Vaccine ngừa Covid-19 giúp cứu sống 240.000 người Mỹ trong nửa đầu năm 2021

VOV.VN - Theo kết quả một công trình nghiên cứu vừa công bố, cho thấy các loại vaccine ngừa Covid-19 đã giúp cứu sống khoảng 240.000 người và ngăn chặn hơn 1.100.000 ca nhập viện ở Mỹ trong nửa đầu năm 2021.

Philippines ban hành chính sách: “Không tiêm chủng, không đi xe”
Philippines ban hành chính sách: “Không tiêm chủng, không đi xe”

VOV.VN - Bộ Giao thông Vận tải Philippines hôm qua (12/1) đã công bố chính sách "không tiêm chủng, không đi xe" ở Vùng đô thị Manila, nơi đang bùng phát các ca mắc Covid-19 nghiêm trọng.

Philippines ban hành chính sách: “Không tiêm chủng, không đi xe”

Philippines ban hành chính sách: “Không tiêm chủng, không đi xe”

VOV.VN - Bộ Giao thông Vận tải Philippines hôm qua (12/1) đã công bố chính sách "không tiêm chủng, không đi xe" ở Vùng đô thị Manila, nơi đang bùng phát các ca mắc Covid-19 nghiêm trọng.

Chuyên gia Indonesia: biến thể Omicron dễ gây tổn thương cho người chưa tiêm chủng
Chuyên gia Indonesia: biến thể Omicron dễ gây tổn thương cho người chưa tiêm chủng

VOV.VN - Nhà dịch tễ học Indonesia lưu ý, tiêm chủng vaccine Covid-19 không phải để ngăn ngừa sự lây truyền mà để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và tử vong do virus

Chuyên gia Indonesia: biến thể Omicron dễ gây tổn thương cho người chưa tiêm chủng

Chuyên gia Indonesia: biến thể Omicron dễ gây tổn thương cho người chưa tiêm chủng

VOV.VN - Nhà dịch tễ học Indonesia lưu ý, tiêm chủng vaccine Covid-19 không phải để ngăn ngừa sự lây truyền mà để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và tử vong do virus

Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”
Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”

VOV.VN - Ngược dòng với thế giới hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược không khoan nhượng với Covid-19 (zero Covid). Quốc gia này vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát gắt gao trên quy mô lớn.

Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”

Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”

VOV.VN - Ngược dòng với thế giới hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược không khoan nhượng với Covid-19 (zero Covid). Quốc gia này vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát gắt gao trên quy mô lớn.

Chiến lược zero Covid cứng rắn và hiệu quả của Hong Kong (Trung Quốc)
Chiến lược zero Covid cứng rắn và hiệu quả của Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Mặc dù có quyền tự trị nhất định, Đặc khu hành chính Hong Kong vẫn lựa chọn chiến lược zero Covid (giống như Trung Quốc đại lục) để ứng phó với đại dịch toàn cầu. Thành phố này triển khai chiến lược đó một cách hết sức nghiêm ngặt, thậm chí đến tận bây giờ.

Chiến lược zero Covid cứng rắn và hiệu quả của Hong Kong (Trung Quốc)

Chiến lược zero Covid cứng rắn và hiệu quả của Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Mặc dù có quyền tự trị nhất định, Đặc khu hành chính Hong Kong vẫn lựa chọn chiến lược zero Covid (giống như Trung Quốc đại lục) để ứng phó với đại dịch toàn cầu. Thành phố này triển khai chiến lược đó một cách hết sức nghiêm ngặt, thậm chí đến tận bây giờ.

Chuyên gia vaccine Oxford: Tiêm chủng Covid-19 nhắc lại cứ 6 tháng một lần là bất khả thi
Chuyên gia vaccine Oxford: Tiêm chủng Covid-19 nhắc lại cứ 6 tháng một lần là bất khả thi

VOV.VN - Hôm 4/1/2022, một chuyên gia hàng đầu góp phần tạo ra vaccine AstraZeneca đã tuyên bố rằng việc tiêm chủng Covid-19 tăng cường nhiều lần trong một năm là bất khả thi.

Chuyên gia vaccine Oxford: Tiêm chủng Covid-19 nhắc lại cứ 6 tháng một lần là bất khả thi

Chuyên gia vaccine Oxford: Tiêm chủng Covid-19 nhắc lại cứ 6 tháng một lần là bất khả thi

VOV.VN - Hôm 4/1/2022, một chuyên gia hàng đầu góp phần tạo ra vaccine AstraZeneca đã tuyên bố rằng việc tiêm chủng Covid-19 tăng cường nhiều lần trong một năm là bất khả thi.

Nữ y tá Anh thoát khỏi hôn mê do mắc Covid-19 nhờ điều trị bằng Viagra 
Nữ y tá Anh thoát khỏi hôn mê do mắc Covid-19 nhờ điều trị bằng Viagra 

VOV.VN - Một nữ y tá gốc Bồ Đào Nha làm việc cho ngành y tế Anh đã phải chiến đấu giành giật sự sống cho chính mình trước căn bệnh Covid-19 trong 45 ngày, trong đó có 28 ngày hôn mê. Cuối cùng điều kỳ diệu đã đến nhờ vào thuốc cường dương Viagra.

Nữ y tá Anh thoát khỏi hôn mê do mắc Covid-19 nhờ điều trị bằng Viagra 

Nữ y tá Anh thoát khỏi hôn mê do mắc Covid-19 nhờ điều trị bằng Viagra 

VOV.VN - Một nữ y tá gốc Bồ Đào Nha làm việc cho ngành y tế Anh đã phải chiến đấu giành giật sự sống cho chính mình trước căn bệnh Covid-19 trong 45 ngày, trong đó có 28 ngày hôn mê. Cuối cùng điều kỳ diệu đã đến nhờ vào thuốc cường dương Viagra.