Làn sóng Covid-19 thứ 3 tại Ấn Độ có thể lập đỉnh vào tháng 10

VOV.VN - Viện Quản lý Thảm họa Quốc gia (NIDM) thuộc Bộ Nội vụ Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo, làn sóng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 thứ 3 tại nước này có thể lập đỉnh vào tháng 10.

Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo của NIDM gửi Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ. Báo cáo của NIDM trích dẫn một khảo sát ý kiến của 40 chuyên gia do hãng tin Reuters tiến hành. Theo đó, khảo sát này dự báo làn sóng Covid-19 thứ 3 có thể tấn công Ấn Độ từ ngày 15/7 - 13/10. Đánh giá về khả năng biến thể Delta Plus là nguyên nhân gây ra làn sóng thứ 3, NIDM cho rằng chưa có đủ dữ kiện để đánh giá về nhận định này.

Theo báo cáo, biến thể Delta Plus được tạo ra trên cơ sở đột biến của biến thể B.1.617.2 (hay biến thể Delta) – thủ phạm của làn sóng lây nhiễm thứ 2 tàn phá Ấn Độ từ tháng 4 tới tháng 6. Delta Plus, hiện được xếp là biến thể đáng quan ngại, mang theo đột biến K417N có trong protein gai của biến thể Delta. Các protein gai là bộ phận cho phép virus SARS-CoV-2 và các loại virus khác xâm nhập vào tế bào của con người. Đột biến này cũng được tìm thấy trong biến thể Beta ở Nam Phi, có khả năng làm giảm hiệu quả của một số phương pháp điều trị Covid-19 nhất định.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quốc gia Ấn Độ (NCDC), cho tới ngày 2/8 vừa qua, biến thể Delta Plus đã xuất hiện trong số 70 ca bệnh ở 16 bang, trong tổng số hơn 58.200 mẫu bệnh phẩm Covid-19 được giải trình tự gen ở Ấn Độ.

Báo cáo của NIDM cũng đề cập khả năng tấn công, gây hại của làn sóng Covid-19 thứ 3 với trẻ em Ấn Độ. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, chưa có các bằng chứng sinh học rõ ràng chứng tỏ biến thể Delta hiện tại và cả Delta Plus sẽ ảnh hưởng tới trẻ em nhiều hơn người lớn.

Quan điểm này cũng được Nhóm đặc trách Ấn Độ của Hội đồng Covid-19 Lancet ủng hộ. Kết quả cuộc khảo sát huyết thanh do Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn (AIIMS) tiến hành từ ngày 15/3 - 10/6 cũng cho rằng việc làn sóng lây nhiễm trong tương lai tấn công trẻ em là không có cơ sở.

Sáng 24/8, Ấn Độ ghi nhận 25.467 ca mắc Covid-19 mới. Tổng số người đang phải điều trị Covid-19 tại nước này tiếp tục giảm xuống, ở mức 319.551 ca, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới

VOV.VN - Tổng cục Quản lý Dược phẩm Ấn Độ ngày 20/8 đã phê chuẩn giấy phép sử dụng khẩn cấp với vaccine ngừa Covid-19 ZyCoV-D do công ty Zydus Cadila nghiên cứu, sản xuất. Đây là vaccine Covid-19 thứ hai do doanh nghiệp Ấn Độ tự phát triển.

Ấn Độ phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới

Ấn Độ phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới

VOV.VN - Tổng cục Quản lý Dược phẩm Ấn Độ ngày 20/8 đã phê chuẩn giấy phép sử dụng khẩn cấp với vaccine ngừa Covid-19 ZyCoV-D do công ty Zydus Cadila nghiên cứu, sản xuất. Đây là vaccine Covid-19 thứ hai do doanh nghiệp Ấn Độ tự phát triển.

Dấu hiệu cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ ba sắp trỗi dậy tại Ấn Độ
Dấu hiệu cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ ba sắp trỗi dậy tại Ấn Độ

VOV.VN - Khi hệ số lây nhiễm tăng cao trong thời gian gần đây ở nhiều bang, các quan chức y tế chức Ấn Độ cảnh báo nước này có nguy cơ đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ ba.

Dấu hiệu cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ ba sắp trỗi dậy tại Ấn Độ

Dấu hiệu cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ ba sắp trỗi dậy tại Ấn Độ

VOV.VN - Khi hệ số lây nhiễm tăng cao trong thời gian gần đây ở nhiều bang, các quan chức y tế chức Ấn Độ cảnh báo nước này có nguy cơ đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ ba.

Ấn Độ đã sử dụng 500 triệu liều vaccine Covid-19
Ấn Độ đã sử dụng 500 triệu liều vaccine Covid-19

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ đã sử dụng 500 triệu liều vaccine phòng Covid-19 và đánh giá đây là một "cột mốc quan trọng".

Ấn Độ đã sử dụng 500 triệu liều vaccine Covid-19

Ấn Độ đã sử dụng 500 triệu liều vaccine Covid-19

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ đã sử dụng 500 triệu liều vaccine phòng Covid-19 và đánh giá đây là một "cột mốc quan trọng".