Lào tiếp tục gia hạn phong tỏa chống Covid-19, WHO cảnh báo biến thể kháng vaccine

VOV.VN - Lo ngại trước nguy cơ bùng phát dịch diện rộng, chính phủ Lào quyết định tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa thêm 15 ngày kể từ ngày 1/9. Đây là lần thứ 9 nước này gia hạn lệnh phong tỏa vốn được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Lào

Phát biểu trước truyền thông, bà Thippaakone Chanthavongsa – người phát ngôn chính phủ Lào cho biết, do lo ngại nguy cơ dịch sẽ bùng phát ở diện rộng, chính phủ Lào yêu cầu khẩn trương tiếp tục truy vết người nhiễm bệnh đưa đi điều trị, đưa người tiếp xúc gần đi xét nghiệm và cách ly đúng quy định; đồng thời tăng cường tiêm vaccine cho các đối tượng theo kế hoạch và mục tiêu đã đề ra.

"Hiện tình hình dịch Covid ở Lào đang ở mức báo động nguy hiểm, một số tỉnh như Bokeo, Savannakhet và thủ đô Vientiane có nguy cơ cao dịch lan rộng ra cộng đồng bởi nhiều trường hợp lao động Lào trở về từ nước ngoài nhiễm biến thể Delta, cơ sở cách ly còn hạn chế. Ngoài ra, một số cán bộ, nhân viên y tế hay nhân viên tuyến đầu chống dịch đã mắc Covid-19. Nếu toàn xã hội không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, sẽ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch đợt mới tại Lào. Do đó, việc tiếp tục siết chặt các biện pháp phong tỏa lúc này là hết sức cần thiết". 

Theo đó, các quy định phòng chống lây nhiễm cần được tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt bao gồm: Đóng cửa khẩu đối với người nhập cảnh phổ thông, ngoại trừ xe vận chuyển hàng hóa; ngừng cấp thị thực du lịch và thăm viếng cho người nước ngoài, ngoại trừ trường hợp cần thiết như chuyên gia, chuyên viên, nhân viên tổ chức quốc tế, cán bộ ngoại giao; cấm mở cửa tụ điểm giải trí, karaoke, rạp phim, spa, quán game trên cả nước; trong khi đó quán massage, làm đẹp, chợ đêm, trung tâm thể thao trong vùng đỏ cũng phải đóng cửa; cấm tổ chức tụ tập, hội họp quá 20 người tham gia; cấm đầu cơ nâng giá bán hàng hóa thiết yếu; cấm hoạt động giao thông kể từ 22h hàng ngày.

Bên cạnh đó, một số biện pháp nới lỏng cũng được duy trì như: cho phép mở cửa trung tâm thương mại, chợ, siêu thị nhưng phải tuân thủ quy định phòng dịch như giữ khoảng cách cách, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang; cho phép mở quán cắt tóc và làm đẹp ở ngoài vùng đỏ; cho phép sử dụng dịch vụ tại chỗ đối với quán ăn, cà phê; cho phép mở cửa nhà máy công nghiệp, đặc biệt là nơi có khu lưu trú cho công nhân; cho phép đánh cá dọc sông Mekong; cho phép đi lại giữa các vùng không có dịch, bao gồm cả hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa.

Chính phủ Lào cũng yêu cầu người nhập cảnh cài đặt ứng dụng giám sát lịch trình di chuyển Lao Susu tại Lao KYC để khai báo thông tin khi đến các địa điểm công cộng.

Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu nhà chức trách hoãn kế hoạch khai giảng và tuyển sinh cho năm học mới. Trước tình hình trên, Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn và một số tỉnh đã có thông báo hoãn khai giảng năm học mới và việc bố trí lớp học sẽ chỉ diễn ra khi dịch bệnh giảm bớt. Thay vì cho học sinh quay lại lớp, các trường đang chuẩn bị kế hoạch giảng dạy trực tuyến trong thời gian đóng cửa.

Bộ Y tế Lào ngày 1/9 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 274 ca mắc Covid-19 mới, trong đó ngoài 220 ca nhập cảnh được cách ly ngay có 54 ca cộng đồng. Như vậy, số ca lây nhiễm trong cộng đồng vẫn ở mức cao. Đến nay, tổng số ca mắc Covid-19 tại Lào đã lên tới 15.289 ca, trong đó có 14 người tử vong.

Lời cảnh báo từ WHO về biến thể mới của SARS-CoV-2 trên thế giới

“Mu”, biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên tại Colombia vào tháng Giêng, vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách những biến thể đáng quan tâm. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy biến thể này có thể tránh khả năng miễn dịch tự nhiên cũng như có đề kháng cao hơn với vaccine. 

Trong thông báo hàng tuần đưa ra hôm qua, WHO cho biết đang theo dõi chặt chẽ một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, với những đặc tính tiềm ẩn cho thấy khả năng lẩn trốn miễn dịch. Trong bối cảnh biến thể Delta đang thách thức các hệ thống y tế và tỷ lệ lây nhiễm gia tăng trên toàn cầu, giới chức y tế ngày càng lo ngại về sự xuất hiện của của các biến chủng mới, đặc biệt ở những người chưa được chủng ngừa và ở những khu vực mà các biện pháp kiểm dịch đã và đang được nới lỏng.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo: “WHO đã cảnh báo rằng virus vẫn tiếp tục thay đổi, cùng với sự thúc đẩy của việc nới lỏng giãn cách xã hội, việc sử dụng không nhất quán các biện pháp xã hội, sức khỏe cộng đồng hay sử dụng vaccine không công bằng. Thành quả đạt được trong cuộc chiến chống dịch đang gặp nguy hiểm và thậm chí là bị mất. Hệ thống y tế tại nhiều quốc gia đang bị quá tải”.

Trên thực tế, tất cả các loại virus, bao gồm cả SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19, đều đột biến theo thời gian và hầu hết các đột biến thường ít hoặc không ảnh hưởng đến đặc tính của virus. Tuy nhiên, một số đột biến nhất định có thể ảnh hưởng đến các đặc tính của virus và thậm chí đến mức độ lây lan và nghiêm trọng của căn bệnh mà nó gây ra, cũng như khả năng kháng vaccine, thuốc và các phương pháp điều trị khác. Mu cũng là biến thể đáng quan tâm đầu tiên được bổ sung vào danh sách kể từ tháng 6 khi biến thể Lambda được đưa vào danh sách.

Dù chiếm chưa đến 0,1% tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu, nhưng sự bùng phát các ca mắc liên quan tới biến thể này đã được ghi nhận ở cả Mỹ và các nước châu Âu, trong khi tỷ lệ lây nhiễm đáng báo động ở Colombia (39%) và Ecuador (13%).

Theo Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp WHO, dù là biến thể Delta hay hiện nay là Mu, thì cách tốt nhất để hạn chế sự đột biến của virus chính là hạn chế sự lây lan, ngăn ngừa nhập viện và tử vong: “Vaccine có thể không hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa lây truyền, nhưng hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong. Theo quan điểm của chúng tôi, việc kết hợp giữa các biện pháp y tế công cộng, xã hội, cá nhân và tiêm chủng có thể giữ cho dịch bệnh ở mức kiểm soát được, mà không phải quay lại thời kỳ của những hạn chế và phong tỏa”.

Dữ liệu công bố hôm qua (31/8) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng một lần nữa cho thấy vaccine cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh nặng ở những người mắc Covid-19. Cụ thể, đối với người lớn dưới 75 tuổi, việc tiêm chủng đầy đủ có hiệu quả ít nhất là 94% trong việc ngăn ngừa nhập viện, một tỷ lệ đã duy trì ổn định trong nhiều tháng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp sắp ra khỏi làn sóng Covid-19 thứ 4, Thái Lan có thể dỡ bỏ lệnh giới nghiêm
Pháp sắp ra khỏi làn sóng Covid-19 thứ 4, Thái Lan có thể dỡ bỏ lệnh giới nghiêm

VOV.VN - Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp đang diễn biến khả quan. Người dân đang quay trở lại làm việc và học tập sau kỳ nghỉ Hè dù làn sóng dịch thứ 4 vẫn chưa thực sự chấm dứt. Trong khi đó, Thái Lan có thể dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ở các khu vực “đỏ sẫm”...

Pháp sắp ra khỏi làn sóng Covid-19 thứ 4, Thái Lan có thể dỡ bỏ lệnh giới nghiêm

Pháp sắp ra khỏi làn sóng Covid-19 thứ 4, Thái Lan có thể dỡ bỏ lệnh giới nghiêm

VOV.VN - Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp đang diễn biến khả quan. Người dân đang quay trở lại làm việc và học tập sau kỳ nghỉ Hè dù làn sóng dịch thứ 4 vẫn chưa thực sự chấm dứt. Trong khi đó, Thái Lan có thể dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ở các khu vực “đỏ sẫm”...

Australia từ bỏ chiến lược "Không Covid", đặt mục tiêu sống chung với đại dịch
Australia từ bỏ chiến lược "Không Covid", đặt mục tiêu sống chung với đại dịch

VOV.VN - Australia đang chuyển trọng tâm sang đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thay vì theo đuổi chiến lược “Không Covid”, đặc biệt trong bối cảnh các biện pháp đối phó đại dịch như phong tỏa và đóng cửa biên giới liên tục bị kéo dài.

Australia từ bỏ chiến lược "Không Covid", đặt mục tiêu sống chung với đại dịch

Australia từ bỏ chiến lược "Không Covid", đặt mục tiêu sống chung với đại dịch

VOV.VN - Australia đang chuyển trọng tâm sang đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thay vì theo đuổi chiến lược “Không Covid”, đặc biệt trong bối cảnh các biện pháp đối phó đại dịch như phong tỏa và đóng cửa biên giới liên tục bị kéo dài.

Hiệu quả vaccine ngừa Covid-19 giảm theo thời gian ở cả những người tiêm 2 mũi
Hiệu quả vaccine ngừa Covid-19 giảm theo thời gian ở cả những người tiêm 2 mũi

VOV.VN - Một nghiên cứu mới đây ở Anh cho thấy, đối với những cá nhân đã tiêm 2 liều vaccine ngừa Covid-19, hiệu quả bảo vệ trước virus SARS-CoV-2 suy giảm ở mức độ vừa phải theo thời gian.

Hiệu quả vaccine ngừa Covid-19 giảm theo thời gian ở cả những người tiêm 2 mũi

Hiệu quả vaccine ngừa Covid-19 giảm theo thời gian ở cả những người tiêm 2 mũi

VOV.VN - Một nghiên cứu mới đây ở Anh cho thấy, đối với những cá nhân đã tiêm 2 liều vaccine ngừa Covid-19, hiệu quả bảo vệ trước virus SARS-CoV-2 suy giảm ở mức độ vừa phải theo thời gian.

Australia: Bắn chết 15 con chó để ngăn ngừa Covid-19
Australia: Bắn chết 15 con chó để ngăn ngừa Covid-19

VOV.VN - Một chính quyền địa phương ở bang New South Wales (Australia) đã vấp phải làn sóng chỉ trích sau khi có các tin tức về việc họ ra lệnh bắn chết 15 con chó để ngăn ngừa lây lan Covid-19 trong những nhân viên chuyên lo tìm chỗ ở cho chó.

Australia: Bắn chết 15 con chó để ngăn ngừa Covid-19

Australia: Bắn chết 15 con chó để ngăn ngừa Covid-19

VOV.VN - Một chính quyền địa phương ở bang New South Wales (Australia) đã vấp phải làn sóng chỉ trích sau khi có các tin tức về việc họ ra lệnh bắn chết 15 con chó để ngăn ngừa lây lan Covid-19 trong những nhân viên chuyên lo tìm chỗ ở cho chó.

Bài học cảnh tỉnh từ chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Israel và đợt bùng phát mới
Bài học cảnh tỉnh từ chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Israel và đợt bùng phát mới

VOV.VN - Israel có công nghệ hiện đại và tiên phong trong tiêm chủng ngừa Covid-19, với tỷ lệ tiêm chủng cao, bằng cả vaccine ngoại và nội. Nhưng họ vẫn hứng chịu những tổn thất lớn trong cuộc chiến với dịch bệnh này. Bài học xương máu của họ là gì?

Bài học cảnh tỉnh từ chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Israel và đợt bùng phát mới

Bài học cảnh tỉnh từ chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Israel và đợt bùng phát mới

VOV.VN - Israel có công nghệ hiện đại và tiên phong trong tiêm chủng ngừa Covid-19, với tỷ lệ tiêm chủng cao, bằng cả vaccine ngoại và nội. Nhưng họ vẫn hứng chịu những tổn thất lớn trong cuộc chiến với dịch bệnh này. Bài học xương máu của họ là gì?

Người dân Mỹ vượt qua suy thoái kinh tế do Covid-19 tốt hơn thời kỳ khủng hoảng 2008
Người dân Mỹ vượt qua suy thoái kinh tế do Covid-19 tốt hơn thời kỳ khủng hoảng 2008

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế Mỹ đến chỗ suy thoái. Nhưng nhiều người Mỹ đã nỗ lực tránh rơi vào tình thế trở nên nghèo hơn. Tất nhiên người vốn giàu có sẽ có lợi thế hơn. 

Người dân Mỹ vượt qua suy thoái kinh tế do Covid-19 tốt hơn thời kỳ khủng hoảng 2008

Người dân Mỹ vượt qua suy thoái kinh tế do Covid-19 tốt hơn thời kỳ khủng hoảng 2008

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế Mỹ đến chỗ suy thoái. Nhưng nhiều người Mỹ đã nỗ lực tránh rơi vào tình thế trở nên nghèo hơn. Tất nhiên người vốn giàu có sẽ có lợi thế hơn. 

Hàn Quốc chống đỡ vất vả trước đợt càn quét mới của biến thể Delta siêu lây nhiễm
Hàn Quốc chống đỡ vất vả trước đợt càn quét mới của biến thể Delta siêu lây nhiễm

VOV.VN - Đại dịch toàn cầu Covid-19 với biến thể Delta siêu lây nhiễm đang càn quét Hàn Quốc, gây áp lực nặng nề lên hệ thống y tế nước này cũng như gây tổn hại lớn cho nền kinh tế của họ.

Hàn Quốc chống đỡ vất vả trước đợt càn quét mới của biến thể Delta siêu lây nhiễm

Hàn Quốc chống đỡ vất vả trước đợt càn quét mới của biến thể Delta siêu lây nhiễm

VOV.VN - Đại dịch toàn cầu Covid-19 với biến thể Delta siêu lây nhiễm đang càn quét Hàn Quốc, gây áp lực nặng nề lên hệ thống y tế nước này cũng như gây tổn hại lớn cho nền kinh tế của họ.