Lịch sử tiến hóa loài chim phải viết lại sau phát hiện hóa thạch ở Trung Quốc?

VOV.VN - Trung Quốc mới đây đã khai quật được hóa thạch loài chim đuôi ngắn cổ xưa nhất. Phát hiện này lần đầu tiên xác nhận kích thước cơ thể của các loài chim hiện đại đã có từ kỷ Jura, sớm hơn so với hiểu biết lâu nay khoảng 20 triệu năm. Lịch sử tiến hóa của loài chim có thể phải viết lại sau phát hiện này.

Theo một báo cáo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature ngày 13/2, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra một trong những hóa thạch lâu đời nhất thế giới của chim Baminornis zhenghensis ở huyện Trịnh Hòa, tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc. Đây cũng là loài chim kỷ Jura duy nhất được xác nhận cho đến nay, và phát hiện ra rằng cấu trúc cơ thể của các loài chim hiện đại đã xuất hiện vào cuối kỷ Jura, khoảng 150 triệu năm trước.

Hóa thạch được phát hiện vào tháng 11/2023 và được nhóm nghiên cứu xác định là một loài chim sau một năm phục chế và phân tích.

Điểm nổi bật của loài chim này là chiếc đuôi ngắn hợp nhất thành đốt sống đuôi (gọi là xương pygostyle) - một đặc điểm chỉ có ở chim hiện đại. Điều này cho thấy những đặc trưng giải phẫu của chim ngày nay đã xuất hiện từ cuối kỷ Jura, sớm hơn khoảng 20 triệu năm so với hiểu biết lâu nay.

Viện sĩ Chu Trung Hòa (Zhou Zhonghe) của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) nhận định đây là khám phá mang tính bước ngoặt, thách thức quan điểm lâu nay rằng Archaeopteryx là loài chim sớm nhất tồn tại trong kỷ Jura.

Dựa trên phát hiện này, các nhà khoa học suy đoán tổ tiên của loài chim có thể đã xuất hiện từ 172 triệu đến 164 triệu năm trước, sớm hơn đáng kể so với những ước tính trước đó.

Nghiên cứu này do các nhà nghiên cứu từ Viện Cổ sinh vật học và Cổ nhân chủng học Động vật có xương sống (IVPP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Viện Khảo sát Địa chất Phúc Kiến phối hợp thực hiện.

Trung Quốc phát hiện nhiều mỏ vàng lớn

VOV.VN - Cục Khảo sát Địa chất thuộc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc hôm qua (19/1) ra thông báo về việc phát hiện các mỏ vàng quan trọng ở nhiều địa phương, với tổng cộng 168 tấn tài nguyên vàng mới được xác định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc sẽ tìm nước ở cực Nam Mặt Trăng vào năm 2026
Trung Quốc sẽ tìm nước ở cực Nam Mặt Trăng vào năm 2026

VOV.VN - Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ phóng tàu thăm dò Hằng Nga-7 vào năm 2026 để tìm kiếm nước đóng băng ở cực Nam của Mặt Trăng. Đây cũng là lần đầu tiên con người xuất hiện tại khu vực này.

Trung Quốc sẽ tìm nước ở cực Nam Mặt Trăng vào năm 2026

Trung Quốc sẽ tìm nước ở cực Nam Mặt Trăng vào năm 2026

VOV.VN - Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ phóng tàu thăm dò Hằng Nga-7 vào năm 2026 để tìm kiếm nước đóng băng ở cực Nam của Mặt Trăng. Đây cũng là lần đầu tiên con người xuất hiện tại khu vực này.

Robot, AI khuấy đảo lễ hội Tết 2025 ở Trung Quốc
Robot, AI khuấy đảo lễ hội Tết 2025 ở Trung Quốc

VOV.VN - Robot múa dân gian, chơi nhạc, chúc Tết, Thần tài AI tương tác với con người trong 8 ngày nghỉ Tết vừa kết thúc năm nay. Người dân Trung Quốc không chỉ xem và tham gia các lễ hội đón Xuân với các tiết mục truyền thống như mọi năm, mà còn được chứng kiến ​​nhiều sản phẩm và dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI).

Robot, AI khuấy đảo lễ hội Tết 2025 ở Trung Quốc

Robot, AI khuấy đảo lễ hội Tết 2025 ở Trung Quốc

VOV.VN - Robot múa dân gian, chơi nhạc, chúc Tết, Thần tài AI tương tác với con người trong 8 ngày nghỉ Tết vừa kết thúc năm nay. Người dân Trung Quốc không chỉ xem và tham gia các lễ hội đón Xuân với các tiết mục truyền thống như mọi năm, mà còn được chứng kiến ​​nhiều sản phẩm và dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI).

Người dân Trung Quốc đón cái Tết “di sản văn hóa” đầu tiên
Người dân Trung Quốc đón cái Tết “di sản văn hóa” đầu tiên

VOV.VN - Tết Nguyên đán năm nay được cho là có ý nghĩa đặc biệt với người dân Trung Quốc, bởi “Tết Nguyên đán - tập tục xã hội đón mừng năm mới truyền thống của người Trung Quốc” chính thức được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại vào tháng 12/2024. Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đã được tổ chức ở khắp mọi miền đất nước.

Người dân Trung Quốc đón cái Tết “di sản văn hóa” đầu tiên

Người dân Trung Quốc đón cái Tết “di sản văn hóa” đầu tiên

VOV.VN - Tết Nguyên đán năm nay được cho là có ý nghĩa đặc biệt với người dân Trung Quốc, bởi “Tết Nguyên đán - tập tục xã hội đón mừng năm mới truyền thống của người Trung Quốc” chính thức được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại vào tháng 12/2024. Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đã được tổ chức ở khắp mọi miền đất nước.