Liên Hợp Quốc kỷ niệm Ngày Nelson Mandela

VOV.VN - Hôm nay là Ngày Quốc tế Nelson Mandela. Đây là dịp tôn vinh di sản lâu dài của Nelson Mandela - nhà chính khách nổi tiếng thế giới vì sự đấu tranh không mệt mỏi để loại bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Đây cũng là dịp để khơi gọi ở mọi người sức mạnh tập thể thúc đẩy sự thay đổi tích cực, khơi dậy tinh thần bác ái.

Ngày Mandela có ý nghĩa đặc biệt vì nó thể hiện những giá trị và nguyên tắc mà cố Tổng thống Nelson Mandela đã cống hiến cả cuộc đời mình, đặc biệt là tinh thần vị tha và đề cao cộng đồng. Sự tham gia nhất quán đảm bảo rằng các giá trị của lòng nhân ái, sự đồng cảm và phục vụ cộng đồng  đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, mang lại lợi ích lâu dài cho những người gặp khó khăn và một xã hội đoàn kết hơn.

Chủ đề của Ngày Mandela năm nay là “Chống lại nghèo đói và bất bình đẳng tùy thuộc vào chúng ta”. Lời kêu gọi hành động mạnh mẽ này thúc giục các cá nhân, cộng đồng và tổ chức suy ngẫm về các giá trị và nguyên tắc của Mandela và nỗ lực tạo ra sự thay đổi tích cực. Tính cấp bách của chủ đề này thể hiện qua những thách thức mà chúng ta phải đối mặt - bất bình đẳng và tỷ lệ nghèo đói ngày càng tăng, những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và xung đột toàn cầu.

Nhấn mạnh về chủ đề này, tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc, bà Amina Mohammed, Phó Tổng thư ký, Liên hợp quốc nói: “Nelson Mandela đã cho chúng ta thấy sự khác biệt phi thường mà một người có thể tạo ra trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Và như chủ đề của Ngày Quốc tế Nelson Mandela năm nay nhắc nhở chúng ta - việc chống lại nghèo đói và bất bình đẳng nằm trong tay chúng ta. Thế giới của chúng ta bất bình đẳng và chia rẽ. Nạn đói và nghèo đói tràn lan. Một phần trăm người giàu nhất chịu trách nhiệm về lượng khí nhà kính tàn phá hành tinh tương đương với hai phần ba nhân loại. Đây không phải là sự thật tự nhiên. Chúng là kết quả của sự lựa chọn của con người, những lựa chọn do con người tạo ra. Và chúng ta có thể quyết định làm những điều khác biệt".

Cuộc đời của Mandela, được ghi dấu bằng hơn  67 năm cống hiến không ngừng nghỉ cho nhân quyền và dân chủ, là nguồn cảm hứng lâu dài và là một hình mẫu phục vụ nhân dân. Kỷ niệm ngày này, nhiều quốc gia và các tổ chức cá nhân đã có những hành động thiết thực vì cộng đồng, gắn với con số 67 – một biểu tượng và gắn với chủ đề xuyên suốt của Ngày Mandela như  sáng kiến nấu 67 nghìn lít súp vào ngày 18/7 cho người nghèo của tổ chức Những đầu bếp nhân ái, sáng kiến chăn ấm cho mọi người của Nhóm 67 chăn ấm. 

Nhờ những sáng kiến này, trong những năm qua, số lít súp hay số chăn tặng người nghèo thường vượt xa con số 67 nghìn lít hay 67 tấm chăn, là minh chứng rõ rệt cho tinh thần vì cộng đồng của Ngày Mandela. Riêng tại Nam Phi, quê hương của Mandela, các cá nhân, tổ chức đã tham gia nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng như dọn dẹp đường phố, làm sạch môi trường, dành thời gian cho trẻ em hoặc người già tại trại trẻ mồ côi hoặc viện dưỡng lão,….

Những hành động thiết thực này là một lời nhắc nhở mạnh mẽ và cần thiết về những nguyên tắc trong quá khứ vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay. Đó là mọi người cần phải hành động để tạo dựng một xã hội bình đẳng và công bằng hơn, đồng thời bằng cách cùng nhau làm việc và ghi nhớ di sản, chúng ta có được một tương lai tươi sáng hơn. Đây cũng là sự gắn kết sâu sắc với các giá trị mà lãnh tụ Mandela ủng hộ bao gồm tình người, hòa bình, khiêm tốn và cống hiến không ngừng cho sự tiến bộ của xã hội.

Điều này đã được Phó Tổng thư ký, Liên Hợp Quốc Amina Mohammed đặc biệt nhấn mạnh trong ngày này: "Mỗi người trong chúng ta đều có thể đóng góp thông qua những hành động lớn và nhỏ. Tôi tham gia cùng Quỹ Nelson Mandela để kêu gọi mọi người thực hiện 67 phút phục vụ cộng đồng nhân Ngày Quốc tế Nelson Mandela một phút cho mỗi năm ông đấu tranh cho công lý. Cùng nhau, hãy tôn vinh di sản của Madiba và chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về xung đột tại Ukraine
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về xung đột tại Ukraine

VOV.VN - Ngày 9/7 (theo giờ New York, Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về tình hình xung đột tại Ukraine sau khi xảy ra các cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa tại nước này.  

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về xung đột tại Ukraine

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về xung đột tại Ukraine

VOV.VN - Ngày 9/7 (theo giờ New York, Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về tình hình xung đột tại Ukraine sau khi xảy ra các cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa tại nước này.  

Liên Hợp Quốc lần đầu tiên kỷ niệm Ngày Quốc tế Vui chơi 11/6
Liên Hợp Quốc lần đầu tiên kỷ niệm Ngày Quốc tế Vui chơi 11/6

VOV.VN - Việt Nam ngày 11/6 đã cùng các nước Nhóm nòng cốt thúc đẩy Nghị quyết 78/268 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc long trọng tổ chức các hoạt động lần đầu tiên kỷ niệm Ngày Quốc tế Vui chơi.

Liên Hợp Quốc lần đầu tiên kỷ niệm Ngày Quốc tế Vui chơi 11/6

Liên Hợp Quốc lần đầu tiên kỷ niệm Ngày Quốc tế Vui chơi 11/6

VOV.VN - Việt Nam ngày 11/6 đã cùng các nước Nhóm nòng cốt thúc đẩy Nghị quyết 78/268 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc long trọng tổ chức các hoạt động lần đầu tiên kỷ niệm Ngày Quốc tế Vui chơi.

Tòa án Liên Hợp Quốc yêu cầu Israel ngừng hoạt động quân sự tại Rafah
Tòa án Liên Hợp Quốc yêu cầu Israel ngừng hoạt động quân sự tại Rafah

VOV.VN - Tòa án Công lý Quốc tế hôm 24/5 đã ra phán quyết yêu cầu Israel dừng cuộc tấn công quân sự tại thành phố Rafah trên Dải Gaza, vốn đang vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế, cơ quan tư pháp chính của Liên Hợp Quốc là cuối cùng và mang tính bắt buộc nhưng lại không có cơ chế thực thi.

Tòa án Liên Hợp Quốc yêu cầu Israel ngừng hoạt động quân sự tại Rafah

Tòa án Liên Hợp Quốc yêu cầu Israel ngừng hoạt động quân sự tại Rafah

VOV.VN - Tòa án Công lý Quốc tế hôm 24/5 đã ra phán quyết yêu cầu Israel dừng cuộc tấn công quân sự tại thành phố Rafah trên Dải Gaza, vốn đang vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế, cơ quan tư pháp chính của Liên Hợp Quốc là cuối cùng và mang tính bắt buộc nhưng lại không có cơ chế thực thi.