Liên Hợp Quốc nỗ lực cải tổ để tăng cường tiếng nói từ châu Phi

VOV.VN - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres vừa kêu gọi tăng cường sự hiện diện hiệu quả của châu Phi tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhằm đảm bảo uy tín và tính hợp pháp đầy đủ của tổ chức này.

Trong cuộc tranh luận đầu tuần này về "Giải quyết bất công lịch sử và tăng cường sự đại diện hiệu quả của châu Phi tại Hội đồng Bảo an" do Sierra Leone triệu tập, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres chỉ ra rằng, thế giới đã thay đổi kể từ năm 1945. Tuy nhiên, thành phần của Hội đồng bảo an, mặc dù có một số thay đổi vẫn không theo kịp tình hình quốc tế.

“Chúng ta không thể chấp nhận việc cơ quan hòa bình và an ninh hàng đầu thế giới lại thiếu tiếng nói thường trực cho một châu lục có hơn một tỷ người, chiếm 28% số thành viên của Liên Hợp Quốc”, ông Guterres nói.

Ông Guterres cho rằng, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thất bại trong việc điều chỉnh để phân bổ đại diện của Châu Phi một cách thỏa đáng với những nỗ lực và đóng góp của lục địa này. Nhu cầu cải tổ không chỉ liên quan đến vấn đề đạo đức và công lý. Đảm bảo uy tín và tính hợp pháp đầy đủ của Hội đồng Bảo an đồng nghĩa với việc phải lắng nghe những lời kêu gọi lâu dài từ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và nhiều nhóm địa lý khác nhau để kịp thời sửa chữa sự “bất công” này. Hối thúc cộng đồng quốc tế trao cho Châu Phi ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Guterres đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên tham dự Hội nghị thượng đỉnh tương lai vào tháng 9 và đóng góp ý kiến để "tiếng nói của châu Phi được lắng nghe, các sáng kiến của châu Phi được hỗ trợ và nhu cầu của châu Phi được đáp ứng”.

Nhiều quan chức của Liên Hợp Quốc ngay lập tức lên tiếng ủng hộ quan điểm trao cho châu Phi ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an.

Ông Phó Thông, đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh: “Để khắc phục sự bất công trong lịch sử đối với châu Phi, trước hết chúng ta phải kiên quyết phản đối tàn dư của chủ nghĩa thực dân và mọi hình thức bá quyền. Các nước phương Tây nên thực sự gánh vác trách nhiệm lịch sử của mình, thay đổi hướng đi, chấm dứt các hành vi sai trái bao gồm cả sự can thiệp và các biện pháp trừng phạt từ bên ngoài, đồng thời trả lại tương lai của châu Phi cho người dân châu Phi”.

Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio khẳng định, châu Phi không thể tiếp tục chờ đợi những cải cách này thêm nữa: “Châu Phi yêu cầu hai ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và hai ghế không thường trực nữa, nâng tổng số ghế không thường trực lên năm. Liên minh châu Phi sẽ chọn các thành viên thường trực của châu Phi. Châu Phi muốn quyền phủ quyết bị bãi bỏ. Tuy nhiên, nếu các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc muốn giữ quyền phủ quyết, thì quyền phủ quyết đó phải được mở rộng cho tất cả các thành viên thường trực mới, như vậy mới đảm bảo công bằng”.

Ngày càng có sự ủng hộ rộng rãi đến từ các thành viên Liên Hợp Quốc đối với việc đẩy nhanh tiến trình cải cách Hội đồng Bảo an nhằm duy trì sự công bằng và công lý, tăng cường đại diện và tiếng nói của các nước đang phát triển, cho phép các nước tầm trung có nhiều cơ hội hơn tham gia vào quá trình ra quyết định của tổ chức này.

Đã đến lúc Hội đồng Bảo an cần thay đổi để phù hợp với thực tế thế giới ngày nay, thông qua việc tăng thêm số lượng thành viên thường trực. Bởi lẽ, hiện tại xuất hiện không ít ý kiến phàn nàn về "sự đại diện quá lớn hiện nay của phương Tây" trong cơ cấu thành viên của Hội đồng Bảo an, cùng với đó là lời kêu gọi cần thiết phải đẩy nhanh việc mở rộng đại diện của các nước châu Á, Mỹ Latin cũng như châu Phi tại cơ quan quyền lực cao nhất này của Liên Hợp Quốc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên Hợp Quốc trao quyền cho người trẻ với Ngày quốc tế thanh thiếu niên 2024
Liên Hợp Quốc trao quyền cho người trẻ với Ngày quốc tế thanh thiếu niên 2024

VOV.VN - Hôm nay (12/8) là ngày Quốc tế Thanh thiếu niên. Lấy chủ đề: “Từ nhấp chuột đến tiến bộ: Con đường kỹ thuật số của thanh niên hướng đến phát triển bền vững", Liên hợp quốc mong muốn nhấn mạnh sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số và việc trao nhiều quyền quyết định hơn cho những người trẻ thông qua các công nghệ kỹ thuật số này.

Liên Hợp Quốc trao quyền cho người trẻ với Ngày quốc tế thanh thiếu niên 2024

Liên Hợp Quốc trao quyền cho người trẻ với Ngày quốc tế thanh thiếu niên 2024

VOV.VN - Hôm nay (12/8) là ngày Quốc tế Thanh thiếu niên. Lấy chủ đề: “Từ nhấp chuột đến tiến bộ: Con đường kỹ thuật số của thanh niên hướng đến phát triển bền vững", Liên hợp quốc mong muốn nhấn mạnh sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số và việc trao nhiều quyền quyết định hơn cho những người trẻ thông qua các công nghệ kỹ thuật số này.

Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo Công ước về phòng chống tội phạm mạng
Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo Công ước về phòng chống tội phạm mạng

VOV.VN - Ủy ban chuyên trách của Liên Hợp Quốc gồm đại diện các nước thành viên Liên Hợp Quốc ngày 8/8 đã thông qua dự thảo Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm mạng.

Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo Công ước về phòng chống tội phạm mạng

Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo Công ước về phòng chống tội phạm mạng

VOV.VN - Ủy ban chuyên trách của Liên Hợp Quốc gồm đại diện các nước thành viên Liên Hợp Quốc ngày 8/8 đã thông qua dự thảo Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm mạng.

Việt Nam và Liên Hợp Quốc kỷ niệm chặng đường 25 năm Hà Nội – Thành phố vì hòa bình
Việt Nam và Liên Hợp Quốc kỷ niệm chặng đường 25 năm Hà Nội – Thành phố vì hòa bình

VOV.VN - Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78 Dennis Francis ngày 2/8 đã chủ trì Diễn đàn Cấp cao có chủ đề “Phát triển nền văn hoá hoà bình cho thế hệ hiện tại và tương lai” nhằm kỷ niệm 25 năm thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động văn hóa hòa bình.

Việt Nam và Liên Hợp Quốc kỷ niệm chặng đường 25 năm Hà Nội – Thành phố vì hòa bình

Việt Nam và Liên Hợp Quốc kỷ niệm chặng đường 25 năm Hà Nội – Thành phố vì hòa bình

VOV.VN - Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78 Dennis Francis ngày 2/8 đã chủ trì Diễn đàn Cấp cao có chủ đề “Phát triển nền văn hoá hoà bình cho thế hệ hiện tại và tương lai” nhằm kỷ niệm 25 năm thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động văn hóa hòa bình.