Một loạt cơ sở giáo dục "ma" tại Australia bị đóng cửa

VOV.VN - Trong nỗ lực loại bỏ các cơ sở giáo dục “ma” hoặc chất lượng kém nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp, cơ quan chức năng Australia đã đóng cửa một số cơ sở đào tạo và hủy hơn 25.000 văn bằng do các cơ sở này cấp.

Australia là điểm đến được du học sinh quốc tế yêu thích. Lợi dụng điều này, một số đối tượng đã thành lập các cơ sở giáo dục “ma” hoặc kém chất lượng, với mục đích đưa người sang Australia làm việc dưới danh nghĩa sinh viên. Do mục tiêu không phải là giảng dạy, các chương trình học tại đây mang tính hình thức và không đảm bảo chất lượng như quy định.

Trước thực trạng này, thời gian qua, Cơ quan Chất lượng và Kỹ năng Australia (ASQA) đã quyết định hủy giấy phép hoạt động của 8 cơ sở giáo dục, gần đây nhất là cơ sở Arizona College (còn gọi là Invention Academy), trụ sở tại thành phố Melbourne, vào ngày 14/6/2025.

Trước đó, vào tháng 5/2025, ASQA cũng đã hủy giấy phép hoạt động của 3 cơ sở khác gồm: Learning Options (hoặc tên khác là Contract Me) có trụ sở tại Sydney; SPES Education cũng tại Sydney; và Nextgen Tech Institute (còn được biết đến với tên gọi Australian Learning Academy hoặc Qualify Now) có trụ sở tại Melbourne và Brisbane.

Trong năm 2024, ASQA từng rút giấy phép hoạt động của 4 cơ sở giáo dục khác, bao gồm: Australia Education & Career College thuộc công ty Luvium tại Perth; International Institute of Education and Training (IIET), còn được biết đến với tên gọi EDU VET tại Sydney; Gills College (hoặc tên khác là Elite College Australia hoặc Sterling Business College); và trường DSA (Australian Academy of Elite Education) có trụ sở tại Perth, Adelaide và Sydney.

Đáng chú ý, SPES bị rút giấy phép vì tạo ra mối nguy cơ nghiêm trọng đối với lĩnh vực chăm sóc người già và trẻ em do không có giáo viên phù hợp, không đảm bảo chất lượng đào tạo và không có quy trình đánh giá sinh viên đạt chuẩn. Không chỉ riêng SPES, các cơ sở bị rút giấy phép nói chung đều không có chương trình đào tạo hoặc phương pháp đánh giá sinh viên phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia của Australia.

Phần lớn các cơ sở bị rút giấy phép đào tạo các ngành nghề có nhu cầu cao và dễ xin định cư tại Australia như chăm sóc người già, trẻ em và người khuyết tật.

Cùng với việc đóng cửa 8 cơ sở giáo dục, giới chức Australia cũng đã hủy khoảng 25.500 bằng cấp do các đơn vị này cấp, sau khi yêu cầu sinh viên chứng minh mình đủ điều kiện nhận bằng nhưng không có ai đáp ứng được yêu cầu này. Trong số này, khoảng 21.000 bằng đã bị hủy vào cuối năm 2024.

Chính phủ Australia dự kiến chi 4,7 triệu AUD trong năm tài chính 2025–2026 để ASQA tiếp tục thanh tra hoạt động của các cơ sở giáo dục đáng ngờ. Hiện cơ quan này đang điều tra 189 vụ việc liên quan đến 154 cơ sở đào tạo, trong đó 62% là các cơ sở đào tạo sinh viên quốc tế.

Bà Saxon Rice, Giám đốc ASQA, cho biết hơn 74% số vụ việc đang điều tra liên quan đến hành vi gian lận như: văn bằng giả; mua bán bằng cấp; làm giả hồ sơ đánh giá; hoạt động của trường học “ma”; gian lận tài trợ; và rủi ro liên quan đến thị thực hoặc di trú.

Bà Rice khẳng định trong thời gian tới, ASQA sẽ tiếp tục công việc này và trong những tháng tới sẽ xem xét tính hợp pháp của các bằng cấp cá nhân do các cơ sở giáo dục “rởm” cấp trong thời gian qua.

8 trường học bị Australia hủy giấy phép hoạt động:

1.    Arizona College hoặc tên gọi Invention Academy (CEO Ehtesham Tahir), có trụ sở tại thành phố Melbourne.

2.    Learning Options hoặc tên Contract Me (CEO Lawrence Sarker), có trụ sở tại thành phố Sydney

3.    SPES Education (CEO Mamoon Ahmed Mohammed), có trụ sở tại

4.    Nextgen Tech Institute hoặc được biết đến với các tên gọi Australian Learning Academy hoặc Qualify Now (CEO Mohammad Morshedul Arefin), có trụ sở tại thành phố Melbourne và Brisbane.

5.    Australia Education & Career College (CEO Rita Fragomeli), có trụ sở tại thành phố Perth.

6.    International Institute of Education and Trainning (IIET) hoặc tên EDU VET (CEO Shakil Ahmed Anik), có trụ sở tại thành phố Sydney.

7.    Gills College hoặc tên Elite College Autralia hoặc Sterling Business College (CEO Siddhart Kapur), sở tại thành phố Perth, Adelaide và Sydney.

8.    DSA Ventures hoặc tên Australian Academy of Elite Education (CEO Omar Elashwah), có trụ sở tại thành phố Sydney.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Australia: Số lượng người nhập viện vì cúm tăng gấp đôi
Australia: Số lượng người nhập viện vì cúm tăng gấp đôi

VOV.VN - Dịch cúm đang lây lan mạnh tại Australia khi tỷ lệ người tiêm vắc-xin ngừa cúm không cao. Thực tế này khiến cho số người nhập viện vì cúm tại nước này tăng gấp đôi trong thời gian vừa qua.

Australia: Số lượng người nhập viện vì cúm tăng gấp đôi

Australia: Số lượng người nhập viện vì cúm tăng gấp đôi

VOV.VN - Dịch cúm đang lây lan mạnh tại Australia khi tỷ lệ người tiêm vắc-xin ngừa cúm không cao. Thực tế này khiến cho số người nhập viện vì cúm tại nước này tăng gấp đôi trong thời gian vừa qua.

Australia đã vận chuyển xe tăng Abrams đến Ukraine
Australia đã vận chuyển xe tăng Abrams đến Ukraine

VOV.VN - Australia đã cam kết cung cấp cho Ukraine xe tăng để hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga và hiện một số xe tăng này đã được chở đến Ukraine.

Australia đã vận chuyển xe tăng Abrams đến Ukraine

Australia đã vận chuyển xe tăng Abrams đến Ukraine

VOV.VN - Australia đã cam kết cung cấp cho Ukraine xe tăng để hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga và hiện một số xe tăng này đã được chở đến Ukraine.

Australia đẩy mạnh khai thác than chì nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
Australia đẩy mạnh khai thác than chì nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền bang Queensland thuộc Australia cho biết sẽ đẩy nhanh quá trình cấp phép khai thác than chì nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Australia đẩy mạnh khai thác than chì nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Australia đẩy mạnh khai thác than chì nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền bang Queensland thuộc Australia cho biết sẽ đẩy nhanh quá trình cấp phép khai thác than chì nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.