Mùa đông này, EU lại “lao đao” vì khí đốt

VOV.VN - Châu Âu đang bước vào một mùa đông lạnh giá khi lượng dự trữ khí đốt hiện đang giảm mạnh và nguồn cung khí đốt cũng gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia dự báo, bất chấp những nỗ lực “thoát Nga” trong 3 năm qua, sự phụ thuộc về khí đốt của EU đối với Nga vẫn chưa thể thành công.

Theo số liệu mới, dự trữ khí đốt tại châu Âu hiện chỉ đạt 70% công suất, giảm mạnh so với mức 86% cùng kỳ năm 2024. Mặc dù tình trạng thiếu hụt chưa xảy ra, nhưng việc tái bổ sung nguồn dự trữ sau mùa Đông dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, tiềm ẩn nguy cơ gây biến động giá khí đốt trong ngắn hạn. Hôm qua, giá khí đốt chuẩn châu Âu – TTF -  tại Hà Lan đã tăng lên gần 49 EUR (tương đương 51 USD) mỗi megawatt-giờ (MWh), trong khi giá hôm 16/12 vẫn ở mức 40 EUR/MWh. Nếu tính từ giữa tháng 9/2024, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng xấp xỉ 40%. 

Với tốc độ tiêu thụ như hiện tại, giới chuyên gia cảnh báo rằng, khu vực có thể đối mặt với áp lực lớn trong việc tái lập mức dự trữ an toàn trước mùa Đông năm sau. Điều này có thể dẫn đến những biến động mạnh về giá khí đốt trên thị trường năng lượng quốc tế trong thời gian tới.

“Có những giải pháp thay thế, nhưng chúng có xu hướng đắt hơn một chút so với khí đốt từ đường ống của Nga. Tác động sẽ được cảm nhận đặc biệt ở Áo, Hungary và Slovakia, nơi giá khí đốt có khả năng tăng. Và điều này có thể tác động đến giá tiêu dùng, chi phí sinh hoạt, nhưng cũng tác động đến giá cả của ngành công nghiệp, có thể tác động đến khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp đó”, ông Philipp Lausberg, nhà phân tích chính sách của Trung tâm Chính sách Châu Âu cảnh báo.

Các nền kinh tế Châu Âu đang lâm vào “hiểm cảnh” khi chứng kiến tiêu thụ lượng khí đốt dự trữ với tốc độ nhanh nhất trong vòng 7 năm qua. Theo Bloomberg, Đức ghi nhận ​​lượng dự trữ khí đốt sụt giảm lớn nhất, với các kho dự trữ đã giảm từ mức 81% trong một tuần trước đó xuống còn 78%. Trong khi Pháp chỉ còn ở mức 57%, so với mức trung bình 5 năm là 75% vào thời điểm này trong năm. Các kho lưu trữ của Anh hiện có lượng khí dự trữ ở mức 55%.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) , việc đình chỉ đường ống vận chuyển khí đốt của Ukraine được coi là "sự bất ổn chính" đối với EU trong mùa đông năm nay. Trong khi Ủy ban Châu Âu cho biết họ sẽ không ủng hộ các cuộc thảo luận về việc gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt hoặc tìm kiếm các giải pháp thay thế để duy trì dòng chảy và họ không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến vấn đề này.

Trong nhiều thập kỷ, Nga đã vận chuyển khí đốt tự nhiên từ phía bắc Siberia qua Ukraine đến một số quốc gia EU , bao gồm Slovakia, Cộng hòa Séc, Hungary, Áo, thông qua đường ống xuyên biên giới. Tuy nhiên, sau lệnh trừng phạt của EU đối với Nga và việc xây dựng các chính sách nhằm giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga, Slovakia trở thành quốc gia EU duy nhất nhận khí đốt của Nga qua đường ống trung chuyển của Ukraine. Hãng thông tấn Sputnik của Nga dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, tổng khối lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang các nước EU từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2024 đã tăng từ 18  đến 20% so với cùng kỳ năm 2023. Rõ ràng, bất chấp áp lực trừng phạt, nhu cầu về khí đốt của EU đối với Nga vẫn còn.

“Một hàm ý lớn hơn đối với địa chính trị năng lượng giữa Nga, EU và thậm chí đối với thị trường năng lượng toàn cầu có thể bao gồm một vài xu hướng quan trọng trong tương lai gần. Tất cả các bên bị tác động mạnh trong EU sẽ tăng gấp đôi nỗ lực của họ để tìm kiếm các tuyến đường vận chuyển thay thế, các tuyến đường nhập khẩu, xuất khẩu khí đốt như chúng ta đã thấy trong vài năm qua”, ông Trương Tín,  phó giáo sư, Khoa Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Đại học Sư phạm Hoa Đông bình luận.

Hiện tại, các nguồn cung năng lượng từ Nga đã không còn, việc thay thế cho dòng chảy này vẫn chưa thể thiết lập. Nguồn cung từ Mỹ cũng phải giảm do nhu cầu của nền kinh  tế Mỹ cũng cao hơn hàng năm. Các nước như Áo, Slovakia đã phải tìm mua nguồn khí đốt dự trữ từ chính các nước thành viên EU.

Với tình trạng băng giá sẽ diễn ra từ Tây Ban Nha tới Ba Lan và Ukraina trong tuần này, giá khí đốt sẽ dao động quanh mức cao nhất trong hơn một năm. Các chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics cảnh báo: “Châu Âu vẫn sẽ cần khí đốt vì mọi nỗ lực thoát khỏi khí đốt Nga đều chưa thành công”. Thậm chí, các nước châu Âu “có thể sẽ buộc phải xem xét mua thêm khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga để bù đắp cho sự sụt giảm trong dự trữ khí đốt”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng nghìn người ở Transnistria của Moldova không có khí đốt sưởi ấm
Hàng nghìn người ở Transnistria của Moldova không có khí đốt sưởi ấm

VOV.VN - Ngày 6/1, các nhà chức trách Moldova cho biết, tại khu vực Transnistria của Moldova, hơn 51.000 hộ gia đình đã không có khí đốt và 1.500 tòa nhà chung cư không có hệ thống sưởi ấm vào mùa đông.

Hàng nghìn người ở Transnistria của Moldova không có khí đốt sưởi ấm

Hàng nghìn người ở Transnistria của Moldova không có khí đốt sưởi ấm

VOV.VN - Ngày 6/1, các nhà chức trách Moldova cho biết, tại khu vực Transnistria của Moldova, hơn 51.000 hộ gia đình đã không có khí đốt và 1.500 tòa nhà chung cư không có hệ thống sưởi ấm vào mùa đông.

Giá khí đốt sẽ tăng trên tất cả các thị trường toàn cầu lớn trong năm 2025
Giá khí đốt sẽ tăng trên tất cả các thị trường toàn cầu lớn trong năm 2025

VOV.VN - Giới chuyên gia toàn cầu dự đoán, giá khí đốt trong năm 2025 sẽ tăng trên tất cả các thị trường toàn cầu lớn, sau đó giảm vào năm 2026-2027 nhưng vẫn cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của thập kỷ trước.

Giá khí đốt sẽ tăng trên tất cả các thị trường toàn cầu lớn trong năm 2025

Giá khí đốt sẽ tăng trên tất cả các thị trường toàn cầu lớn trong năm 2025

VOV.VN - Giới chuyên gia toàn cầu dự đoán, giá khí đốt trong năm 2025 sẽ tăng trên tất cả các thị trường toàn cầu lớn, sau đó giảm vào năm 2026-2027 nhưng vẫn cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của thập kỷ trước.

Slovakia yêu cầu đền bù nếu Ukraine không nối lại việc trung chuyển khí đốt
Slovakia yêu cầu đền bù nếu Ukraine không nối lại việc trung chuyển khí đốt

VOV.VN - Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho hay, đất nước ông ủng hộ việc khôi phục lại hoạt động trung chuyển khí đốt qua Ukraine. Ông nói, nếu việc này không được nối lại, thì các tổn thất của Slovakia phải được đền bù.

Slovakia yêu cầu đền bù nếu Ukraine không nối lại việc trung chuyển khí đốt

Slovakia yêu cầu đền bù nếu Ukraine không nối lại việc trung chuyển khí đốt

VOV.VN - Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho hay, đất nước ông ủng hộ việc khôi phục lại hoạt động trung chuyển khí đốt qua Ukraine. Ông nói, nếu việc này không được nối lại, thì các tổn thất của Slovakia phải được đền bù.