Mỹ sắp có siêu máy bay bay vượt 20 lần tốc độ âm thanh?

Loại máy bay này có khả năng sẽ được trình làng trong vòng 4 năm tới.

Nếu bạn cảm thấy phiền khi phải vận chuyển một thứ gì đó từ Bắc Cực tới Nam Cực và chỉ có thời gian là một tiếng đồng hồ? Các nhà nghiên cứu không gian của Bộ Quốc Phòng Mỹ có thể sẽ giải quyết được vấn đề này vào đầu năm 2016.

Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Mỹ (DARPA) vừa công bố về một thiết bị bay siêu âm thanh không người lái, có thể bay với tốc độ nhanh hơn 20 lần tốc độ âm thanh. Loại máy bay này có khả năng sẽ được trình làng trong vòng 4 năm tới.

Mô hình siêu máy bay của Mỹ (Ảnh: RT)

Nếu dự án này được hoàn thành, Mỹ có thể phóng Thiết bị Công nghệ Âm thanh 2 (HTV-2) hay còn gọi là “máy bay X” tới bất cứ địa điểm nào trên thế giới trong giới hạn thời gian tính bằng phút.

Tuy nhiên, mục tiêu trên mới là kế hoạch. Bằng việc phóng “máy bay X” vào không trung với tốc độ siêu âm thanh (khoảng 13.000 dặm/giờ, tương đương 20.900 km/giờ), quân đội Mỹ sẽ có khả năng tấn công các mục tiêu ở rất xa nếu thiết bị bay này được trang bị vũ khí kèm theo.

Kế hoạch trên là một phần trong sứ mệnh được thực hiện theo một chương trình vũ khí mà Mỹ hy vọng sẽ giúp quân đội nước này đạt được khả năng tấn công các mục tiêu ở bất cứ đâu trong giới hạn thời gian tính bằng “phút”.

Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch trên của Mỹ có thể sẽ chịu ảnh hưởng bởi một số kết quả nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới. Chẳng hạn, khó khăn mà các nhà nghiên cứu Mỹ đang gặp phải là về việc tính toán điều chỉnh mức nhiệt độ 3.500 độ Fahrenheit (gần 2000 độ C) xuất hiện khi máy bay đạt tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh.

Vào tháng 8/2011, DARPA đã phóng một “máy bay X” đầu tiên và có thể điều khiển được trong vòng vài phút ở tốc độ nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh trước khi máy bay bị rơi xuống biển.

Sau sứ mệnh không thành đó, DARPA tuyên bố rằng các dữ liệu từ nỗ lực này sẽ giúp cho Bộ Quốc phòng Mỹ “có cách đánh giá chính xác hơn về khả năng tốc độ và độ chính xác của các thiết bị bay mà DARPA đang nghiên cứu và chế tạo”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên