Mỹ vẫn mở cửa cho Ukraine và châu Âu trong đàm phán với Nga

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 16/2 khẳng định rằng Kiev và châu Âu sẽ đóng vai trò trong bất kỳ "cuộc đàm phán thực sự" nào nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Ông ngụ ý rằng các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga trong tuần này là cơ hội để đánh giá mức độ nghiêm túc của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Cuối cùng, mọi chuyện sẽ đi đến một điểm nào đó. Nếu điều đó xảy ra, Ukraine sẽ phải tham gia vì họ là một bên can hệ trực tiếp. Châu Âu cũng sẽ phải tham gia vì họ đã áp lệnh trừng phạt đối với Nga", ông Rubio cho biết, ngụ ý rằng các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga trong tuần này là cơ hội để đánh giá mức độ nghiêm túc của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với việc tìm kiếm hòa bình. 

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng trấn an châu Âu về lo ngại bị gạt ra ngoài trong giai đoạn đầu của các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ, dự kiến diễn ra tại Saudi Arabia trong những ngày tới. Trong cuộc phỏng vấn với CBS, ông Rubio nhấn mạnh rằng quá trình đàm phán vẫn chưa chính thức bắt đầu và nếu tiến triển, Ukraine cùng các quốc gia châu Âu khác chắc chắn sẽ tham gia. 

Cuối tuần trước, Reuters đưa tin rằng các quan chức Mỹ đã gửi một bảng câu hỏi tới các đối tác châu Âu, trong đó đề cập đến khả năng triển khai quân số để thực thi thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga.

"Tuần trước, Tổng thống Trump đã nói chuyện với Tổng thống Putin. Ông Putin bày tỏ sự quan tâm của mình đối với hòa bình, còn ông Trump bày tỏ mong muốn chấm dứt cuộc xung đột và bảo vệ được chủ quyền của Ukraine về lâu dài", Ngoại trương Mỹ phát biểu trên chương trình "Meet the Press" của CBS.

"Bây giờ, chúng ta cần phải nhanh chóng hành động. Vài tuần, thậm chí vài ngày tới sẽ là thời điểm quyết định xem vấn đề có nghiêm trọng hay không. Một cuộc điện đàm không thể mang lại hòa bình”, ông Rubio nói thêm.

Khi được hỏi liệu ông có đề cập đến khả năng dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào tuần trước hay không, ông Rubio từ chối xác nhận, chỉ nói rằng hai bên "không đi vào bất kỳ chi tiết nào". Sau cuộc gọi, Moscow tuyên bố hai bên đã thảo luận về việc loại bỏ những "rào cản đơn phương" do chính quyền Mỹ trước đây áp đặt lên quan hệ với Nga.

Ông Rubio cũng cho biết đã đề cập với ông Lavrov về những điều kiện hoạt động "khó khăn" của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow. Ông nhấn mạnh rằng nếu Nga và Mỹ muốn đạt tiến triển trong việc lập lại hòa bình ở Ukraine thì cả hai nước cần đảm bảo đại sứ quán của mình hoạt động bình thường trên lãnh thổ đối phương.

Đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff và Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz dự kiến ​ khởi hành đến Saudi Arabia vào tối 16/2, ông Witkoff cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News.

Ông Rubio lưu ý rằng ông phải đến Saudi Arabia vì chuyến công du chính thức đã được sắp xếp trước đó. Tuy nhiên, thành phần của phái đoàn Nga vẫn chưa được hoàn thiện.

Các cuộc đàm phán được lên kế hoạch tại Saudi Arabia trùng với một nỗ lực của Mỹ nhằm đạt được thỏa thuận với Kiev nhằm tiếp cận nguồ tài nguyên thiên nhiên của nước này. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong một cuộc phỏng vấn với NBC được phát sóng vào ngày 16/2, đã đặt câu hỏi liệu Nga có nắm giữ nguồn khoáng sản nằm trong các khu vực hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Moscow hay không.

Trả lời báo giới ở Florida, ông Trump bày tỏ tin tưởng rằng người đồng cấp Nga Putin sẽ không muốn cố gắng kiểm soát toàn bộ Ukraine, đồng thời nói thêm rằng Ukraine sẽ có ghế trên bàn đàm phán tương lai.

Trước đó, các quan chức châu Âu tỏ ra vô cùng sửng sốt và bối rối trước những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Trump liên quan đến Ukraine, Nga và an ninh châu Âu.

Mối lo ngại lớn nhất của châu Âu là không thể tiếp tục trông cậy vào sự bảo vệ của quân đội Mỹ, đồng thời e rằng ông Trump có thể tìm cách ký một thỏa thuận hòa bình đơn phương với Tổng thống Nga Vladimir Putin, qua đó làm suy yếu Kiev và ảnh hưởng đến an ninh của cả châu Âu.

Trước tình hình trên, Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, ông Emmanuel Macron sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về xung đột Ukraine cùng các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 17/2.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phái đoàn Ukraine đến Ả Rập Xê Út, chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Zelensky
Phái đoàn Ukraine đến Ả Rập Xê Út, chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Zelensky

VOV.VN - Ngày 16/2, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine, Yulia Svyrydenko, cho biết phái đoàn chính phủ nước này đã đến Ả Rập Xê Út để chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Zelensky.

Phái đoàn Ukraine đến Ả Rập Xê Út, chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Zelensky

Phái đoàn Ukraine đến Ả Rập Xê Út, chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Zelensky

VOV.VN - Ngày 16/2, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine, Yulia Svyrydenko, cho biết phái đoàn chính phủ nước này đã đến Ả Rập Xê Út để chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Zelensky.

Cái giá Ukraine phải trả khi Mỹ quyết định đàm phán tay đôi với Nga
Cái giá Ukraine phải trả khi Mỹ quyết định đàm phán tay đôi với Nga

VOV.VN - Mỹ và Ukraine bắt đầu chia rẽ sâu sắc sau cuộc điện đàm thượng đỉnh chấn động giữa Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Nga Putin. Tình thế Ukraine đang khó khăn hơn lúc nào hết.

Cái giá Ukraine phải trả khi Mỹ quyết định đàm phán tay đôi với Nga

Cái giá Ukraine phải trả khi Mỹ quyết định đàm phán tay đôi với Nga

VOV.VN - Mỹ và Ukraine bắt đầu chia rẽ sâu sắc sau cuộc điện đàm thượng đỉnh chấn động giữa Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Nga Putin. Tình thế Ukraine đang khó khăn hơn lúc nào hết.

Ukraine có thực sự bị gạt ra khỏi bàn đàm phán hòa bình giữa Nga và Mỹ?
Ukraine có thực sự bị gạt ra khỏi bàn đàm phán hòa bình giữa Nga và Mỹ?

VOV.VN - Những động thái gây tranh cãi gần đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên nỗi lo lớn trong nội bộ phương Tây: Ukraine và châu Âu có thể bị gạt ra khỏi bàn đàm phán giữa Moscow và Washington.

Ukraine có thực sự bị gạt ra khỏi bàn đàm phán hòa bình giữa Nga và Mỹ?

Ukraine có thực sự bị gạt ra khỏi bàn đàm phán hòa bình giữa Nga và Mỹ?

VOV.VN - Những động thái gây tranh cãi gần đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên nỗi lo lớn trong nội bộ phương Tây: Ukraine và châu Âu có thể bị gạt ra khỏi bàn đàm phán giữa Moscow và Washington.