NASA phóng thành công tên lửa đi tìm sự sống trên sao Hỏa

Phòng thí nghiệm di động này sẽ mất 9 tháng để đến được Sao Hỏa và có nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết của các kết cấu hữu cơ trên bề mặt sao Hỏa.

Ngày 26/11, tại căn cứ không quân Cape Canaveral, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng thành công tên lửa mang theo phòng thí nghiệm khoa học trị giá 2,5 tỷ USD lên sao Hỏa để tìm hiểu liệu sao Hỏa có thích hợp cho sự sống hay không.

Phòng thí nghiệm di động này sẽ mất 9 tháng để đến được Sao Hỏa và có nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết của các kết cấu hữu cơ trên bề mặt sao Hỏa. Thay vì sử dụng năng lượng mặt trời, phòng thí nghiệm này sử dụng pin plutôni được tích điện từ một lò phản ứng hạt nhân nhỏ và được thiết kế để có thể hoạt động trong vòng 2 năm.

Đây là nhiệm vụ thăm dò môi trường sao Hỏa đầu tiên kể từ dự án Viking những năm 1970 của Mỹ. Kết quả thu được từ 2 tàu thăm dò Viking cho rằng không có sự sống trên sao Hỏa.

Tuy nhiên, trong 2 thập kỷ qua, các nhà khoa học cho rằng để trả lời chính xác câu hỏi đó thì cần phải nghiêm cứu thêm những dấu tích của nước và môi trường sao Hỏa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên