Nga cảnh báo hạn chế xuất khẩu vật liệu chiến lược

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin mới đây nói rằng nước ông cần “suy nghĩ” về việc liệu có nên giảm xuất khẩu 3 khoảng sản hiếm là urani, titani và nickel nhằm đáp trả hành động của những nước thiếu thân thiện với Nga hay không.

Nga vẫn nằm trong các nước đứng đầu thế giới về sản xuất các vật liệu là khoáng sản chiến lược, từ khí đốt tự nhiên, vàng, kim cương đến urani, titani và nickel. Phát biểu tại một cuộc họp các bộ trưởng vào hôm 11/9, Tổng thống Putin yêu cầu Thủ tướng Mishustin xem xét ý tưởng hạn chế xuất 3 mặt hàng đặc biệt này (urani, titani, nickel) và báo cáo lại cho ông.

Mặc dù tung ra số lượng lớn chưa từng có các lệnh trừng phạt nặng nề nhằm vào nền kinh tế Nga kể từ năm 2022, các nước châu Âu và Mỹ tiếp tục phải dựa vào nguồn năng lượng và vật liệu chiến lược khổng lồ của Nga, bao gồm khí đốt và urani. Các nước này phải nhập nhiên liệu và vật liệu từ Nga nhằm ngăn ngừa giá cả tăng vọt cũng như tình trạng khan hàng - những nhân tố tàn phá các nền kinh tế đó.

Tổng thống Putin nói: “Một số nước đang dự trữ chiến lược một số mặt hàng. Họ cũng thực hiện các biện pháp khác. Nói chung, nếu không gây hại cho chúng ta thì chúng ta cũng nên suy nghĩ về một số hạn chế nhất định đối với việc cung ứng các mặt hàng ấy ra thị trường nước ngoài”.

Xung đột Nga - Ukraine đã làm giảm nhưng chưa làm ngừng hẳn trao đổi kinh tế giữa Nga và các nước phương Tây. Mỹ tiếp tục mua urani của Nga để đáp ứng nhu cầu của mạng lưới nhà máy điện hạt nhân rộng khắp tại nước này. Khí đốt tiếp tục chảy qua đường ống ở Ukraine để tới các khách hàng của Nga ở Hungary và Slovakia, cũng như được các tàu chở dầu đưa về phương Tây dưới dạng khí hỏa lỏng.

Đồng thời, một số công ty phương Tây từ chối rời bỏ thị trường Nga, tiếp tục bán thiết bị của họ cho Nga bất chấp các lệnh trừng phạt và những hạn chế do chính phủ của các công ty đó áp đặt.

Một số nhà quan sát Nga gợi ý rằng Nga nên ngừng hợp tác với các nước ủng hộ Ukraine để đẩy mạnh thương mại với các nước trong khối BRICS và những nước thân thiện khác ở Nam Toàn cầu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga phản kích lớn tại Kursk, quân Ukraine rơi vào thế nguy hiểm
Nga phản kích lớn tại Kursk, quân Ukraine rơi vào thế nguy hiểm

VOV.VN - Các nguồn tin Nga và Ukraine cũng như các nhà phân tích quân sự độc lập cho hay, quân đội Nga có dấu hiệu khởi động chiến dịch phản kích lớn đầu tiên của mình nhằm đánh bật các lực lượng Ukraine khỏi tỉnh Kursk của Nga vào thời điểm chiến dịch đột kích của Ukraine tại đây đã kéo dài hơn một tháng.

Nga phản kích lớn tại Kursk, quân Ukraine rơi vào thế nguy hiểm

Nga phản kích lớn tại Kursk, quân Ukraine rơi vào thế nguy hiểm

VOV.VN - Các nguồn tin Nga và Ukraine cũng như các nhà phân tích quân sự độc lập cho hay, quân đội Nga có dấu hiệu khởi động chiến dịch phản kích lớn đầu tiên của mình nhằm đánh bật các lực lượng Ukraine khỏi tỉnh Kursk của Nga vào thời điểm chiến dịch đột kích của Ukraine tại đây đã kéo dài hơn một tháng.

Nhân tố có thể khiến xung đột Nga - Ukraine chấm dứt ngay trong năm 2025
Nhân tố có thể khiến xung đột Nga - Ukraine chấm dứt ngay trong năm 2025

VOV.VN - Có 4 nhân tố khiến xung đột vũ trang Nga - Ukraine có khả năng chấm dứt trong năm tới (2025) dù rằng vẫn còn những lý do để nó tiếp diễn trong thời gian ngắn trước mắt, như sự khác biệt lớn trong quan điểm giữa Nga và Ukraine.

Nhân tố có thể khiến xung đột Nga - Ukraine chấm dứt ngay trong năm 2025

Nhân tố có thể khiến xung đột Nga - Ukraine chấm dứt ngay trong năm 2025

VOV.VN - Có 4 nhân tố khiến xung đột vũ trang Nga - Ukraine có khả năng chấm dứt trong năm tới (2025) dù rằng vẫn còn những lý do để nó tiếp diễn trong thời gian ngắn trước mắt, như sự khác biệt lớn trong quan điểm giữa Nga và Ukraine.

Vì sao Mông Cổ không bắt Tổng thống Nga Putin dù chịu sức ép của phương Tây?
Vì sao Mông Cổ không bắt Tổng thống Nga Putin dù chịu sức ép của phương Tây?

VOV.VN - Chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Mông Cổ củng cố ảnh hưởng của Moscow tại châu Á, đồng thời tạo ra một tiền lệ quan trọng. Không những không bắt giữ ông Putin dưới sức ép từ phương Tây, Mông Cổ còn trọng thị đón tiếp nhà lãnh đạo Nga, mở ra chương mới trong quan hệ hai nước.

Vì sao Mông Cổ không bắt Tổng thống Nga Putin dù chịu sức ép của phương Tây?

Vì sao Mông Cổ không bắt Tổng thống Nga Putin dù chịu sức ép của phương Tây?

VOV.VN - Chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Mông Cổ củng cố ảnh hưởng của Moscow tại châu Á, đồng thời tạo ra một tiền lệ quan trọng. Không những không bắt giữ ông Putin dưới sức ép từ phương Tây, Mông Cổ còn trọng thị đón tiếp nhà lãnh đạo Nga, mở ra chương mới trong quan hệ hai nước.