Ngày phát thanh thế giới: Radio xứ Vạn đảo thích ứng và thay đổi để tạo sức sống mới

VOV.VN - Ngoài yếu tố địa lý, nỗ lực thích ứng và thay đổi linh hoạt trước tình hình mới của các Đài phát thanh đang tạo nên sức sống mới cho radio tại quốc gia vạn đảo Indonesia.

Bất chấp sự bùng nổ của kỷ nguyên số, phát thanh vẫn là một trong những phương tiện truyền thông truyền thống phổ biến ở Indonesia. Tại một số thành phố như Jakarta, Bandung, Medan và Palembang, một số khảo sát cho thấy tỷ lệ người nghe đài dao động trên 50%.

Phát thanh không thể thay thế

Tại khu vực Sanggau thuộc tỉnh Tây Kalimantan trên đảo Borneo của Indonesia, khi rất nhiều nơi chưa được tiếp cận với Internet, chương trình phát thanh của Đài phát thanh Quốc gia RRI đã trở thành một công cụ giảng dạy hiệu quả trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 khi nhiều trường học phải đóng cửa.

Bộ Giáo dục Indonesia đã hợp tác với Đài Phát thanh Quốc gia RRI và một số trường học trên địa bàn, cung cấp các chương trình giáo dục do giáo viên địa phương thực hiện. Tất cả học sinh đều có thể nghe các chương trình phát thanh và giáo viên cũng đỡ tốn kém hơn khi không phải mua thêm dữ liệu internet. Điều này đặc biệt có ích tại khu vực mà cha mẹ học sinh đều có thu nhập thấp, làm nông nghiệp và gặp khó khăn trong việc mua các gói internet.

Không chỉ trong đại dịch mới thấy tầm quan trọng của phát thanh, khảo sát của hãng Nielsen Radio Audience Audience cho thấy Internet đang kéo lượng lớn thính giả đến với các đài phát thanh. Tại một số thành phố như Jakarta, Bandung, Medan và Palembang, tỷ lệ người nghe đài dao động từ 50% - 80% dân số, với 1/3 trong số đó nghe qua các dịch vụ phát trực tuyến. Số liệu năm 2016 thấy cứ 10 người có 4 người nghe đài qua điện thoại di động. Năm 2014, người Indonesia dành 16 giờ mỗi tuần để nghe radio, con số này tiếp tục tăng trong năm 2015 (16 giờ 14 phút mỗi tuần) và năm 2016 (16 giờ 18 phút). Khảo sát của Nielsen Radio Audience Measure cũng cho thấy số liệu người trẻ nghe đài thông qua các ứng dụng trực tuyến tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Sức sống của phát thanh cũng được thể hiện rõ ở các Câu lạc bộ Bạn nghe đài tại các khu vực với lượng thính giả trung thành và nhiệt huyết. Chẳng hạn như ở Câu lạc bộ nghe đài lớn nhất trên đảo Java có tên gọi là Radio Listener Club hiện nay có khoảng 5.000 thính giả, thường xuyên nghe VOV và các đài phát thanh khác, hay CLB nghe đài Borneo ở đảo Kalimantan với nhóm thành viên là hơn 3.900 người. 2 năm một lần các thính giả Indonesia lại tổ chức 1 buổi “Gặp mặt đại gia đình thính giả”.

Ông Rudy Hartono, Chủ tịch CLB nghe đài Borneo, đồng thời là một thính giả trung thành và đặc biệt yêu mến Đài tiếng nói Việt Nam bày tỏ:

“Gặp gỡ thính giả là một việc quan trọng để vun đắp tình cảm của thính giả và khơi dậy hứng thú nghe đài. Buổi họp mặt cũng là nơi quy tụ của thính giả từ nhiều vùng khác nhau ở Indonesia. Đây không chỉ là cuộc gặp của những thính giả mà còn có sự tham gia dự của các Đài phát thanh, các phát thanh viên. Trước đây, thình giả chỉ được nghe giọng nói của phát thanh viên qua đài, nhưng với buổi gặp mặt này, thính giả sẽ được trực tiếp gặp gỡ những thần tượng của mình, tạo sự kết nối và gần gũi hơn”.

Xoay xở để thu hút thính giả

Anggie Gerhana - Phát thanh viên kiêm Giám đốc âm nhạc của Đài 102.3 Rase FM Bandung phát hiện cơ hội trong thách thức khi số lượng người trẻ truy cập kênh tăng nhanh sau đại dịch Covid-19. Thừa nhận các nền tảng phát trực tuyến kỹ thuật số (DSP) như Spotify và Apple Music giúp người nghe có thể thưởng thức các bài hát yêu thích nhưng vấn đề chi phí cũng là một yếu tố quan trọng. Tại một số khu vực của Indonesia khi wifi công cộng không quá phổ biến, để sử dụng các nền tảng phát trực tuyến, người nghe phải trả tiền để mua gói intermet, hạn chế danh mục thưởng thức. Tuy nhiên, trên đài phát thanh, mọi thứ miễn phí từ âm nhạc, giải trí, thông tin, kinh tế…

Tuy nhiên để hút lượng khán giả, Subhan “Bani” Wibisono - Giám đốc điều hành của 103,5 Sun FM Banjarmasin cho rằng, điều khiến 103,5 Sun FM Banjarmasin khác biệt là khía cạnh kỹ thuật số. 103,5 Sun FM Banjarmasin có riêng một nhà sản xuất phụ trách nội dung kỹ thuật số. Để cạnh tranh với sự phong phú của các podcast kỹ thuật số, 103,5 Sun FM Banjarmasin cũng nâng cao tiêu chí chất lượng nội dung và tính thu hút, với  “những người giỏi nhất ở quy mô địa phương hoặc quy mô quốc gia”. Ví dụ, chương trình Wanderlust của đài, tập trung vào du lịch và lữ hành, đã mời những nhân vật nổi tiếng tham gia, thu hút lượng fan đông đảo.

Prambors FM cũng chấp nhận việc số hóa đài phát thanh với kênh YouTube thu hút hơn 177.000 người đăng ký và ít nhất 508.000 người theo dõi trên tài khoản Instagram. Đài phát thanh cũng có sẵn dưới dạng ứng dụng di động có thể tải xuống. Tại một số thời điểm nhất định, Prambors hợp tác với dịch vụ phát nhạc trực tuyến JOOX do Tencent sở hữu và nền tảng tạo nhạc SoundOn do TikTok sở hữu.

Với tư cách là người đứng đầu mảng kỹ thuật số của Prambors FM, ông Iqbal Tawakal nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "chuyển đổi từ truyền thống sang kỹ thuật số". Mặc dù nói dễ hơn làm nhưng ông Iqbal Tawakal cho rằng phát thanh phải thích nghi và không nên “kháng cự” xu hướng, nếu không các đài phát thanh “sẽ thua”. Để cạnh tranh phát triển, Prambors FM cũng đẩy nhanh chất lượng nội dung với tiêu chí “Radio hiện đại không nói quá nhiều, ít dài dòng, cô đọng hơn và dựa nhiều vào âm nhạc”

Phát thanh sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển?

Ông Subhan “Bani” Wibisono, Giám đốc Điều hành của 103,5 Sun FM Banjarmasin tự tin với câu trả lời “có” vì một lý do đơn giản “mỗi đài phát thanh đều có dấu ấn cá nhân riêng xây dựng với thính giả của mình". Các đài phát thanh cần từng bước nâng cao chất lượng, “tiếp cận và giao tiếp” với thính giả sẽ mang lại hiệu quả.

Trong khi Anggie Gerhana - Giám đốc Âm nhạc của Đài 102.3 Rase FM Bandung chia sẻ câu trả lời tương tự vì cho rằng không thể thay thế thương hiệu đặc trưng của phát thanh với cảm giác thân thuộc, gần gũi. Người nghe sẵn sàng chi một khoản tiền nhỏ để thưởng thức một danh mục âm nhạc hoàn chỉnh trên các nền tảng phát trực tuyến kỹ thuật số. Tuy nhiên, ông Anggie đã nhiều lần quan sát thấy có “một phép màu nào đó” khiến phát thanh không thể thay thế. Theo ông, khi chúng ta đang lái xe trên phố hoặc đang ngủ gật, một bài hát yêu thích đột nhiên vang lên trên radio, người nghe sẽ có cảm giác “rất khác” so với khi họ chủ động nghe trên nền tảng phát trực tuyến, đặc biệt khi bài hát có yếu tố gợi lại ký ức cho người nghe - một cảm giác chỉ có radio mới mang lại được.

Dita Putri - Giám đốc chương trình 88.4 FM Global Radio Jakarta cũng tin rằng chìa khóa là yếu tố con người, nhấn mạnh phát thanh viên là một trong những chìa khóa giúp “giữ chân” thính giả ở lại và tạo ra sự gần gũi. Tuy nhiên, các nhà quản lý đều khẳng định, radio có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trong những điều kiện cụ thể, khi mỗi đài phát thanh đều không ngừng nỗ lực thay đổi và linh hoạt thích ứng trong tình hình mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày phát thanh thế giới 2019: Đối thoại, khoan dung và hòa bình
Ngày phát thanh thế giới 2019: Đối thoại, khoan dung và hòa bình

VOV.VN - Phát thanh không chỉ giúp người dân tăng cường đối thoại mà còn hàn gắn vết thương trong chiến tranh, góp phần xây dựng xã hội hài hòa, gắn kết hơn.

Ngày phát thanh thế giới 2019: Đối thoại, khoan dung và hòa bình

Ngày phát thanh thế giới 2019: Đối thoại, khoan dung và hòa bình

VOV.VN - Phát thanh không chỉ giúp người dân tăng cường đối thoại mà còn hàn gắn vết thương trong chiến tranh, góp phần xây dựng xã hội hài hòa, gắn kết hơn.

Trung Quốc thành lập đài phát thanh-truyền hình lớn nhất thế giới
Trung Quốc thành lập đài phát thanh-truyền hình lớn nhất thế giới

VOV.VN - Đây sẽ là một trong những cơ quan truyền thông lớn nhất thế giới với tổng số cán bộ, phóng viên, biên tập viên vào khoảng 15.000 người

Trung Quốc thành lập đài phát thanh-truyền hình lớn nhất thế giới

Trung Quốc thành lập đài phát thanh-truyền hình lớn nhất thế giới

VOV.VN - Đây sẽ là một trong những cơ quan truyền thông lớn nhất thế giới với tổng số cán bộ, phóng viên, biên tập viên vào khoảng 15.000 người

U23 - Điểm nhấn Lễ kỷ niệm Ngày Phát thanh Thế giới tại Đài TNVN
U23 - Điểm nhấn Lễ kỷ niệm Ngày Phát thanh Thế giới tại Đài TNVN

VOV.VN - Đông đảo các bạn sinh viên báo chí đã tập trung tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia và háo hức với lễ kỷ niệm Ngày Phát thanh Thế giới (13/2).

U23 - Điểm nhấn Lễ kỷ niệm Ngày Phát thanh Thế giới tại Đài TNVN

U23 - Điểm nhấn Lễ kỷ niệm Ngày Phát thanh Thế giới tại Đài TNVN

VOV.VN - Đông đảo các bạn sinh viên báo chí đã tập trung tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia và háo hức với lễ kỷ niệm Ngày Phát thanh Thế giới (13/2).

Các nước kỷ niệm Ngày Phát thanh thế giới: “Phát thanh chính là bạn”
Các nước kỷ niệm Ngày Phát thanh thế giới: “Phát thanh chính là bạn”

VOV.VN - Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi nhưng phát thanh vẫn là một người bạn tin cậy của nhiều người dân trên toàn thế giới.

Các nước kỷ niệm Ngày Phát thanh thế giới: “Phát thanh chính là bạn”

Các nước kỷ niệm Ngày Phát thanh thế giới: “Phát thanh chính là bạn”

VOV.VN - Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi nhưng phát thanh vẫn là một người bạn tin cậy của nhiều người dân trên toàn thế giới.

Tuổi trẻ có thể thay đổi thế giới thông qua phát thanh
Tuổi trẻ có thể thay đổi thế giới thông qua phát thanh

VOV.VN - Sức mạnh độc đáo của phát thanh là chạm vào cuộc sống và đưa con người ở mọi nơi trên thế giới đến được với nhau.

Tuổi trẻ có thể thay đổi thế giới thông qua phát thanh

Tuổi trẻ có thể thay đổi thế giới thông qua phát thanh

VOV.VN - Sức mạnh độc đáo của phát thanh là chạm vào cuộc sống và đưa con người ở mọi nơi trên thế giới đến được với nhau.