Người Kurd tại Iraq đề nghị đối thoại- Lựa chọn cuối cùng

VOV.VN - Lời đề nghị đối thoại từ chính quyền người Kurd tại Iraq là lựa chọn cuối cùng để giải quyết tình hình bất ổn hiện nay.

Bị cô lập, mất quyền kiểm soát tỉnh nhiều dầu mỏ Kirkuk, mâu thuẫn nội bộ đã đẩy chính quyền tự trị người Kurd (KRG) tại miền Bắc Iraq phải lựa chọn giải pháp “đối thoại” với chính quyền Trung ương Baghdad.

Binh sĩ Iraq tiến vào Kirkuk. Ảnh: Reuters

Nhượng bộ đáng chú ý đầu tiên của chính quyền tự trị người Kurd là sẵn sàng “đóng băng” kết quả cuộc trưng cầu ý dân về độc lập ngày 25/9 vừa qua – điều mà họ từng xem là một dấu mốc “lịch sử” quan trọng. Dù lời đề xuất đối thoại được đưa ra khá muộn màng, song có lẽ đây chính là lựa chọn cuối cùng.

Một cuộc chiến giữa các tay súng Peshmerga của người Kurd và quân đội Chính phủ Iraq sẽ không có ai là người “chiến thắng”, thay vào đó là việc đất nước Iraq sẽ bị hủy diệt hoàn toàn. Đó là tuyên bố mới nhất của chính quyền người Kurd đưa ra trong ngày 25/10 mở đầu cho lời đề nghị đối thoại với chính quyền Trung ương Baghdad.

Theo tuyên bố, chính quyền tự trị người Kurd đưa ra 3 đề xuất, đó là quân đội chính phủ phải ngừng ngay lập tức mọi hoạt động quân sự tại khu tự trị người Kurd; “đóng băng” kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 25/9 vừa qua; tổ chức các cuộc đối thoại cởi mở giữa 2 bên dựa trên cơ sở Hiến pháp. 

Giới chuyên gia khu vực nhận định, lời đề nghị đối thoại từ chính quyền tự trị người Kurd là lựa chọn cuối cùng để giải quyết tình hình khu vực hiện nay. Nó cũng là lựa chọn “tất yếu” phù hợp với quan điểm từ đồng minh số một của cộng đồng này là Mỹ.

Trong chuyến thăm mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tới khu vực, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Chúng tôi đang rất quan tâm tới các khác biệt gần đây giữa chính quyền khu vực người Kurd và chính quyền trung ương Iraq. Chúng tôi là bạn của cả Baghdad và Irbil, do đó chúng tôi kêu gọi hai bên tham gia đối thoại.

Tôi nghĩ rằng nếu cả hai bên cam kết một đất nước Iraq thống nhất, theo đúng hiến pháp, tôi nghĩ rằng tất cả khác biệt có thể được giải quyết và quyền lợi của cả hai có thể được tôn trọng”.

 Với việc để mất quyền kiểm soát tỉnh Kirkuk, mất đi khu vực nhiều dầu mỏ, chính quyền tự trị người Kurd đã đánh mất một nguồn thu chính cho ngân sách. Khó khăn chồng chất khó khăn khi Thổ Nhĩ Kỳ và Iran – hai quốc gia có đường biên giới  với khu vực tự trị này cũng đã đưa các biện pháp trừng phạt kinh tế và cô lập theo như đề nghị từ chính quyền Baghdad.

Kinh tế, chính trị bị cô lập, nội bộ chính quyền cũng chẳng thể yên ấm khi cách đây ít ngày (22/10) Đảng đối lập chính người Kurd đã kêu gọi lãnh đạo chính quyền tự trị Massoud Barzani từ chức.

Lời kêu gọi được đưa ra càng làm tình hình khu vực thêm rối ren. Những diễn biến bất lợi đó cũng đã buộc chính quyền tự trị người Kurd phải hoãn cuộc bầu cử lãnh đạo vùng này mà lẽ ra sẽ được tổ chức vào đầu tháng 11 tới.

Không chỉ chính quyền tự trị “lao đao”, khoảng 136.000 người Kurd tại Kirkuk cũng phải rơi vào cảnh phải bỏ nhà đi lánh nạn trong những ngày qua.

Trái ngược với niềm vui của người dân Arab và người Iraq gốc Thổ Nhĩ Kỳ tại Kirkuk khi quân đội Chính phủ giành quyền kiểm soát khu vực này, hàng chục nghìn hộ gia đình người Kurd lại lo sợ một cuộc xung đột “sắc tộc” có thể xảy ra tại khu vực này.

Tuy nhiên, hiện mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát khi lực lượng vũ trang người Kurd đã chủ động rút lui khi quân đội chính phủ tiến về các khu vực tranh chấp, đồng thời đưa ra đề xuất “đối thoại” trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh các lực lượng quân đội Iraq tiến về khu tự trị người Kurd
Cận cảnh các lực lượng quân đội Iraq tiến về khu tự trị người Kurd

VOV.VN - Các lực lượng quân đội Iraq đang được điều động đến khu tự trị của người Kurd ở Kirkuk trong bối cảnh người Kurd tại đây đang đòi được độc lập.

Cận cảnh các lực lượng quân đội Iraq tiến về khu tự trị người Kurd

Cận cảnh các lực lượng quân đội Iraq tiến về khu tự trị người Kurd

VOV.VN - Các lực lượng quân đội Iraq đang được điều động đến khu tự trị của người Kurd ở Kirkuk trong bối cảnh người Kurd tại đây đang đòi được độc lập.

Liệu có xảy ra đối đầu quân sự giữa Iraq và người Kurd tại Kirkuk?
Liệu có xảy ra đối đầu quân sự giữa Iraq và người Kurd tại Kirkuk?

VOV.VN - Ngày 16/10, các lực lượng Iraq giành quyền kiểm soát trụ sở chính quyền tỉnh Kirkuk, sát khu tự trị người Kurd mà không gặp phải nhiều sự kháng cự.

Liệu có xảy ra đối đầu quân sự giữa Iraq và người Kurd tại Kirkuk?

Liệu có xảy ra đối đầu quân sự giữa Iraq và người Kurd tại Kirkuk?

VOV.VN - Ngày 16/10, các lực lượng Iraq giành quyền kiểm soát trụ sở chính quyền tỉnh Kirkuk, sát khu tự trị người Kurd mà không gặp phải nhiều sự kháng cự.

Quân đội Iraq dập tắt “tham vọng độc lập” của người Kurd
Quân đội Iraq dập tắt “tham vọng độc lập” của người Kurd

VOV.VN - Quân đội Iraq ngày 17/10 đã giành lại quyền kiểm soát gần như toàn bộ các giếng dầu ở Kirkuk sau khi các tay súng người Kurd rút khỏi.

Quân đội Iraq dập tắt “tham vọng độc lập” của người Kurd

Quân đội Iraq dập tắt “tham vọng độc lập” của người Kurd

VOV.VN - Quân đội Iraq ngày 17/10 đã giành lại quyền kiểm soát gần như toàn bộ các giếng dầu ở Kirkuk sau khi các tay súng người Kurd rút khỏi.

Vì sao quân đội Iraq và lực lượng Kurd chĩa súng bắn nhau ở Kirkuk?
Vì sao quân đội Iraq và lực lượng Kurd chĩa súng bắn nhau ở Kirkuk?

VOV.VN - Quân đội Iraq và lực lượng người Kurd đều là đồng minh của Mỹ và ít nhiều đã hợp lực để chống IS. Nhưng giờ đây họ lại bắn nhau ở thành phố Kirkuk.

Vì sao quân đội Iraq và lực lượng Kurd chĩa súng bắn nhau ở Kirkuk?

Vì sao quân đội Iraq và lực lượng Kurd chĩa súng bắn nhau ở Kirkuk?

VOV.VN - Quân đội Iraq và lực lượng người Kurd đều là đồng minh của Mỹ và ít nhiều đã hợp lực để chống IS. Nhưng giờ đây họ lại bắn nhau ở thành phố Kirkuk.