Nhật Bản cho phép thương mại hóa công nghệ thu hồi và lưu trữ CO2

VOV.VN - Đây là công nghệ cho phép các công ty tiến hành lưu trữ CO2 sâu dưới lòng đất hoặc dưới đáy biển, đồng thời là một trong những chiến lược góp phần giúp quốc gia Đông Á này đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.


Theo dự luật, chính phủ sẽ chỉ định các khu vực có thể thu hồi và lưu trữ CO2, sau đó cấp phép cho một số dự án để đưa công nghệ thu hồi và lưu trữ CO2 vào ứng dụng thực tế. Các doanh nghiệp nhận được giấy phép sẽ được cấp “quyền khoan thăm dò” tại các khu vực được chỉ định để kiểm tra cấu thành, kết cấu địa chất, xác định mức độ phù hợp trước khi triển khai lưu trữ CO2.

Bên cạnh đó, dự luật cũng quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, người điều hành doanh nghiệp được cấp giấy phép sử dụng sử dụng công nghệ CCS. Theo đó, những người này sẽ có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát khả năng rò rỉ CO2 ra ngoài. Trong trường hợp xảy ra rò rỉ, dù cố ý hay sơ suất và tùy mức độ thiệt hại, đều phải chịu trách nhiệm bồi thường, thậm chí chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Quá trình thu hồi CO2 được gọi là CCS, tách và thu CO2 phát ra từ các nhà máy và lưu trữ vĩnh viễn sâu trong lòng đất như tầng sâu ngậm nước mặn; các bể dầu, khí đã khai thác kiệt; các lớp nền muối hoặc hang động; hoặc các lớp than không thể khai thác. Ngoài lưu trữ vĩnh viễn, CO2 cũng có thể được sử dụng cho mục đích thương mại như một phần của chuỗi giá trị. 

Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu tới năm 2030 sẽ lưu trữ tối đa 12 triệu tấn CO2 dưới lòng đất, tương đương với 1% lượng khí thải CO2 hàng năm của nước này. Ngoài phương án thu hồi và lưu trữ CO2, Nhật Bản đang có kế hoạch mở rộng các cơ sở năng lượng gió ngoài khơi tới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nhằm đẩy mạnh nỗ lực trung hòa carbon và đảm bảo an ninh năng lượng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Dương tích cực hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Bình Dương tích cực hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

VOV.VN - Sáng 18/1, UBND tỉnh Bình Dương, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM và Tổng Công ty Becamex IDC phối hợp tổ chức Hội thảo “Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ tiến tới Net Zero, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải cho công nghiệp bền vững”.

Bình Dương tích cực hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bình Dương tích cực hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

VOV.VN - Sáng 18/1, UBND tỉnh Bình Dương, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM và Tổng Công ty Becamex IDC phối hợp tổ chức Hội thảo “Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ tiến tới Net Zero, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải cho công nghiệp bền vững”.

Phát hiện doanh nghiệp xả thải ra môi trường ở Đà Nẵng
Phát hiện doanh nghiệp xả thải ra môi trường ở Đà Nẵng

VOV.VN - Công ty Cổ phần Sài Gòn - Đà Nẵng, chủ đầu tư Khu Công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng vừa phát hiện và lập biên bản Công ty TNHH Sức Trẻ trong khu công nghiệp Liên Chiểu vì ghi nhận có dòng nước đục, bốc mùi chảy ra hệ thống nước mưa.

Phát hiện doanh nghiệp xả thải ra môi trường ở Đà Nẵng

Phát hiện doanh nghiệp xả thải ra môi trường ở Đà Nẵng

VOV.VN - Công ty Cổ phần Sài Gòn - Đà Nẵng, chủ đầu tư Khu Công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng vừa phát hiện và lập biên bản Công ty TNHH Sức Trẻ trong khu công nghiệp Liên Chiểu vì ghi nhận có dòng nước đục, bốc mùi chảy ra hệ thống nước mưa.

Thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, nâng thu nhập cho nông dân
Thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, nâng thu nhập cho nông dân

VOV.VN - Tư duy mới trong sản xuất lúa gạo gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đó chung tay cùng với Chính phủ thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra cú hích đối với ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL.

Thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, nâng thu nhập cho nông dân

Thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, nâng thu nhập cho nông dân

VOV.VN - Tư duy mới trong sản xuất lúa gạo gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đó chung tay cùng với Chính phủ thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra cú hích đối với ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL.