Nhật Bản kiến tạo một “xã hội cộng sinh an toàn” với người nước ngoài

VOV.VN - Trong bối cảnh vừa cần sử dụng nguồn lực người nước ngoài để bù đắp phần thiếu hụt trong sức lao động xã hội, vừa phải đối mặt với tình trạng tội phạm người nước ngoài gia tăng nghiêm trọng, Chính phủ Nhật Bản đang xử lý đồng loạt nhiều vấn đề liên quan đến người nước ngoài.

Chính phủ Nhật Bản khẳng định, lực lượng lao động nước ngoài là một nguồn lực quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, để giải quyết mặt trái của vấn đề, khi một bộ phận người nước ngoài tại Nhật Bản vi phạm pháp luật, có nhiều hành vi không chính đáng, gây lo ngại cho cộng đồng nước sở tại, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chỉ thị cho các cơ quan liên quan điều chỉnh nhiều chính sách liên quan đến người nước ngoài.

Theo đó, trước mắt sẽ tập trung rà soát tình hình chung của người nước ngoài, sửa đổi kế hoạch tổng thể phòng chống tội phạm, siết chặt quy chế quản lý nhập cảnh... Đặc biệt, Nhật Bản sẽ thành lập mới một cơ quan đặc trách các vấn đề về người nước ngoài.

Thông tin với báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng Hayashi Yoshimasa - Chánh văn phòng nội các Nhật Bản cho biết: “Chính phủ sẽ thành lập Ban thư ký chính sách về người nước ngoài trực thuộc Văn phòng nội các ngay trong tuần này. Cơ quan này có chức năng như một bộ tư lệnh phụ trách tất cả các vấn đề có liên quan đến người nước ngoài và chỉ đạo thực hiện các chính sách tổng thể để xây dựng một xã hội cộng sinh an toàn, có trật tự với người nước ngoài, với sự phối hợp của tất cả các bộ trưởng và các cơ quan hữu quan. Trong khi nhiều người dân tỏ ra lo ngại và cảm thấy sự mất công bằng liên quan đến người nước ngoài, đây là một nhiệm vụ rất quan trọng”.

Hiện nay, có hơn 3,3 triệu người nước ngoài đang sinh sống, lao động và học tập tại tất cả các địa phương của Nhật Bản. Theo thống kê của cơ quan cảnh sát Nhật Bản, trong nhiều năm gần đây, số các vụ án hình sự có liên quan đến người nước ngoài gia tăng đáng lo ngại.

Trong năm 2024 vừa qua, cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ, xử lý 21.794 trường hợp vi phạm pháp luật có yếu tố nước ngoài và đã khởi tố 12.170 vụ án. Trong bối cảnh đó, việc kiến tạo một môi trường lành mạnh, bình đẳng cho người nước ngoài và người bản địa được coi là biện pháp hiệu quả để giải quyết những mặt trái đang tồn tại hiện nay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nguy cơ “siêu động đất” - Nhật Bản đang chuẩn bị ra sao?
Nguy cơ “siêu động đất” - Nhật Bản đang chuẩn bị ra sao?

VOV.VN - Nhiều tháng qua, một chủ đề thu hút sự quan tâm không chỉ tại Nhật Bản mà cả trong khu vực là nỗi lo về một cơn “siêu động đất”. Chính phủ Nhật cảnh báo có tới 80% xác suất trận “siêu địa chấn” tại rãnh Nankai sẽ xảy ra trong vòng 30 năm tới, với thiệt hại có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD.

Nguy cơ “siêu động đất” - Nhật Bản đang chuẩn bị ra sao?

Nguy cơ “siêu động đất” - Nhật Bản đang chuẩn bị ra sao?

VOV.VN - Nhiều tháng qua, một chủ đề thu hút sự quan tâm không chỉ tại Nhật Bản mà cả trong khu vực là nỗi lo về một cơn “siêu động đất”. Chính phủ Nhật cảnh báo có tới 80% xác suất trận “siêu địa chấn” tại rãnh Nankai sẽ xảy ra trong vòng 30 năm tới, với thiệt hại có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD.

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của Nhật Bản rất tinh gọn và hiệu quả
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của Nhật Bản rất tinh gọn và hiệu quả

VOV.VN - Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống quản lý hành chính với 2 cấp ở địa phương, được quy định rõ trong Hiến pháp và đạo luật Tự quản địa phương. Hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện có giá trị tham khảo như thế nào đối với Việt Nam?

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của Nhật Bản rất tinh gọn và hiệu quả

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của Nhật Bản rất tinh gọn và hiệu quả

VOV.VN - Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống quản lý hành chính với 2 cấp ở địa phương, được quy định rõ trong Hiến pháp và đạo luật Tự quản địa phương. Hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện có giá trị tham khảo như thế nào đối với Việt Nam?