Nhật Bản yêu cầu các lực lượng “sẵn sàng ứng phó" sau khi Triều Tiên phóng tên lửa

VOV.VN - Trong một tuyên bố vào sáng nay (12/9) sau khi Triều Tiên phóng “một số” tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã yêu cầu tất cả các lực lượng “sẵn sàng chuẩn bị với mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra”.

Phản ứng trước việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên vào sáng nay (12/9), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida - nhấn mạnh, các lực lượng của Nhật Bản cần phải nỗ lực hết sức để thu thập và phân tích tất cả các thông tin liên quan, thông báo nhanh chóng và chính xác cho người dân; đồng thời phải kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn ở mức cao nhất cho các ngư dân, tàu, thuyền và máy bay của Nhật Bản.

Nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng yêu cầu tất cả các lực lượng cần “sẵn sàng chuẩn bị với mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra”.

Trong một thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản vào lúc 7h16 sáng 12/9 - sau thời điểm Triều Tiên phóng tên lửa khoảng 6 phút, tên lửa đạn đạo được phóng từ Triều Tiên đã rơi xuống biển và “nhiều khả năng” đã rơi ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang tiếp tục theo dõi, giám sát, phân tích và kiểm tra mọi thông tin liên quan đến vụ việc.

Trong khi đó, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cũng ra tuyên bố cho biết, dường như tên lửa của Triều Tiên đã rơi ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, đồng thời xác nhận, đến nay chưa có báo cáo về thiệt hại nào về tàu, thuyền và các thiệt hại khác sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc cũng xác nhận, “một số” tên lửa đạn đạo tầm ngắn đã được phóng từ khu vực Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào lúc 7h10 sáng nay (theo giờ địa phương). Tuy nhiên, cơ quan này chưa nêu rõ thông tin có bao nhiêu quả tên lửa được phóng đi và tên lửa của Triều Tiên bay được bao xa. 

Lần gần đây nhất, ngày 1/7, Triều Tiên cũng đã phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật mới với tên gọi là Hwasong-11. Tên lửa này được cho là có thể được trang bị đầu đạn siêu lớn.

Ngày 9/9 vừa qua, trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 76 năm thành lập đất nước, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố, nước này sẽ tăng số lượng vũ khí hạt nhân “theo cấp số nhân”, đồng thời khẳng định lực lượng hạt nhân luôn sẵn sàng sử dụng trong mọi tình huống để bảo vệ an ninh quốc gia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản đẩy mạnh nghiên cứu phát triển máy tính lượng tử
Nhật Bản đẩy mạnh nghiên cứu phát triển máy tính lượng tử

VOV.VN - Công ty Fujitsu, một doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông hàng đầu của Nhật Bản đang phối hợp với Đại học Osaka nghiên cứu phát triển một loại máy tính được coi là thế hệ mới sẽ thay thế các máy tính đang được sử dụng rộng rãi hiện nay – máy tính lượng tử.

Nhật Bản đẩy mạnh nghiên cứu phát triển máy tính lượng tử

Nhật Bản đẩy mạnh nghiên cứu phát triển máy tính lượng tử

VOV.VN - Công ty Fujitsu, một doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông hàng đầu của Nhật Bản đang phối hợp với Đại học Osaka nghiên cứu phát triển một loại máy tính được coi là thế hệ mới sẽ thay thế các máy tính đang được sử dụng rộng rãi hiện nay – máy tính lượng tử.

Kịch bản tệ nhất Ukraine có thể đối mặt sau khi tấn công Kursk
Kịch bản tệ nhất Ukraine có thể đối mặt sau khi tấn công Kursk

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng, kịch bản tệ nhất mà Ukraine có thể phải đối mặt là vừa mất đi số lượng đáng kể các vùng lãnh thổ ở phía Đông vừa không giữ được lãnh thổ ở Kursk mà vốn nước này định dùng để làm quân bài mặc cả.

Kịch bản tệ nhất Ukraine có thể đối mặt sau khi tấn công Kursk

Kịch bản tệ nhất Ukraine có thể đối mặt sau khi tấn công Kursk

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng, kịch bản tệ nhất mà Ukraine có thể phải đối mặt là vừa mất đi số lượng đáng kể các vùng lãnh thổ ở phía Đông vừa không giữ được lãnh thổ ở Kursk mà vốn nước này định dùng để làm quân bài mặc cả.

Nhật Bản thu hồi các mảnh vỡ nhiên liệu hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima Daiichi
Nhật Bản thu hồi các mảnh vỡ nhiên liệu hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima Daiichi

VOV.VN - Sau 4 lần hoãn kế hoạch thu hồi các mảnh vỡ nhiên liệu hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima Daiichi do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và các vấn đề về kỹ thuật khác, vào sáng nay (10/9), Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã chính thức bắt đầu thử nghiệm thu hồi các mảnh vở nhiên liệu hạt nhân từ Tổ máy 2 của Nhà máy này.

Nhật Bản thu hồi các mảnh vỡ nhiên liệu hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima Daiichi

Nhật Bản thu hồi các mảnh vỡ nhiên liệu hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima Daiichi

VOV.VN - Sau 4 lần hoãn kế hoạch thu hồi các mảnh vỡ nhiên liệu hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima Daiichi do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và các vấn đề về kỹ thuật khác, vào sáng nay (10/9), Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã chính thức bắt đầu thử nghiệm thu hồi các mảnh vở nhiên liệu hạt nhân từ Tổ máy 2 của Nhà máy này.