Những dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời Nelson Mandela
VOV.VN - Di sản của ông Mandela bao gồm nhiều thành tựu giúp thay đổi lịch sử của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ít nhà lãnh đạo thế giới nào được sùng kính như cố Tổng thống Nam Phi Nelson Rolihlahla Mandela.
Hầu như ai cũng có thể tự hào rằng có một cuộc sống như ông Mandela. Khi đặt tên cho con mình, bố của ông Mandenla dường như đã có những dự cảm lạ lùng và chữ Rolihlahla trong tên của ông có nghĩa là “kẻ gây rối”.
Hãy điểm qua những khoảnh khắc không thể nào quên về cuộc đời của một trong số những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất thế kỷ 20:
Năm 1947, ở tuổi 30, ông Mandela bước chân và con đường chính trị khi ông đang là một trợ lý luật sư có vợ và hai con. Ông đã được bầu là thư ký Hội Thanh niên của Đại hội Dân tộc Phi, một tổ chức do ông giúp sáng lập. Tại thời điểm đó ông đã nói rằng: “Khao khát giải phóng bản thân trong tôi đã trở thành khao khát lớn hơn là giải phóng cho toàn bộ nhân dân Nam Phi”. 5 năm sau, ông nắm chức Chủ tịch Hội này.
Ông Mandela tại Đại hội Dân tộc Phi (Ảnh Yahoo News) |
Ông Mandela thành lập một hãng luật dành riêng cho người da màu đầu tiên tại Nam Phi tháng 8/1952. Hãng luật này do ông cùng người bạn của mình Oliver Tambo sáng lập. Tại thời điểm đó, những hãng luật do người da trắng thành lập thường yêu cầu những thân chủ là người da màu phải trả tiền bào chữa cho các vụ án dân sự và hình sự cao hơn rất nhiều so với các thân chủ là người da trắng.
Hãng luật của ông không có nhiều thân chủ do người da đen lúc đó có thể bị phạt tiền nếu vào nhầm nhà, đi nhầm xe bus, uống nước nhầm chỗ và bị trục xuất khỏi những nơi có người da trắng sinh sống. Trong cuốn tự truyện của mình, ông viết: “Hằng ngày, tôi phải chứng kiến hàng nghìn những hành động xúc phạm người da màu Nam Phi”.
Luật sư vì người da màu Nelson Mandela (Ảnh Yahoo News) |
Toà nhà trụ sở hãng luật của ông đã bị bỏ hoang nhiều năm nhưng gần đây nó đã được phục dựng lại và trở thành một viện bảo tàng.
Chín tháng sau khi ông Mandela và nhiều người khác được tuyên bố vô tội trong Phiên toà xét xử tội phản quốc (diễn ra từ năm 1956 - 1961), ông Mandela ngày 16/12/1961 đã thành lập đảng Umkhonto we Sizwe (Mũi giáo của Nhà nước) nhân kỷ niệm 123 năm Trận chiến của Dòng Sông Máu khi những người Nam Phi đánh bại người Zulu.
Sau nhiều theo đuổi chính sách bất bạo động tại Đại hội Dân tộc Phi, Đảng Umkhonto we Sizwe buộc phải tiến hành các biện pháp quân sự nhằm phản ứng lại những bộ luật và hành động mang tính chất đàn áp như vụ Thảm sát Sharpeville trong đó 69 người biểu tình hoà bình đã bị giết hại. Chưa đầy một năm sau ông Mandela đã bị bắt giữ cũng nhiều người khác vì bị cáo buộc khích động người lao động đình công.
Ông Mandela thành lập đảng Umkhonto we Sizwe (Ảnh Yahoo Neưs) |
Chính quyền Nam Phi năm 1963 đã tiến hành tấn công vào nơi ẩn náu của đảng Umkhonto we Sizwe và đưa ông Mandela và 9 người khác ra phiên xét xử Rivonia. Họ bị cáo buộc phá hoại và âm mưu lật đổ chính quyền.
Ngày 20/4/1963, ông Mandela đã từ chối tiến hành cuộc kiểm tra chéo và thay vì thế đã đọc liền một mạch 4 giờ bài diễn văn nổi tiếng của mình “Tôi đã sẵn sàng hy sinh”.
Bài diễn văn có đoạn:”Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng và tôi cũng chống lại sự thống trị của người da đen”. Ông Mandela kết thúc bài diễn văn:” Tôi muốn chia sẻ lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do trong đó mọi người sống hoà thuận với nhau và được hưởng mọi cơ hội như nhau. Đây chính là lý tưởng mà tôi muốn mình sẽ sống và chiến đấu để giành được. Nhưng nếu cần thiết, đây cũng là lý tưởng mà tôi sẵn sàng hy sinh mình vì nó”.
Bài diễn văn "Tôi đã sẵn sàng hy sinh" của ông Mandela |
Bị kết án tù chung thân, ông Mandela được chuyển đến nhà tù tại Đảo Robben. Chính Tại đây trong một tháng ông chỉ được phép nhận một bức thư và gặp mặt một người thăm tù trong vòng 30 phút.
Chính quyền Nam Phi lúc đó đã cố hết sức để gạt bỏ tầm ảnh hưởng, hình ảnh và những lời nói của ông ra khỏi đời sống xã hội. Tuy nhiên, năm 1978 khi ông Mandela tròn 60 tuổi và đã ở tù được 18 năm sự quan tâm mà thế giới dành cho ông lại một lần nữa bùng phát lên sau khi chính quyền Apartheid đã gây sốc cho người dân trong nước và trên toàn cầu bằng việc cho phép cánh sát phun lửa vào đám đông sinh viên cao học tham gia tuần hành hoà bình trong cuộc nổi dậy của thanh niên Soweta năm 1976.
Căn buồng giam ông Mandela tại nhà tù Robben (Ảnh Yahoo News) |
Niềm tin vào Đại hội Dân tộc Phi do ông Mandela điều hành trong tù đã được khôi phục lại. Khi Liên Hợp Quốc thể hiện sự đoàn kết với phong trào giải phóng của Nam Phi đã có tới 85.000 người ký vào đơn xin cho ông Mandela tại ngoại.
Ngày 19/2/1990 ông Mandela chính thức được thả khỏi nhà tù Victor ở Cape Town. Ông là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Ông qua đời ngày 5/12/2013./.