Nông thôn – Lỗ hổng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc

VOV.VN - Nhiều người dân tại vùng nông thôn ở Trung Quốc khi ho sốt không đi khám, mà chỉ theo các kinh nghiệm dân gian, ra hiệu thuốc về tự mua thuốc uống.

Với 85,5% các ca mắc Covid-19 thời gian gần đây của tỉnh Hà Bắc (địa phương bùng phát dịch Covid-19 trên quy mô lớn) tập trung tại khu vực nông thôn, nhiều ý kiến cho rằng việc phòng chống dịch Covid-19 cũng như những yếu tố đặc thù về đời sống xã hội tại nông thôn là lỗ hổng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay tại Trung Quốc.

Việc bùng phát dịch trên quy mô lớn thời gian gần đây tại tỉnh Hà Bắc – địa phương ngay sát nách thủ đô Bắc Kinh có thể được coi là một đòn giáng mạnh vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 mà Trung Quốc đang làm tương đối tốt hiện nay. Vậy đâu là nguyên nhân khiến dịch âm ỉ và bùng phát, buộc chính quyền phải nhìn nhận lại các lỗ hổng trong công tác phòng chống dịch.          

Tâm lý buông lỏng sau thời gian dài chống dịch

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc, khu vực nông thôn không hề xảy ra bùng phát dịch trên quy mô lớn, khi đó nhiều người cho rằng, mật độ dân số thấp, môi trường không khí trong lành khiến việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 ở đây thấp hơn khu vực thành thị.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thành công trong trong giai đoạn đầu của cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại khu vực nông thôn là do nơi đây đã làm tốt việc kiểm soát chặt chẽ hàng và người từ thành thị quay trở về.

Thậm chí nhiều nơi đã phong tỏa toàn thôn, kiểm soát người trong thôn từng đến vùng dịch hoặc người từ vùng dịch đến địa phương. Đây chính là nguyên nhân giúp khu vực nông thôn của Trung Quốc kiểm soát tốt dịch Covid-19. Tuy nhiên, cùng với việc cuộc chiến chống dịch Covid-19 trở thành trạng thái bình thường, ý thức phòng dịch tại khu vực nông thôn bắt đầu có dấu hiệu lơi lỏng.

Chuyên gia Ủy ban tư vấn kiểm soát phòng chống dịch của Ủy ban y tế và sức khỏe quốc gia Trung Quốc, ông Ngô Hạo nhấn mạnh, dịch bùng phát ở Hà Bắc là hồi chuông cảnh tỉnh cho công tác phòng chống dịch tại Trung Quốc, nước này dường như đã “bỏ quên” phòng chống dịch tại khu vực nông thôn. Ông Ngô Hạo cho biết, khi virus lan truyền sang đối tượng lây nhiễm thứ hai, thứ ba thì chính quyền mới bắt đầu phát hiện và có các biện pháp kiểm soát. 

Ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân tại nông thôn tương đối thấp

 Số liệu của Ủy ban y tế và sức khỏe quốc gia Trung Quốc cho thấy, chỉ số ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân tại khu vực thành thị của nước này trong năm 2019 là 24,81%, trong khi đó ở khu vực nông thôn chỉ là 15,67%. Nhiều người dân tại nông thôn khi ho sốt không đi khám, mà chỉ theo các kinh nghiệm dân gian, ra hiệu thuốc về tự mua thuốc uống.

Đơn cử như “bệnh nhân số 0” của tỉnh Hà Bắc, bệnh nhân này được cho là đã mắc bệnh từ trước ngày 15/12/2020, tuy nhiên đến ngày 2/1/2021 bệnh nhân mới được phát hiện dương tính với SAR-CoV-2, trong thời gian hơn nửa tháng đó, bệnh nhân vẫn nghĩ mình bị cảm cúm thông thường và liên tục đến trạm y tế thôn, cửa hàng thuốc tự mua thuốc về chữa trị. Điều này vừa bỏ lỡ cơ hội chữa trị cho người bệnh, đồng thời là nguyên nhân khiến dịch lan rộng trong cộng đồng.

 Dân số lưu động, các hoạt động tập trung đông người cao ở thành thị

Theo kết quả điều tra dịch tễ học, đợt dịch lần này tại nhiều địa phương của Trung Quốc xuất hiện theo cụm, có nghĩa là lây nhiễm do các hoạt động tụ họp đông người. Như tại thôn Liên Trang, quận Thuận Nghĩa, thành phố Bắc Kinh 7 người trong một gia đình đã bị nhiễm SARS-Cov-2 sau một bữa ăn chung, trong khi đó thôn Tiểu Quả Trang, quận Cảo Thành, tỉnh Hà Bắc, chỉ trong thời gian ngắn các hoạt động cưới hỏi tại địa phương được cho là nguyên nhân khiến dịch bùng phát nhanh chóng.    

Mặc dù đến thời điểm hiện tại, giới chức Trung Quốc đã nhận thấy và đang tích cực "vá" các lỗ hổng trong cuộc chiến chống dịch tại khu vực nông thôn của nước này, tuy nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức khi nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù số lượng các ca bệnh đã bắt đầu giảm, tuy nhiên đa phần trong số đó là các ca không triệu chứng.

 Trung Quốc hiện có tổng cộng 84 khu vực có nguy cơ và 1 khu vực nguy cơ cao, riêng tỉnh Hà Bắc chiếm tới gần 1/2 với 40 khu vực có nguy cơ và 1 khu vực nguy cơ cao, với hơn 500 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 có triệu chứng và không triệu và 85,5% trong số này tập trung ở khu vực nông thôn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Indonesia nhận mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên vào ngày mai
Tổng thống Indonesia nhận mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên vào ngày mai

VOV.VN - Ban Thư ký Tổng thống Indonesia hôm nay (12/1) thông báo, Tổng thống Joko Widodo sẽ nhận mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trong khuôn khổ chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 miễn phí được bắt đầu thực hiện vào ngày 13/1.

Tổng thống Indonesia nhận mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên vào ngày mai

Tổng thống Indonesia nhận mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên vào ngày mai

VOV.VN - Ban Thư ký Tổng thống Indonesia hôm nay (12/1) thông báo, Tổng thống Joko Widodo sẽ nhận mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trong khuôn khổ chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 miễn phí được bắt đầu thực hiện vào ngày 13/1.

Dịch Covid-19 tại Hà Bắc (Trung Quốc) lan rộng, 1 huyện ở Hắc Long Giang bị phong tỏa
Dịch Covid-19 tại Hà Bắc (Trung Quốc) lan rộng, 1 huyện ở Hắc Long Giang bị phong tỏa

VOV.VN - Dịch Covid-19 trong cộng đồng ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đang có dấu hiệu lan rộng khi có thêm các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 ngoài địa phương.

Dịch Covid-19 tại Hà Bắc (Trung Quốc) lan rộng, 1 huyện ở Hắc Long Giang bị phong tỏa

Dịch Covid-19 tại Hà Bắc (Trung Quốc) lan rộng, 1 huyện ở Hắc Long Giang bị phong tỏa

VOV.VN - Dịch Covid-19 trong cộng đồng ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đang có dấu hiệu lan rộng khi có thêm các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 ngoài địa phương.

Chuyên gia điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO sẽ tới Trung Quốc ngày 14/1
Chuyên gia điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO sẽ tới Trung Quốc ngày 14/1

VOV.VN - Theo thông báo mới nhất của Trung Quốc, nhóm chuyên gia quốc tế sẽ chính thức đến nước này điều tra nguồn gốc Covid-19 từ ngày 14/1.

Chuyên gia điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO sẽ tới Trung Quốc ngày 14/1

Chuyên gia điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO sẽ tới Trung Quốc ngày 14/1

VOV.VN - Theo thông báo mới nhất của Trung Quốc, nhóm chuyên gia quốc tế sẽ chính thức đến nước này điều tra nguồn gốc Covid-19 từ ngày 14/1.