Nước Pháp đang bế tắc

VOV.VN - Những dấu hiệu bế tắc đang ngày một hiện diện nhiều hơn trong xã hội Pháp.

Ngày 11/11 là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Pháp. Đó là ngày Armistice - ngày đình chiến, ngày ký hiệp định ngừng bắn, chấm dứt Thế chiến 1 năm 1918. 

Với nước Pháp, Thế chiến 1, hay gọi theo người Pháp là La Grande Guerre – Cuộc chiến vĩ đại, luôn là một sự kiện được trân trọng đặc biệt. Khác với ký ức đáng lãng quên của cuộc Thế chiến 2, khi nước Pháp kiêu hãnh bị Đức quốc xã chiếm đóng, Thế chiến 1 tồn tại trong tâm thức người Pháp như một cuộc chiến đáng tự hào. Đó là cuộc chiến của thời điểm nước Pháp vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới và quan trọng hơn, đó là cuộc chiến mà nước Pháp là người chiến thắng.

Bao năm nay, cứ đến ngày 11/11, trên khắp nước Pháp, người dân cầm những bó hoa Bleuet – xa cúc lam, hay đeo chúng trên ngực, để đến tham dự những lễ tưởng niệm. Như luật bất thành văn, đó là ngày để nước Pháp tưởng nhớ, đoàn kết và khoan dung. Thế nhưng, trong ngày của niềm tự hào quốc gia năm nay, người Pháp lại đón nhận toàn những tin gây sốc.

Tổng thống Francois Hollande đang phải đối mặt với những vấn đề rất nghiêm trọng tại Pháp (Ảnh AFP)

Nỗi buồn ngày 11/11

Trong một lễ tưởng niệm tại thành phố nhỏ Chateaurenard của vùng Bouches-du Rhone phía Nam nước Pháp, một vị thị trưởng, đồng thời là nghị sĩ quốc hội Pháp, đã bị một kẻ lạ mặt đâm lén.

Còn ngay tại thủ đô Paris, trên đại lộ Champs Elysees lừng danh, Tổng thống Pháp Francois Hollande được đón chào bằng những lời la ó và huýt sáo khi ông đến đặt vòng hoa tại mộ chiến sỹ vô danh nằm dưới chân Khải hoàn môn.

“Đó là một nền Cộng hòa mà chẳng còn ai tôn trọng nữa rồi” – Bernard Reyes, vị thị trưởng bị đâm lén, thốt lên cay đắng.

Chưa đảo chiều

Câu nói đó không lạc điệu, trong bối cảnh mà những dấu hiệu bế tắc đang ngày một hiện diện nhiều hơn trong xã hội Pháp.

Kinh tế, nỗi lo lớn nhất, vẫn chưa có điểm sáng. Đầu năm nay, Tổng thống Francois Hollande đã khẳng định một cách cực kỳ tự tin rằng cho đến cuối năm, chính quyền của ông sẽ đảo ngược đà suy thoái kinh tế và thất nghiệp.

Nhưng bây giờ đã là nửa tháng 11, tức chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ hết năm 2013 và lời hứa đó có vẻ đã quá xa vời. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở ngưỡng 10,9%. Đáng ngại nhất, con số thất nghiệp trong giới trẻ đã lên tới gần 25%, tức ngang ngửa với các nước khủng hoảng nặng như Tây Ban Nha hay Italy. Tăng trưởng kinh tế khả dĩ hơn, nhưng con số lạc quan nhất cũng chỉ xoay quanh mức 0,1-0,2% cho cả năm 2013. Tức là sẽ không có một sự đảo chiều đáng kể nào, ít nhất cho đến cuối năm 2014.

Câu hỏi đặt ra là liệu sự trì trệ và tốc độ cải cách chậm chạp có níu giữ được sự ổn định mong manh hiện nay trước các biến động xã hội ngày một dễ bùng nổ hay không?

Không ai miễn nhiễm

Chỉ trong vòng 1 năm, đã có hơn 1.000 “plan social – kế hoạch sa thải” được đưa ra trên khắp nước Pháp. Sa thải, đóng cửa nhà máy, xí nghiệp… giờ không chỉ là câu chuyện hàng tháng mà là hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Kéo theo nó, dĩ nhiên, là những bất ổn xã hội.

Biểu tình khắp nơi. Tuần trước, nhóm “bonnet rouge – mũ đỏ” của vùng Bretagne, khoảng vài chục ngàn người, đổ xuống các đường phố của vùng Bretagne đập phá và đốt các trạm thu phí Ecotaxe – thuế sinh thái vốn đánh vào các loại xe tải chạy trên đường.

Ecotaxe, thực ra chỉ là giọt nước tràn ly ở vùng đất mà 2 ngành kinh tế chính là nông nghiệp và lương thực, thực phẩm, đã và đang bị khủng hoảng dập cho tơi bời.

Trong ngày 13/11, hàng trăm nghìn giáo viên sẽ bắt đầu những ngày đình công trên khắp nước Pháp để phản đối cải cách về giờ học, được gọi là “rythme scolaire”, vốn được chính quyền của ông Hollande ép đưa vào thực hiện từ vài tháng trước.

Một cuộc tuần hành lớn nữa của giới tiểu thương, vốn nghẹt thở vì các loại thuế tăng liên tục từ đầu năm, nhất là thuế VAT, dự định cũng sẽ được tiến hành ngay trong tuần tới.

Đến ngay cả lĩnh vực thể thao, giải trí cũng bị cuốn vào guồng máy.

Cuối tháng 11, tất cả các cầu thủ bóng đá Pháp ở hai giải đấu cao nhất là Ligue 1 và Ligue 2 sẽ đồng loạt đình công, không ra sân chơi bóng, để phản đối loại thuế 75% đánh vào thu nhập của những người có trên 1 triệu euro.

Không mấy ai còn có thể tự tin là mình miễn nhiễm với khủng hoảng.

Bế tắc thì phải thay đổi.

Tờ Liberation vài ngày trước đưa lên trang nhất ảnh ông Hollande cùng với lời dẫn “Hollande dưới góc nhìn chuyên gia tâm lý: liệu ông có thay đổi được không?” Đó cũng là câu hỏi mà rất nhiều người Pháp, thậm chí là chính trong hàng ngũ của ông Hollande, đang đặt ra.

Đầu tuần này, Malek Boutih, một nghị sĩ ngay trong đảng Xã hội (PS), lên tiếng kêu gọi “phải khẩn cấp thay thế Thủ tướng Jean Marc Ayrault”.

Lập tức, chủ đề thay đổi Thủ tướng và các chức danh quan trọng trong chính phủ trở thành làn sóng trên truyền thông. Đó, thực ra là việc tất yếu.

Từ vài tháng nay, cứ sau mỗi cuộc thăm dò dư luận, sự bất tín của người dân Pháp với cá nhân Tổng thống Francois Hollande và nội các của ông Jean Marc Ayrault lại đạt một kỷ lục mới.

Cuộc thăm dò mới nhất do IPSOS/Le Point tiến hành hôm 9/11 vừa qua cho thấy, tín nhiệm với hai ông Hollande và Jean Marc Ayrault hiện chỉ còn 21%. Trong lịch sử của nền Cộng hòa thứ Năm và kể từ khi ra đời các chỉ số tín nhiệm năm 1996, chưa có một vị Tổng thống Pháp nào lại được tín nhiệm ít đến thế. Sức ép thay đổi với ông Hollande, giờ đây không còn vô hình mà đã trở thành hiện hữu. Một cách nguy hiểm.

Có 3 cái tên nổi bật trong đảng Xã hội (PS) đang được nêu ra như là ứng cử viên tiềm năng thay thế ông Jean Marc Ayrault. Đứng đầu danh sách là Bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls, nhân vật hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất, có tín nhiệm cao trong chính phủ.

Người thứ hai nữ Thị trưởng thành phố Lille và là đối thủ cũ của ông Hollande trong PS, bà Martine Aubry. Thứ ba là Chủ tịch Quốc hội Pháp, Claude Bartolone, người có uy tín và ảnh hưởng với nhóm nghị sĩ đảng PS vốn chiếm đa số trong Quốc hội.

Vấn đề là trước sức ép từ mọi phía, cả trong nội bộ lẫn phe đối lập, ông Hollande, vốn không được đánh giá cao về tính quyết đoán, sẽ hành xử ra sao? Như đánh giá của giới phân tích, thời gian để ông lưỡng lự không còn nhiều.

Chính trường biến động

Trong cơn bão của chính quyền, đâu là vai trò của các đảng đối lập? Đó lại là một vấn đề khác mà người dân Pháp cảm thấy bất an.

Sau cuộc bầu cử Tổng thống 2012, với sự thất bại của đảng Liên minh phong trào nhân dân (UMP), chính trường Pháp đang ở trong giai đoạn vô cùng biến động.

Các nhà chính trị học Pháp gọi đó là “sự khủng hoảng song quyền”, tức cả đảng cầm quyền lẫn đảng đối lập đều đang rơi vào trạng thái bế tắc, cả về đường lối lẫn lý tưởng chính trị.

UMP đang mất đi vai trò của đảng cánh hữu và là đảng đối lập lớn nhất nước Pháp. Cuộc chiến khốc liệt và nhiều thủ đoạn để giành ghế lãnh đạo UMP giữa hai ông Jean Francois Cope và Francois Fillon hồi đầu năm đã khiến UMP suy yếu ghê gớm. Nhiều đảng viên UMP hay những người có cảm tình với cánh hữu, đã bỏ đi sang với Liên minh của ông Francois Bayrou  với ông Jean Louis Borloo.

Nhưng điều đáng ngại nhất, là số chạy sang với đảng cực hữu Mặt trận quốc gia (FN) cũng nhiều không kém. Xét về sự thăng tiến thì FN chính là đảng gặt hái nhiều thành quả nhất trong thời gian qua. Sự ủng hộ dành cho FN và cá nhân bà Marine Le Pen tăng liên tục trong các cuộc thăm dò, đến mức mà FN tuyên bố họ sẽ sớm là đảng đối lập lớn nhất nước Pháp.

Đó là một rủi ro khôn lường với các giá trị của nền Cộng hòa.

Một tháng trước, một đảng viên trẻ của FN, vốn chuẩn bị tranh cử ở một địa phương nhỏ, đã công khai so sánh bà Christiane Taubira, nữ Bộ trưởng Tư pháp Pháp, người da màu, với con khỉ.

Thậm chí, khi bà Taubira đến thăm một trường học, một nhóm trẻ em đã hát các bài hát với các từ “quả chuối” và “con khỉ” để đón chào bà.

Sự phân biệt chủng tộc, bài Hồi giáo, bài nhập cư đang tăng lên trong xã hội Pháp cùng với đà tiến của FN và sự đổ vỡ các lý tưởng chính trị trong các đảng phái truyền thống.

Nhiều học giả lớn trong xã hội Pháp đã phải lên tiếng cảnh báo về sự bế tắc toàn diện của nước Pháp.

Truyền thông Pháp thì ngày càng gia tăng các bài báo chỉ trích sự vô trách nhiệm và ì trệ của giới chính trị gia trước mức độ ngày càng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội.

Khi ông Francois Hollande tranh cử, khẩu hiệu của ông là “Le changement, c’est maintenant” – “Thay đổi, là ngay bây giờ”. Câu nói đó có lẽ giờ sẽ là: Thay đổi, là bao giờ?

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ có chiến lược hợp tác kinh tế trong khối Pháp ngữ
Sẽ có chiến lược hợp tác kinh tế trong khối Pháp ngữ

VOV.VN - “Việt nam là một trong những quốc gia đầu tiên khởi động hợp tác kinh tế trong tổ chức Pháp ngữ".

Sẽ có chiến lược hợp tác kinh tế trong khối Pháp ngữ

Sẽ có chiến lược hợp tác kinh tế trong khối Pháp ngữ

VOV.VN - “Việt nam là một trong những quốc gia đầu tiên khởi động hợp tác kinh tế trong tổ chức Pháp ngữ".

Israel kêu gọi Anh, Pháp không nới lỏng trừng phạt Iran
Israel kêu gọi Anh, Pháp không nới lỏng trừng phạt Iran

VOV.VN - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 12/10 kêu gọi lãnh đạo Anh và Pháp không nới lỏng trừng phạt đối với Iran.

Israel kêu gọi Anh, Pháp không nới lỏng trừng phạt Iran

Israel kêu gọi Anh, Pháp không nới lỏng trừng phạt Iran

VOV.VN - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 12/10 kêu gọi lãnh đạo Anh và Pháp không nới lỏng trừng phạt đối với Iran.

Pháp, Mexico gay gắt với Mỹ về vấn đề gián điệp
Pháp, Mexico gay gắt với Mỹ về vấn đề gián điệp

VOV.VN - Tuyên bố đưa ra sau khi Edward Snowden tiết lộ về việc NSA theo dõi thông tin cá nhân của Tổng thống Mexico và điện thoại của Pháp.

Pháp, Mexico gay gắt với Mỹ về vấn đề gián điệp

Pháp, Mexico gay gắt với Mỹ về vấn đề gián điệp

VOV.VN - Tuyên bố đưa ra sau khi Edward Snowden tiết lộ về việc NSA theo dõi thông tin cá nhân của Tổng thống Mexico và điện thoại của Pháp.

Thêm 2 phóng viên người Pháp bị bắt cóc tại Syria
Thêm 2 phóng viên người Pháp bị bắt cóc tại Syria

VOV.VN - 2 phóng viên này bị bắt cóc từ tháng 6, nhưng theo nguyện vọng của 2 gia đình, thông tin bị hoãn thông báo cho tới ngày 9/10

Thêm 2 phóng viên người Pháp bị bắt cóc tại Syria

Thêm 2 phóng viên người Pháp bị bắt cóc tại Syria

VOV.VN - 2 phóng viên này bị bắt cóc từ tháng 6, nhưng theo nguyện vọng của 2 gia đình, thông tin bị hoãn thông báo cho tới ngày 9/10

Pháp cam kết tăng binh sỹ đồn trú tại Trung Phi
Pháp cam kết tăng binh sỹ đồn trú tại Trung Phi

VOV.VN - Pháp dự kiến tăng số binh lính tại đây lên 1.200 người để đảm bảo an ninh trong thời gian sắp tới.

Pháp cam kết tăng binh sỹ đồn trú tại Trung Phi

Pháp cam kết tăng binh sỹ đồn trú tại Trung Phi

VOV.VN - Pháp dự kiến tăng số binh lính tại đây lên 1.200 người để đảm bảo an ninh trong thời gian sắp tới.

Quan hệ  Pháp-Mỹ nổi sóng do bê bối nghe lén
Quan hệ Pháp-Mỹ nổi sóng do bê bối nghe lén

VOV.VN - Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã triệu Đại sứ Mỹ tại Paris đến để yêu cầu giải thích về vụ việc trên. 

Quan hệ  Pháp-Mỹ nổi sóng do bê bối nghe lén

Quan hệ Pháp-Mỹ nổi sóng do bê bối nghe lén

VOV.VN - Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã triệu Đại sứ Mỹ tại Paris đến để yêu cầu giải thích về vụ việc trên. 

Tổng thống Pháp đang mất dần sự ủng hộ của người dân
Tổng thống Pháp đang mất dần sự ủng hộ của người dân

VOV.VN - 91% người dân Pháp muốn Tổng thống Francois Hollande thay đổi chính sách hoặc cải tổ chính phủ.

Tổng thống Pháp đang mất dần sự ủng hộ của người dân

Tổng thống Pháp đang mất dần sự ủng hộ của người dân

VOV.VN - 91% người dân Pháp muốn Tổng thống Francois Hollande thay đổi chính sách hoặc cải tổ chính phủ.

S&P hạ xếp hạng tín nhiệm của Pháp
S&P hạ xếp hạng tín nhiệm của Pháp

VOV.VN - Standard and Poor’s (S&P) vừa hạ mức xếp hạng tín nhiệm nợ công của Pháp từ AA+ xuống AA.

S&P hạ xếp hạng tín nhiệm của Pháp

S&P hạ xếp hạng tín nhiệm của Pháp

VOV.VN - Standard and Poor’s (S&P) vừa hạ mức xếp hạng tín nhiệm nợ công của Pháp từ AA+ xuống AA.

Tổng thống Mỹ-Pháp điện đàm giải quyết bê bối nghe lén
Tổng thống Mỹ-Pháp điện đàm giải quyết bê bối nghe lén

VOV.VN -Sóng gió nổi lên giữa 2 nước trước những thông tin về việc Mỹ nghe lén điện thoại của hơn 70 triệu công dân Pháp.

Tổng thống Mỹ-Pháp điện đàm giải quyết bê bối nghe lén

Tổng thống Mỹ-Pháp điện đàm giải quyết bê bối nghe lén

VOV.VN -Sóng gió nổi lên giữa 2 nước trước những thông tin về việc Mỹ nghe lén điện thoại của hơn 70 triệu công dân Pháp.

Pháp "chia sẻ thất vọng" với Saudi Arabia về Hội đồng Bảo an
Pháp "chia sẻ thất vọng" với Saudi Arabia về Hội đồng Bảo an

VOV.VN - Saudi Arabia lần đầu tiên được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, tuy nhiên nước này đã từ chối vị trí.

Pháp "chia sẻ thất vọng" với Saudi Arabia về Hội đồng Bảo an

Pháp "chia sẻ thất vọng" với Saudi Arabia về Hội đồng Bảo an

VOV.VN - Saudi Arabia lần đầu tiên được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, tuy nhiên nước này đã từ chối vị trí.

Pháp, Tây Ban Nha tiếp tay cho chương trình do thám của Mỹ
Pháp, Tây Ban Nha tiếp tay cho chương trình do thám của Mỹ

VOV.VN - Trước đó Mỹ cho rằng các cơ quan tình báo Pháp và Tây Ban Nha đã tiến hành nghe lén rồi chia sẻ với Mỹ.

Pháp, Tây Ban Nha tiếp tay cho chương trình do thám của Mỹ

Pháp, Tây Ban Nha tiếp tay cho chương trình do thám của Mỹ

VOV.VN - Trước đó Mỹ cho rằng các cơ quan tình báo Pháp và Tây Ban Nha đã tiến hành nghe lén rồi chia sẻ với Mỹ.