OECD 2013 nhấn mạnh đến giảm nghèo và kết nối xã hội

(VOV) - Diễn đàn năm nay có chủ đề “Các cách tiếp cận sáng tạo trong Giảm nghèo, tăng kết nối xã hội và Tiến bộ”. 

Hôm nay (4/4), tại thủ đô Paris, khai mạc Diễn đàn toàn cầu năm 2013 của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) - diễn đàn để thúc đẩy đối thoại giữa tổ chức này với các chính phủ không phải là thành viên của tổ chức; cũng như với khu vực tư nhân và các chủ thể trong xã hội dân sự.

Diễn đàn năm nay có chủ đề “Các cách tiếp cận sáng tạo trong Giảm nghèo, tăng kết nối xã hội và Tiến bộ”. Việt Nam là một thành viên tích cực của Trung tâm phát triển thuộc OECD và lần này, đoàn đại biểu Việt Nam do ông Trịnh Công Khanh, Vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc thuộc Ủy ban dân tộc dẫn đầu tham dự Diễn đàn.

Diễn đàn toàn cầu về phát triển của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chính thức ra đời năm 2006, quy tụ hàng chục nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. Trong những năm đầu tiên, những người tham dự cùng nhau thảo luận về vấn đề nâng cao hiệu quả hệ thống tài chính quốc tế; tiếp đó các cuộc thảo luận tập trung vào việc làm sao huy động các nguồn lực nội địa và tạo ra một nhóm làm việc mới về thuế và phát triển.

Với chủ đề “Các cách tiếp cận sáng tạo trong Giảm nghèo, tăng kết nối xã hội và Tiến bộ”, Diễn đàn toàn cầu về phát triển 2013 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế diễn ra trong hai ngày với 3 phiên thảo luận. Các cuộc thảo luận năm nay nhằm tìm lời giải cho bài toán giảm đói nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và tình trạng mất cân bằng trong tăng trưởng kinh tế; đặc biệt cải thiện tình hình số lượng người nghèo đông tại các quốc gia có thu nhập trung bình; tỷ lệ thất nghiệp cao…

Chủ đề cụ thể của các phiên thảo luận năm nay là “Thách thức của nghèo đói- những bất trắc mang tính toàn cầu và các khuôn khổ chính sách quốc gia”. Thứ hai, là “Vượt trên giảm nghèo: Thách thức của kết nối xã hội tại các quốc gia đang phát triển”. Và thứ ba, là “Các cách tiếp cận sáng tạo để giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và từ đó nâng cao khả năng thống kê”.

Đại diện đoàn Việt Nam ông Trịnh Công Khanh, Vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc thuộc Ủy ban dân tộc sẽ tham dự với vai trò diễn giả trong phiên thảo luận thứ 2 về chủ đề “Vượt trên giảm nghèo: Thách thức của kết nối xã hội tại các quốc gia đang phát triển”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phân hóa giàu nghèo tăng mạnh tại các nước OECD
Phân hóa giàu nghèo tăng mạnh tại các nước OECD

Khoảng cách này là 14% tại Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, 10% tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh, 6% tại Đức, Đan Mạch và Thụy Điển.  

Phân hóa giàu nghèo tăng mạnh tại các nước OECD

Phân hóa giàu nghèo tăng mạnh tại các nước OECD

Khoảng cách này là 14% tại Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, 10% tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh, 6% tại Đức, Đan Mạch và Thụy Điển.  

Việt Nam – thành viên tích cực của OECD
Việt Nam – thành viên tích cực của OECD

OECD có thể tạo một khuôn khổ để Việt Nam có thể “kể câu chuyện thành công” với các nước khác.

Việt Nam – thành viên tích cực của OECD

Việt Nam – thành viên tích cực của OECD

OECD có thể tạo một khuôn khổ để Việt Nam có thể “kể câu chuyện thành công” với các nước khác.

Nhật Bản đầu tư thấp nhất cho giáo dục trong OECD
Nhật Bản đầu tư thấp nhất cho giáo dục trong OECD

Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của Nhật Bản trên tổng sản phẩm quốc nội là 3,3%, thấp hơn 1,5% so với mức trung bình của các thành viên khác

Nhật Bản đầu tư thấp nhất cho giáo dục trong OECD

Nhật Bản đầu tư thấp nhất cho giáo dục trong OECD

Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của Nhật Bản trên tổng sản phẩm quốc nội là 3,3%, thấp hơn 1,5% so với mức trung bình của các thành viên khác

OECD kêu gọi ECB hành động giải quyết nợ công châu Âu
OECD kêu gọi ECB hành động giải quyết nợ công châu Âu

(VOV) - Ngân hàng Trung ương châu Âu nên mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha càng sớm càng tốt

OECD kêu gọi ECB hành động giải quyết nợ công châu Âu

OECD kêu gọi ECB hành động giải quyết nợ công châu Âu

(VOV) - Ngân hàng Trung ương châu Âu nên mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha càng sớm càng tốt

OECD đánh giá cao nỗ lực cải cách kinh tế của Italy
OECD đánh giá cao nỗ lực cải cách kinh tế của Italy

(VOV) -Tổng Thư ký OECD đã đánh giá cao nỗ lực của ông Mario Monti trong giải cứu nền kinh tế khỏi cuộc khủng hoảng nợ.

OECD đánh giá cao nỗ lực cải cách kinh tế của Italy

OECD đánh giá cao nỗ lực cải cách kinh tế của Italy

(VOV) -Tổng Thư ký OECD đã đánh giá cao nỗ lực của ông Mario Monti trong giải cứu nền kinh tế khỏi cuộc khủng hoảng nợ.

OECD mong muốn Việt Nam làm cầu nối hợp tác với ASEAN
OECD mong muốn Việt Nam làm cầu nối hợp tác với ASEAN

Đông Nam Á là lựa chọn chiến lược để Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế phát triển quan hệ hợp tác và mong muốn Việt Nam làm cầu nối

OECD mong muốn Việt Nam làm cầu nối hợp tác với ASEAN

OECD mong muốn Việt Nam làm cầu nối hợp tác với ASEAN

Đông Nam Á là lựa chọn chiến lược để Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế phát triển quan hệ hợp tác và mong muốn Việt Nam làm cầu nối

OECD: kinh tế thế giới đang đi xuống
OECD: kinh tế thế giới đang đi xuống

Kéo theo việc này là tình trạng thất nghiệp tăng, nguy cơ giảm phát.

OECD: kinh tế thế giới đang đi xuống

OECD: kinh tế thế giới đang đi xuống

Kéo theo việc này là tình trạng thất nghiệp tăng, nguy cơ giảm phát.

Hội thảo ASEAN- OECD về cải cách quy định hành chính
Hội thảo ASEAN- OECD về cải cách quy định hành chính

Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung ưu tiên trong các chính sách phát triển mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Hội thảo ASEAN- OECD về cải cách quy định hành chính

Hội thảo ASEAN- OECD về cải cách quy định hành chính

Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung ưu tiên trong các chính sách phát triển mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thất nghiệp trong khu vực OECD gia tăng
Thất nghiệp trong khu vực OECD gia tăng

Hiện nay, tổng cộng có trên 44 triệu người tại 34 nước thuộc OECD không có việc làm.  

Thất nghiệp trong khu vực OECD gia tăng

Thất nghiệp trong khu vực OECD gia tăng

Hiện nay, tổng cộng có trên 44 triệu người tại 34 nước thuộc OECD không có việc làm.