Phần Lan bỏ phiếu về dự luật từ chối người di cư từ Nga

VOV.VN - Quốc hội Phần Lan hôm nay (12/7) sẽ tiến hành bỏ phiếu về dự luật cho phép chặn người di cư nhập cảnh từ Nga vào quốc gia này với mục đích xin tị nạn. Dự luật này được đề xuất sau khi hơn 1.300 người di cư đã đến nước này vào năm ngoái, buộc Phần Lan phải đóng cửa biên giới.

Phần Lan đã đóng cửa biên giới với Nga hồi cuối năm 2023 nhằm ngăn chặn dòng người di cư ngày càng tăng. Quốc gia Bắc Âu này đã cáo buộc Nga “vũ khí hóa” làn sóng di cư để gây khó khăn cho Phần Lan và Liên minh châu Âu (EU). Về vấn đề này, Điện Kremlin đã lên tiếng phủ nhận.

Thủ tướng Petteri Orpo trong một tuyên bố nêu rõ, dự luật mới sẽ cho phép lực lượng biên giới Phần Lan từ chối tiếp nhận người xin tị nạn nhập cảnh từ Nga. Tuy nhiên, luật này sẽ không được áp dụng với trẻ em và người khuyết tật. Đây là những đối tượng mà Phần Lan sẽ tiếp tục chấp nhận đơn xin tị nạn. Để dự luật được thông qua, trước tiên Quốc hội Phần Lan phải đồng ý với đa số 5/6 rằng luật này là cần thiết khẩn cấp. Trong cuộc bỏ phiếu thứ hai, đề xuất này cần được chấp thuận với đa số 2/3.

Đảng Dân chủ Xã hội - nhóm đối lập lớn nhất Phần Lan, tuyên bố sẽ không cam kết ủng hộ dự luật trước khi Quốc hội thảo luận về phiên bản cuối cùng. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Phần Lan nhận định, luật này vẫn cần thiết vì người di cư có thể bắt đầu quay trở lại biên giới quốc gia này khi thời tiết ấm hơn, tạo điều kiện cho việc di chuyển.

Dữ liệu của Lực lượng Biên phòng Phần Lan cho thấy, khoảng 40 người di cư đã vượt biên từ Nga trong năm 2024 kể từ khi quốc gia Bắc Âu đóng các cửa khẩu trên bộ. Con số này đã giảm mạnh so với 1.300 trường hợp được ghi nhận ở năm trước đó.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phần Lan: Trung Quốc có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine bằng 1 cú điện thoại
Phần Lan: Trung Quốc có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine bằng 1 cú điện thoại

VOV.VN - Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb vừa tuyên bố rằng nếu quyết tâm thì Trung Quốc có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Theo ông Stubb, chỉ cần một cuộc gọi điện thoại từ Chủ tịch Trung Quốc là giải quyết được khủng hoảng Ukraine.

Phần Lan: Trung Quốc có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine bằng 1 cú điện thoại

Phần Lan: Trung Quốc có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine bằng 1 cú điện thoại

VOV.VN - Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb vừa tuyên bố rằng nếu quyết tâm thì Trung Quốc có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Theo ông Stubb, chỉ cần một cuộc gọi điện thoại từ Chủ tịch Trung Quốc là giải quyết được khủng hoảng Ukraine.

Máy bay chiến đấu Phần Lan tới Romania thực hiện nhiệm vụ của NATO
Máy bay chiến đấu Phần Lan tới Romania thực hiện nhiệm vụ của NATO

VOV.VN - Bảy máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của không quân Phần Lan đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân gần Constanta ở Romania để thực hiện nhiệm vụ Lá chắn trên không của NATO, nơi sẽ tiến hành việc huấn luyện và triển khai nhiệm vụ bảo vệ an ninh dọc theo sườn phía đông trên bờ Biển Đen.

Máy bay chiến đấu Phần Lan tới Romania thực hiện nhiệm vụ của NATO

Máy bay chiến đấu Phần Lan tới Romania thực hiện nhiệm vụ của NATO

VOV.VN - Bảy máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của không quân Phần Lan đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân gần Constanta ở Romania để thực hiện nhiệm vụ Lá chắn trên không của NATO, nơi sẽ tiến hành việc huấn luyện và triển khai nhiệm vụ bảo vệ an ninh dọc theo sườn phía đông trên bờ Biển Đen.

Phản ứng của Phần Lan khi Nga đề xuất sửa đổi biên giới biển Baltic
Phản ứng của Phần Lan khi Nga đề xuất sửa đổi biên giới biển Baltic

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (21/5) đã đưa ra đề xuất sửa đổi ranh giới trên biển của Nga ở Biển Baltic. Đề xuất này đã vấp phải sự phản đối của Phần Lan, một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO).

Phản ứng của Phần Lan khi Nga đề xuất sửa đổi biên giới biển Baltic

Phản ứng của Phần Lan khi Nga đề xuất sửa đổi biên giới biển Baltic

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (21/5) đã đưa ra đề xuất sửa đổi ranh giới trên biển của Nga ở Biển Baltic. Đề xuất này đã vấp phải sự phản đối của Phần Lan, một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO).