Phản ứng của Nga về việc Mỹ tước bỏ quy chế coi Nga là nền kinh tế thị trường

VOV.VN - Các nhà phân tích Nga cho rằng, quyết định trên cùng với các biện pháp trừng phạt cho thấy Mỹ ngày càng áp dụng chính sách thương mại phân biệt đối xử chống lại Nga.

Ngày 11/11, trước việc Mỹ tước bỏ quy chế coi Nga là nền kinh tế thị trường, chính giới và các nhà phân tích Nga đã lên tiếng phản đối, coi động thái này của Mỹ là “mang động cơ chính trị”.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, quyết định của Mỹ tước bỏ quy chế kinh tế thị trường của Nga không góp phần ổn định thị trường kinh tế thế giới và “đây là sự tiếp tục của các hành động gây áp lực lên Liên bang Nga theo mọi hướng”.

Phản ứng về động thái của Mỹ, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng, quyết định trên sẽ làm gia tăng sự mất cân bằng trên thị trường thế giới, vốn gây ra “bởi nhiều rào cản đơn phương bất hợp pháp”.

Đại sứ Anatoly Antonov nhấn mạnh rằng ông đang đề cập đến việc giá cả tăng cao, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, các vấn đề trong lĩnh vực an ninh lương thực.

Cùng ngày, đại diện Bộ Phát triển Kinh tế Nga khẳng định quyết định của Mỹ tước bỏ quy chế nền kinh tế thị trường của Nga là “phi logic” và “mang động cơ chính trị”.

Các nhà phân tích Nga cho rằng, quyết định trên cùng với các biện pháp trừng phạt cho thấy Mỹ ngày càng áp dụng chính sách thương mại phân biệt đối xử chống lại Nga. Giới học giả Nga nhấn mạnh rằng, động thái trên cùng với các biện pháp trừng phạt ngày càng tăng của phương Tây càng khiến Nga đẩy mạnh hơn việc tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư với các nước phương Đông.

Trước đó, ngày 10/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo thu hồi quy chế coi Nga là nền kinh tế thị trường và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Theo đó, Mỹ có thể áp dụng toàn diện và đầy đủ luật chống bán phá giá với hàng hóa Nga. 

Theo Bộ Phát triển Kinh tế Nga, Bộ Thương mại Mỹ đã công nhận nền kinh tế thị trường của Nga vào năm 2002. Trước đó, Nga được coi là quốc gia có nền kinh tế “phi thị trường”. Bộ Phát triển Kinh tế Nga nhấn mạnh “điều này làm suy giảm khả năng bảo vệ lợi ích của các nhà xuất khẩu Nga và dẫn đến việc Mỹ tăng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa của Nga”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nội bộ Mỹ bất đồng về việc thúc đẩy Ukraine đàm phán với Nga
Nội bộ Mỹ bất đồng về việc thúc đẩy Ukraine đàm phán với Nga

VOV.VN - Tướng hàng đầu của Mỹ cho rằng Ukraine nên “nắm bắt thời điểm” để chấm dứt xung đột với Nga bằng một giải pháp ngoại giao, trong khi các cố vấn của Tổng thống Joe Biden cho rằng hiện vẫn còn quá sớm.

Nội bộ Mỹ bất đồng về việc thúc đẩy Ukraine đàm phán với Nga

Nội bộ Mỹ bất đồng về việc thúc đẩy Ukraine đàm phán với Nga

VOV.VN - Tướng hàng đầu của Mỹ cho rằng Ukraine nên “nắm bắt thời điểm” để chấm dứt xung đột với Nga bằng một giải pháp ngoại giao, trong khi các cố vấn của Tổng thống Joe Biden cho rằng hiện vẫn còn quá sớm.

Mỹ tính mua 100.000 quả đạn pháo của Hàn Quốc để gửi cho Ukraine
Mỹ tính mua 100.000 quả đạn pháo của Hàn Quốc để gửi cho Ukraine

VOV.VN - Mỹ dự kiến mua khoảng 100.000 đạn pháo từ các nhà sản xuất Hàn Quốc để cung cấp cho Ukraine, một quan chức Mỹ cho biết.

Mỹ tính mua 100.000 quả đạn pháo của Hàn Quốc để gửi cho Ukraine

Mỹ tính mua 100.000 quả đạn pháo của Hàn Quốc để gửi cho Ukraine

VOV.VN - Mỹ dự kiến mua khoảng 100.000 đạn pháo từ các nhà sản xuất Hàn Quốc để cung cấp cho Ukraine, một quan chức Mỹ cho biết.

Mỹ thử nghiệm tên lửa hành trình ở Bắc cực nhằm răn đe Nga
Mỹ thử nghiệm tên lửa hành trình ở Bắc cực nhằm răn đe Nga

VOV.VN - Quân đội Mỹ hôm 9/11 thử nghiệm một hệ thống phóng tên lửa hành trình ở vòng Bắc cực. Tư lệnh phụ trách cuộc thử nghiệm gọi đây là động thái răn đe Nga.

Mỹ thử nghiệm tên lửa hành trình ở Bắc cực nhằm răn đe Nga

Mỹ thử nghiệm tên lửa hành trình ở Bắc cực nhằm răn đe Nga

VOV.VN - Quân đội Mỹ hôm 9/11 thử nghiệm một hệ thống phóng tên lửa hành trình ở vòng Bắc cực. Tư lệnh phụ trách cuộc thử nghiệm gọi đây là động thái răn đe Nga.