Pháp cam kết rời Mali ngay khi nước này ổn định, an toàn

(VOV) - Hiện Pháp đang triển khai khoảng 500 binh sĩ tại Mali và sự can thiệp này được Liên minh châu Âu (EU), NATO và Mỹ ủng hộ.

Pháp sẽ kết thúc can thiệp quân sự vào Mali và đưa quân đội trở về nước khi tình hình tại quốc gia Tây Phi này trở lại ổn định và an toàn với một hệ thống chính trị vững mạnh.

Đây là tuyên bố do Tổng thống Pháp Francois Hollande đưa ra hôm 15/1.

Phát biểu trong chuyến thăm tới Các tiểu vương quốc Arab, ông Hollande nói: “Ngay khi lực lượng châu Phi tới Mali trong một vài ngày hoặc một vài tuần tới với hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, thì Pháp sẽ không tiếp tục ở lại Mali nữa.

 

Binh lính Pháp được triển khai sang Mali (ảnh: abcnews)

“Tuy nhiên, chúng tôi có một mục tiêu chính, đó là cần phải đảm bảo rằng, khi chúng tôi kết thúc sự can thiệp quân sự tại Mali và đưa quân đội trở về Pháp, thì nước này đã được ổn định, có một chính quyền hợp pháp, một tiến trình bầu cử và không còn các mối đe dọa khủng bố,” ông Hollande nhấn mạnh.

Trong khi đó, cùng ngày, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách đối ngoại, bà Catherine Ashton cũng đã thúc giục Liên minh châu Âu nhanh thông qua kế hoạch đối với một sứ mệnh huấn luyện quân sự tại Mali nhằm giúp chính phủ nước này đẩy lùi quân nổi dậy Hồi giáo.

“Kể từ cuối tuần trước, các lực lượng của chúng tôi đã phối hợp cùng nhau để giải quyết nhanh chóng cuộc khủng hoảng tại Mali, giúp đỡ người dân và chính phủ nước này,” bà Ashton nói. “Chúng tôi đang trực tiếp bị ảnh hưởng bởi tình hình tại Mali do các nhóm khủng bố ở miền bắc Mali đang bắt giữ các con tin, và nhiều người trong số các con tin này là người châu Âu. Do đó chúng ta không thể thờ ơ với tình hình này được.”

Hiện Pháp đang triển khai khoảng 500 binh sĩ tại Mali và sự can thiệp này được Liên minh châu Âu (EU), NATO và Mỹ ủng hộ.

Anh cung cấp hỗ trợ hậu cần bằng các máy bay vận tải, còn Đức ngày 14/1 tuyên bố đang xem xét cách thức giúp Pháp trong sứ mệnh tại Mali, ví dụ như cung cấp hậu cần, y tế hoặc cứu trợ nhân đạo.

Mặc dù nhận được sự ủng hộ của nhiều nước, song Pháp sẽ phải đối mặt với không ít thách thức khi can thiệp quân sự vào quốc gia Tây Phi này, trong đó có cả việc các con tin người Pháp bị các tổ chức Hồi giáo cực đoan tại châu Phi bắt cóc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ sẽ không gửi binh sỹ đến tham chiến tại Mali
Mỹ sẽ không gửi binh sỹ đến tham chiến tại Mali

(VOV) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định: “Mỹ không xem xét triển khai binh sỹ đến Mali vào thời điểm này".

Mỹ sẽ không gửi binh sỹ đến tham chiến tại Mali

Mỹ sẽ không gửi binh sỹ đến tham chiến tại Mali

(VOV) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định: “Mỹ không xem xét triển khai binh sỹ đến Mali vào thời điểm này".

Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?
Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?

(VOV) - Quyết định can thiệp quân sự được đưa ra chóng vánh, tuy nhiên bao giờ nó kết thúc vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?

Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?

(VOV) - Quyết định can thiệp quân sự được đưa ra chóng vánh, tuy nhiên bao giờ nó kết thúc vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali
Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali

(VOV) - Dự kiến, các cuộc không kích của Pháp sẽ tiếp tục cho đến khi phiến quân Hồi giáo rút lui khỏi các khu vực đã chiếm đóng.

Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali

Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali

(VOV) - Dự kiến, các cuộc không kích của Pháp sẽ tiếp tục cho đến khi phiến quân Hồi giáo rút lui khỏi các khu vực đã chiếm đóng.