Phát hiện mới về Omicron khiến WHO lo ngại, đại dịch Covid-19 chưa kết thúc

VOV.VN - Một nghiên cứu mới ở Mỹ vừa kết luận, biến chủng Omicron về bản chất cũng nghiêm trọng như các chủng virus SARS-CoV-2 trước đó. Trên thực tế, các dòng biến thể phụ của Omicron đang hoành hành ở châu Mỹ và châu Phi, khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hết sức quan ngại.

Bốn nhà khoa học Mỹ vừa thực hiện một nghiên cứu lớn về Omicron, dựa trên hồ sơ của 130.000 bệnh nhân Covid-19. Kết quả cho thấy, rủi ro nhập viện và tử vong do Omicron giống với các biến thể của virus SARS-CoV-2 trước đó. Điều này bác bỏ các giả định được đưa ra trước đây rằng Omicron dễ lây lan hơn, song ít nghiêm trọng hơn.

Nghiên cứu này đang trải qua quá trình bình duyệt tại Nature Portfolio và được đăng tải trên Research Square vào ngày 2/5. Nghiên cứu đã được điều chỉnh theo các yếu tố gây nhiễu, bao gồm nhân khẩu học, tình trạng tiêm chủng và chỉ số Charlson. Chỉ số này dự đoán nguy cơ tử vong trong vòng một năm nhập viện đối với bệnh nhân có bệnh đi kèm.

Trước đó, nhiều nghiên cứu cho rằng, biến thể Omicron ít nghiêm trọng hơn các biến thể trước, song các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu này thừa nhận có một số hạn chế đánh giá không đúng như: số lượng bệnh nhân được tiêm chủng trong các làn sóng Covid-19 gần đây, cũng như tổng số ca nhiễm, vì nghiên cứu loại trừ những bệnh nhân thực hiện xét nghiệm nhanh tại nhà.

Hiện biến thể Omicron đang làm gia tăng các ca mắc bệnh tại châu Mỹ và châu Phi. Theo các nhà khoa học Mỹ và Nam Phi, các biến thể “trốn được miễn dịch” của chủng Omicron có thể gây ra một làn sóng dịch Covid-19 mới. Biến thể phụ BA.2 đang là dòng phổ biến; trong khi BA.4 và BA.5 đang vượt trội hơn tại Nam Phi.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua (4/5) cho biết: “Với các biến thể phụ của Omicron, chúng tôi đang thấy sự gia tăng các trường hợp được báo cáo ở châu Mỹ và châu Phi. Các nhà khoa học Nam Phi đã báo cáo thêm hai biến thể phụ của Omicron, BA. 4 và BA.5, là nguyên nhân khiến số ca bệnh ở Nam Phi tăng đột biến. Còn quá sớm để biết liệu các biến thể phụ mới này có thể gây ra bệnh nặng hơn các biến thể phụ Omicron khác hay không, nhưng dữ liệu ban đầu cho thấy tiêm phòng vẫn có tác dụng bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong".

Người đứng đầu WHO tiếp tục cảnh báo những hệ quả nghiêm trọng của việc hạn chế xét nghiệm, có thể khiến thế giới “mù mờ” về những biến thể đột biến của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm tiềm năng. Theo Tổng Giám đốc WHO, thế giới “đang chơi với lửa” – ngọn lửa Covid-19 đã giết chết hơn 6 triệu người, dựa theo báo cáo chính thức của các nước.

Hôm qua, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách vấn đề Y tế và an toàn thực phẩm Stella Kyriakides cho rằng, đại dịch COVID-19 vừa bước sang giai đoạn mới nhưng chưa phải giai đoạn kết thúc.  

Bình luận về việc hầu hết các nước EU đã dỡ bỏ hoặc nới lỏng phần lớn các biện pháp hạn chế phòng dịch, bà Stella Kyriakides thận trọng khuyến nghị các nước thành viên không nên vội chủ quan trước dịch bệnh và rằng luôn có nguy cơ xuất hiện đợt bùng phát mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc Kinh (Trung Quốc) khuyến cáo người dân làm việc tại nhà để tránh lây lan Covid-19
Bắc Kinh (Trung Quốc) khuyến cáo người dân làm việc tại nhà để tránh lây lan Covid-19

VOV.VN - Đường phố tại các khu thương mại ở Bắc Kinh hôm nay (5/5) vắng vẻ khi chính phủ Trung Quốc kêu gọi mọi người làm việc từ xa để hạn chế dịch bệnh Covid-19 lây lan.

Bắc Kinh (Trung Quốc) khuyến cáo người dân làm việc tại nhà để tránh lây lan Covid-19

Bắc Kinh (Trung Quốc) khuyến cáo người dân làm việc tại nhà để tránh lây lan Covid-19

VOV.VN - Đường phố tại các khu thương mại ở Bắc Kinh hôm nay (5/5) vắng vẻ khi chính phủ Trung Quốc kêu gọi mọi người làm việc từ xa để hạn chế dịch bệnh Covid-19 lây lan.

Trung Quốc có thể tiêu tốn 1,5% GDP để xét nghiệm Covid-19 hàng loạt
Trung Quốc có thể tiêu tốn 1,5% GDP để xét nghiệm Covid-19 hàng loạt

VOV.VN - Nhiều địa phương ở Trung Quốc đã coi xét nghiệm thường xuyên như một “bí kíp” để chặn đứng Covid-19. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến Trung Quốc tiêu tốn khoảng 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tức gần 260 tỉ USD.

Trung Quốc có thể tiêu tốn 1,5% GDP để xét nghiệm Covid-19 hàng loạt

Trung Quốc có thể tiêu tốn 1,5% GDP để xét nghiệm Covid-19 hàng loạt

VOV.VN - Nhiều địa phương ở Trung Quốc đã coi xét nghiệm thường xuyên như một “bí kíp” để chặn đứng Covid-19. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến Trung Quốc tiêu tốn khoảng 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tức gần 260 tỉ USD.

Hạ viện Séc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về đại dịch Covid-19
Hạ viện Séc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về đại dịch Covid-19

VOV.VN - Hạ viện Séc hôm qua (4/5) đã bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về đại dịch Covid-19. Nghị quyết của Hạ viện đã được thông qua với sự nhất trí của tất cả 159 đại biểu có mặt.

Hạ viện Séc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về đại dịch Covid-19

Hạ viện Séc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về đại dịch Covid-19

VOV.VN - Hạ viện Séc hôm qua (4/5) đã bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về đại dịch Covid-19. Nghị quyết của Hạ viện đã được thông qua với sự nhất trí của tất cả 159 đại biểu có mặt.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mắc Covid-19
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mắc Covid-19

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4/5 thông báo Ngoại trưởng Antony Bliken đã mắc Covid-19 và hiện đang tự cách li ở nhà.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mắc Covid-19

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mắc Covid-19

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4/5 thông báo Ngoại trưởng Antony Bliken đã mắc Covid-19 và hiện đang tự cách li ở nhà.