Philippines kêu gọi Trung Quốc dừng xây dựng trái phép ở Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh, việc Trung Quốc tăng tốc hoàn tất “kế hoạch bành trướng” tại Biển Đông thời gian qua đang làm đe dọa tới an ninh và ổn định khu vực.

Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay (17/06) tiếp tục lên tiếng kêu gọi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, trong đó có Trung Quốc, dừng ngay các hoạt động xây dựng trên các hòn đảo hay bãi đá tại Biển Đông, được cho là có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực. 

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose (ảnh: AP)

Trong một tuyên bố tại cuộc họp báo cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói: “Chúng tôi một lần nữa kêu gọi tạm dừng hoặc chấm dứt các hoạt động làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển Đông. Chúng ta cần bổ sung các quy định về việc làm như thế nào để có thể giải quyết căng thẳng tại Biển Đông để các quy định này có hiệu lực đầy đủ trong Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông và Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông. Chúng tôi cũng hy vọng, Trung Quốc sẽ suy nghĩ lại về điều này”.

Trước đó, ngày 16/6, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng đã kêu gọi các quốc gia tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông dừng ngay các hoạt động xây dựng trên các hòn đảo hay bãi đá tại Biển Đông đang làm đe dọa gây căng thẳng trong khu vực.

Ngoại trưởng Philippines cũng nhấn mạnh, việc Trung Quốc tăng tốc hoàn tất “kế hoạch bành trướng” tại Biển Đông thời gian qua đang làm đe dọa tới an ninh và ổn định khu vực. Theo ông Rosario, Trung Quốc phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên các đảo đang tranh chấp để tạo nên tình trạng đã rồi, không vi phạm các quy định trong bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông trong tương lai vì lẽ bộ Quy tắc này không có hiệu lực hồi tố.

Philippines mới đây đã nộp lên Tòa án trọng tài quốc tế tại La Hay, Hà Lan các bằng chứng chống lại tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Philippines mong muốn trọng tài xác nhận quyền khai thác với vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối tham gia quá trình phân xử và bác hướng tiếp cận đa phương của Philippines./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc và “chiến lược bành trướng” nhằm thâu tóm Biển Đông
Trung Quốc và “chiến lược bành trướng” nhằm thâu tóm Biển Đông

VOV.VN - Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã đẩy nhanh các hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông, mới đây nhất là việc xây trường học trái phép trên Hoàng Sa.

Trung Quốc và “chiến lược bành trướng” nhằm thâu tóm Biển Đông

Trung Quốc và “chiến lược bành trướng” nhằm thâu tóm Biển Đông

VOV.VN - Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã đẩy nhanh các hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông, mới đây nhất là việc xây trường học trái phép trên Hoàng Sa.

Trung Quốc lại vu cáo, Việt Nam đưa bằng chứng thuyết phục
Trung Quốc lại vu cáo, Việt Nam đưa bằng chứng thuyết phục

VOV.VN - Việt Nam khẳng định, những thông tin mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc cung cấp thời gian gần đây là hoàn toàn sai sự thật.

Trung Quốc lại vu cáo, Việt Nam đưa bằng chứng thuyết phục

Trung Quốc lại vu cáo, Việt Nam đưa bằng chứng thuyết phục

VOV.VN - Việt Nam khẳng định, những thông tin mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc cung cấp thời gian gần đây là hoàn toàn sai sự thật.

Trung Quốc cố tình làm sai lệch Công thư năm 1958
Trung Quốc cố tình làm sai lệch Công thư năm 1958

VOV.VN - Trung Quốc đã cố tình diễn giải sai ý nghĩa và bối cảnh lịch sử của bức thư để phục vụ cho yêu sách lãnh thổ sai trái của mình.

Trung Quốc cố tình làm sai lệch Công thư năm 1958

Trung Quốc cố tình làm sai lệch Công thư năm 1958

VOV.VN - Trung Quốc đã cố tình diễn giải sai ý nghĩa và bối cảnh lịch sử của bức thư để phục vụ cho yêu sách lãnh thổ sai trái của mình.

Thời sự sáng 17/6: Trung Quốc vẫn duy trì 6 tàu quân sự tại giàn khoan
Thời sự sáng 17/6: Trung Quốc vẫn duy trì 6 tàu quân sự tại giàn khoan

VOV.VN - Theo Cục Kiểm ngư, hiện các tàu của Trung Quốc thường xuyên chặn hướng, vây ép, tăng tốc độ sẵn sàng đâm va khi các tàu Việt Nam tiếp cận gian khoan.

Thời sự sáng 17/6: Trung Quốc vẫn duy trì 6 tàu quân sự tại giàn khoan

Thời sự sáng 17/6: Trung Quốc vẫn duy trì 6 tàu quân sự tại giàn khoan

VOV.VN - Theo Cục Kiểm ngư, hiện các tàu của Trung Quốc thường xuyên chặn hướng, vây ép, tăng tốc độ sẵn sàng đâm va khi các tàu Việt Nam tiếp cận gian khoan.

Tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa
Tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa

VOV.VN - Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai bằng chứng xác thực cho thấy nhà nước phong kiến Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo này từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ.

Tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa

Tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa

VOV.VN - Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai bằng chứng xác thực cho thấy nhà nước phong kiến Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo này từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ.

Báo Nhật: Trung Quốc đang hành động rất nguy hiểm
Báo Nhật: Trung Quốc đang hành động rất nguy hiểm

VOV.VN - Vụ áp sát máy bay Nhật Bản cho thấy những hành vi hiếu chiến có chủ ý của Trung Quốc dựa trên những giả định rất nguy hiểm.

Báo Nhật: Trung Quốc đang hành động rất nguy hiểm

Báo Nhật: Trung Quốc đang hành động rất nguy hiểm

VOV.VN - Vụ áp sát máy bay Nhật Bản cho thấy những hành vi hiếu chiến có chủ ý của Trung Quốc dựa trên những giả định rất nguy hiểm.