Quan chức Mỹ-Trung điện đàm: Bất đồng quan điểm trong hàng loạt vấn đề

VOV.VN - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm nay (6/2) vừa có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken theo yêu cầu của Washington.

Hai bên đã trao đổi về hàng loạt vấn đề liên quan đến quan hệ song phương, như Đài Loan, Hong Kong, Tây Tạng, Tân Cương và cả tình hình Myanmar.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đã tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ Trung-Mỹ, cũng như tính ổn định, liên tục trong chính sách của nước này với Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh, quan hệ Trung-Mỹ đang ở vào “thời điểm then chốt”.

Ông Dương Khiết Trì yêu cầu hai bên tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau, cũng như chế độ chính trị và con đường phát triển mà mỗi nước đã chọn, khẳng định “không cho phép bất cứ thế lực bên ngoài nào can thiệp” vào các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh, như Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng, đồng thời nhấn mạnh, các mưu đồ “vu khống bôi nhọ” nước này đều sẽ không thực hiện được.

Liên quan đến vấn đề Myanmar, ông Dương Khiết Trì hối thúc Mỹ phát huy vai trò mang tính xây dựng trong hòa bình ổn định ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, tạo môi trường thuận lợi cho giải quyết vấn đề Myanmar.

Tuy nhiên, cùng ngày, theo bài đăng của Ngoại trưởng Mỹ trên Twitter và thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Blinken đã khẳng định Mỹ sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia, các giá trị dân chủ và buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về việc lạm dụng hệ thống quốc tế, cũng như sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền và các giá trị dân chủ, gồm cả ở Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong.

Theo thông cáo của phía Trung Quốc, ông Blinken khẳng định sẽ tiếp tục thực thi chính sách “Một nước Trung Quốc”, trong khi ông Dương Khiết Trì nhấn mạnh về một hệ thống quốc tế lấy Liên Hợp Quốc làm trung tâm, trật tự quốc tế lấy luật pháp quốc tế làm nền tảng và lên án cái gọi là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ “của một số ít quốc gia”. Phía Mỹ thì cho biết sẽ buộc Trung Quốc phải "chịu trách nhiệm về những nỗ lực đe dọa sự ổn định ở Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương, gồm cả eo biển Đài Loan, và việc hủy hoại hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ".

Ông Blinken cũng "hối thúc Trung Quốc tham gia cùng cộng đồng quốc tế lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar", điều mà truyền thông Trung Quốc gọi là "cuộc cải tổ nội các lớn".

Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa quan chức ngoại giao hàng đầu hai nước từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức. Tuy nhiên, hai bên đã bộc lộ bất đồng quan điểm trong hàng loạt vấn đề.

Mặc dù vậy, theo thông cáo của phía Trung Quốc, ông Blinken vẫn khẳng định quan hệ Mỹ-Trung “vô cùng quan trọng” với cả hai nước và thế giới, Mỹ sẵn sàng cùng với Trung Quốc phát triển quan hệ song phương ổn định và mang tính xây dựng. Hai bên cũng nhất trí sẽ duy trì trao đổi và liên hệ về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc hoan nghênh Mỹ - Nga gia hạn Hiệp ước New START
Trung Quốc hoan nghênh Mỹ - Nga gia hạn Hiệp ước New START

VOV.VN - Trung Quốc cho rằng, động thái của Mỹ và Nga sẽ góp phần ổn định chiến lược toàn cầu cũng như thúc đẩy hòa bình và an ninh của thế giới.

Trung Quốc hoan nghênh Mỹ - Nga gia hạn Hiệp ước New START

Trung Quốc hoan nghênh Mỹ - Nga gia hạn Hiệp ước New START

VOV.VN - Trung Quốc cho rằng, động thái của Mỹ và Nga sẽ góp phần ổn định chiến lược toàn cầu cũng như thúc đẩy hòa bình và an ninh của thế giới.

Tổng thống Biden tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ
Tổng thống Biden tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Joe Biden ngày 4/2 tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ. 

Tổng thống Biden tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ

Tổng thống Biden tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Joe Biden ngày 4/2 tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ. 

Chính quyền Mỹ thời Biden chuẩn bị đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông
Chính quyền Mỹ thời Biden chuẩn bị đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc đã sớm thăm dò thái độ của tân chính quyền Mỹ. Và chính quyền tân Tổng thống Biden đã thể hiện rõ thái độ cứng rắn trong vấn đề Biển Đông.

Chính quyền Mỹ thời Biden chuẩn bị đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông

Chính quyền Mỹ thời Biden chuẩn bị đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc đã sớm thăm dò thái độ của tân chính quyền Mỹ. Và chính quyền tân Tổng thống Biden đã thể hiện rõ thái độ cứng rắn trong vấn đề Biển Đông.

Chưa có dấu hiệu Tổng thống Mỹ Biden sẽ mặn nồng với Trung Quốc
Chưa có dấu hiệu Tổng thống Mỹ Biden sẽ mặn nồng với Trung Quốc

VOV.VN - Tân chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Biden đã sớm gửi đi các tín hiệu cứng rắn trong vấn đề Đài Loan, Duy Ngô Nhĩ, và trước lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các quan chức Mỹ thời Tổng thống Trump.

Chưa có dấu hiệu Tổng thống Mỹ Biden sẽ mặn nồng với Trung Quốc

Chưa có dấu hiệu Tổng thống Mỹ Biden sẽ mặn nồng với Trung Quốc

VOV.VN - Tân chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Biden đã sớm gửi đi các tín hiệu cứng rắn trong vấn đề Đài Loan, Duy Ngô Nhĩ, và trước lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các quan chức Mỹ thời Tổng thống Trump.

Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?
Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?

VOV.VN - Trung Quốc có lời lẽ ôn tồn với những người vừa thực hiện đảo chính quân sự ở Myanmar vào hôm 1/2/2021 trong khi Mỹ thì lại lên án gay gắt. Có khả năng Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ chính quyền quân sự mới thiết lập ở Myanmar.

Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?

Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?

VOV.VN - Trung Quốc có lời lẽ ôn tồn với những người vừa thực hiện đảo chính quân sự ở Myanmar vào hôm 1/2/2021 trong khi Mỹ thì lại lên án gay gắt. Có khả năng Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ chính quyền quân sự mới thiết lập ở Myanmar.

Vụ đảo chính Myanmar tạo thế khó cho Mỹ trong sứ mệnh “bảo vệ dân chủ”
Vụ đảo chính Myanmar tạo thế khó cho Mỹ trong sứ mệnh “bảo vệ dân chủ”

VOV.VN - Vụ đảo chính quân sự ở Myanmar vào hôm 1/2/2021 là một phép thử quan trọng về mức độ đi xa tới đâu của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tái xác lập vai trò của Washington đối việc bảo vệ các “giá trị dân chủ” của họ.

Vụ đảo chính Myanmar tạo thế khó cho Mỹ trong sứ mệnh “bảo vệ dân chủ”

Vụ đảo chính Myanmar tạo thế khó cho Mỹ trong sứ mệnh “bảo vệ dân chủ”

VOV.VN - Vụ đảo chính quân sự ở Myanmar vào hôm 1/2/2021 là một phép thử quan trọng về mức độ đi xa tới đâu của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tái xác lập vai trò của Washington đối việc bảo vệ các “giá trị dân chủ” của họ.

Tiến hành đảo chính, quân đội Myanmar tỏ rõ quyền lực khi bị đe dọa
Tiến hành đảo chính, quân đội Myanmar tỏ rõ quyền lực khi bị đe dọa

VOV.VN - Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar vào sáng sớm 1/2/2021 tuy gây quan ngại cho cộng đồng thế giới nhưng lại không quá bất ngờ vì quân đội Myanmar vốn có truyền thống nắm chính quyền tại nước này trong thế kỷ 20 và 21.

Tiến hành đảo chính, quân đội Myanmar tỏ rõ quyền lực khi bị đe dọa

Tiến hành đảo chính, quân đội Myanmar tỏ rõ quyền lực khi bị đe dọa

VOV.VN - Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar vào sáng sớm 1/2/2021 tuy gây quan ngại cho cộng đồng thế giới nhưng lại không quá bất ngờ vì quân đội Myanmar vốn có truyền thống nắm chính quyền tại nước này trong thế kỷ 20 và 21.