6 tháng xung đột Nga – Ukraine đã làm thay đổi những gì?

VOV.VN - 6 tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, cục diện quân sự cũng như diễn biến chính trị đã có nhiều thay đổi.

Vào ngày 24/2, Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề nhằm vào Nga liên quan đến hoạt động quân sự của nước này.

Gần 6 tháng kể từ khi Nga triển khai hoạt động quân sự tại nước láng giềng, cuộc xung đột giữa hai bên hiện không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Giao tranh vẫn tiếp diễn ở phía Đông và phía Nam trong bối cảnh Ukraine cố gắng giành lại các khu vực do Nga kiểm soát.

Các quan chức phương Tây cho rằng, xung đột ở Ukraine đang ở giai đoạn gần như bế tắc vì không bên nào có thể tiến hành một cuộc tấn công mang tính bước ngoặt để tạo ra những thay đổi đáng kể trong cục diện cuộc chiến.

Sau 6 tháng giao tranh, cả Nga và Ukraine đều chịu nhiều thiệt hại về quân số và tài sản. Washington Post đã điểm lại những thay đổi sau 6 tháng chiến sự Nga – Ukraine “rung chuyển” thế giới.

Người tị nạn rải rác khắp châu Âu

Trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự, ước tính có khoảng 1-5 triệu người tị nạn rời khỏi Ukraine. Tuy nhiên, khi xung đột nổ ra, con số này đã cao hơn rất nhiều. Hiện có khoảng 6,7 triệu người tị nạn Ukraine trên khắp châu Âu.

Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) đã ghi nhận khoảng 11 triệu người rời khỏi Ukraine và 4,7 triệu người trở lại đất nước.

Ủy viên Nội vụ châu Âu Ylva Johansson cho biết, số lượng lớn nhất người tị nạn Ukraine đang ở Cộng hòa Séc, tiếp theo là Ba Lan, Estonia, Litva, Bulgaria và Latvia.

Những người tị nạn Ukraine này sẽ khiến quy mô lực lượng lao động tại EU gia tăng dần, khoảng 0,2-0,8%, tương đương 0,3-1,3 triệu người.

Viện trợ cho Ukraine giảm dần

Ngay sau khi Nga bắt đầu hoạt động quân sự, phương Tây đã cung cấp viện trợ quân sự, nhân đạo và tài chính cho Ukraine, đồng thời áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có đối với Moscow.

Tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 50 quốc gia tham gia viện trợ quân sự cho Ukraine dưới nhiều hình thức khác nhau. Phần lớn các viện trợ này đều dưới dạng gửi vũ khí trực tiếp, trong khi gói ngân sách chỉ chiếm một phần nhỏ.

Mỹ đang là quốc gia viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine. Gần đây nhất vào ngày 19/8, Lầu Năm Góc thông báo gửi lô vũ khí và thiết bị quân sự trị giá 775 triệu USD để giúp Ukraine mở đợt phản công ở miền Nam. Gói viện trợ có 50 thiết giáp Humvee, 1.500 tên lửa dẫn đường BGM-71 TOW, 1.000 tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin, 16 lựu pháo 105mm cùng 36.000 viên đạn và 15 máy bay không người lái (UAV) giám sát ScanEagle.

Trong bối cảnh cuộc chiến vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, sự ủng hộ của các nước phương Tây đối với Ukraine ngày càng suy yếu khi các quốc gia phải đối mặt với các vấn đề ở chính đất nước của họ như chi phí sinh hoạt tăng cao.

Politico dẫn báo cáo của Viện kinh tế thế giới Kiel cho biết, trong suốt tháng 7, 6 nước lớn nhất thuộc EU không đưa ra cam kết viện trợ quân sự mới nào cho Ukraine. Đây là tháng đầu tiên Ukraine không nhận được cam kết viện trợ quân sự mới nào từ EU kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự hồi cuối tháng 2. Các chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy viện trợ quân sự cho Ukraine đang giảm dần.

Báo cáo của Viện Kinh tế Thế giới Kiel cũng chỉ ra rằng các gói viện trợ quân sự từ các nước lớn của EU như Đức và Pháp ít hơn nhiều so với mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine từ Anh, Mỹ và Ba Lan.

Mỹ cũng đã giới hạn số lượng pháo phản lực HIMARS được chuyển tới Ukraine ở 16 tổ hợp, do lo ngại cung cấp nhiều hơn sẽ làm cạn kiệt kho dự trữ rocket dẫn đường bằng vệ tinh và thậm chí gây nguy hiểm cho năng lực sẵn sàng chiến đấu của Mỹ.

Cuộc chiến năng lượng

Các nhà kinh tế học từng dự đoán rằng nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng để buộc Tổng thống Putin chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nhưng đã 6 tháng trôi qua kể từ khi chiến sự bùng phát, Nga vẫn đứng vững.

Giá xăng dầu tăng cao khiến Nga thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc xuất khẩu nhiên liệu, trong khi châu Âu vật vã đối phó với sự thiết hụt nguồn cung năng lượng. Nga vẫn kiếm được hàng trăm triệu USD mỗi ngày từ việc bán dầu. Điều này có nghĩa là Nga có thể đủ khả năng để từ bỏ thu nhập từ việc bán khí đốt tự nhiên sang EU và gây áp lực nhiều hơn lên Đức, Pháp và Anh, những nơi đang dốc sức thoát khỏi phụ thuộc năng lượng Nga.

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Đức đã nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, bao gồm cả việc xây dựng các cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Mục tiêu ngắn hạn của Đức là cố gắng bổ sung kho dự trữ khí đốt cho mùa đông. Dữ liệu của Cơ quan Viễn thông Quốc gia Đức cho thấy, các cơ sở lưu trữ khí đốt của nước này hiện lưu trữ được khoảng 63%. Theo Đạo luật khí đốt, các cơ sở tích trữ phải được lấp đầy 80% vào ngày 1/10 và lên tới 90% vào ngày 1/11.

Nhà phân tích Julian Lee cho rằng một số nước châu Âu vẫn có nguy cơ đối mặt với một mùa đông lạnh giá và tình trạng mất điện do thiếu nguồn cung năng lượng từ Nga.

Kosovo đã thực hiện cắt điện sau khi nhà phân phối của họ hết tiền để nhập khẩu điện từ Albania. Trong 6 tháng tới, có khả năng sẽ có nhiều quốc gia hơn làm theo kế hoạch này.

Diễn biến tiếp theo của chiến sự Nga - Ukraine

Chuyên gia Hal Brands của Đại học Johns Hopkins cho rằng, cuộc chiến ở Ukraine hiện đang bước vào giai đoạn thứ ba mang tính quyết định.

Ở giai đoạn một, chiến thuật của Nga là dùng xe tăng và trực thăng với mục tiêu tiến công chớp nhoáng vào sâu lãnh thổ Ukraine. Sang đến giai đoạn hai, Nga dồn lực lượng sang tỉnh Donetsk để tiếp tục kế hoạch chiếm toàn bộ vùng Donbass, miền Đông Ukraine, sau khi đã giành quyền kiểm soát Lugansk. Giai đoạn ba của cuộc chiến sẽ có các cuộc phản công của Ukraine ở phía Nam.

Theo Washington Post, 6 tháng chiến sự Nga – Ukraine đã điều chỉnh trật tự thế giới và rất nhiều điều khác một cách đáng kinh ngạc. Trong thời gian tới, nếu cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn, Nga và Ukraine sẽ phải chịu thêm thiệt hại về khí tài, và xung đột sẽ tác động tới nhiều điều trên thế giới.

Ngoài ra, không chỉ các nước châu Âu ở gần khu vực chiến sự mới chịu nhiều tác động, người dân ở các khu vực khác như Trung Đông và châu Phi cũng đang chịu áp lực lớn khi tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine lan ra toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý do Ukraine muốn chọc sâu vào sau chiến tuyến của Nga thay vì đánh trực diện
Lý do Ukraine muốn chọc sâu vào sau chiến tuyến của Nga thay vì đánh trực diện

VOV.VN - Từ quan điểm của Ukraine, chiến lược chọc sâu vào sau chiến tuyến của Nga có vẻ hiệu quả hơn là việc giao tranh trực tiếp với các lực lượng phòng thủ Nga.

Lý do Ukraine muốn chọc sâu vào sau chiến tuyến của Nga thay vì đánh trực diện

Lý do Ukraine muốn chọc sâu vào sau chiến tuyến của Nga thay vì đánh trực diện

VOV.VN - Từ quan điểm của Ukraine, chiến lược chọc sâu vào sau chiến tuyến của Nga có vẻ hiệu quả hơn là việc giao tranh trực tiếp với các lực lượng phòng thủ Nga.

Cái giá Mỹ phải gánh chịu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine
Cái giá Mỹ phải gánh chịu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Trong một bài bình luận trên National Interest, nhà phân tích Ramon Marks cho rằng, cho dù bất cứ bên nào chiến thắng trong cuộc xung đột Ukraine thì Mỹ sẽ là người thua cuộc.

Cái giá Mỹ phải gánh chịu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Cái giá Mỹ phải gánh chịu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Trong một bài bình luận trên National Interest, nhà phân tích Ramon Marks cho rằng, cho dù bất cứ bên nào chiến thắng trong cuộc xung đột Ukraine thì Mỹ sẽ là người thua cuộc.

Lý do Ukraine đổi chiến thuật, tấn công Nga từ bên trong
Lý do Ukraine đổi chiến thuật, tấn công Nga từ bên trong

VOV.VN - Ukraine hy vọng chiến lược tấn công nhằm vào các mục tiêu quân sự quan trọng sâu bên trong các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát sẽ gây khó khăn cho Moscow trong việc giữ vững phòng tuyến trước cuộc phản công của Kiev.

Lý do Ukraine đổi chiến thuật, tấn công Nga từ bên trong

Lý do Ukraine đổi chiến thuật, tấn công Nga từ bên trong

VOV.VN - Ukraine hy vọng chiến lược tấn công nhằm vào các mục tiêu quân sự quan trọng sâu bên trong các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát sẽ gây khó khăn cho Moscow trong việc giữ vững phòng tuyến trước cuộc phản công của Kiev.

Xung đột vũ trang Nga – Ukraine: Cả 2 bên đều đang mắc sai lầm?
Xung đột vũ trang Nga – Ukraine: Cả 2 bên đều đang mắc sai lầm?

VOV.VN - Thiếu vũ khí nhưng lại có tham vọng thực hiện một chiến dịch phản công lớn nhằm giành lại những vùng lãnh thổ quan trọng liệu có phải một bước đi sai lầm của Ukraine?

Xung đột vũ trang Nga – Ukraine: Cả 2 bên đều đang mắc sai lầm?

Xung đột vũ trang Nga – Ukraine: Cả 2 bên đều đang mắc sai lầm?

VOV.VN - Thiếu vũ khí nhưng lại có tham vọng thực hiện một chiến dịch phản công lớn nhằm giành lại những vùng lãnh thổ quan trọng liệu có phải một bước đi sai lầm của Ukraine?

Loạt vụ nổ bí ẩn tại Crimea: Ukraine đang phớt lờ cảnh báo của Nga?
Loạt vụ nổ bí ẩn tại Crimea: Ukraine đang phớt lờ cảnh báo của Nga?

VOV.VN - Một loạt vụ nổ lớn làm rung chuyển bán đảo Crimea trong thời gian gần đây đã khiến việc bảo vệ khu vực này trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga.

Loạt vụ nổ bí ẩn tại Crimea: Ukraine đang phớt lờ cảnh báo của Nga?

Loạt vụ nổ bí ẩn tại Crimea: Ukraine đang phớt lờ cảnh báo của Nga?

VOV.VN - Một loạt vụ nổ lớn làm rung chuyển bán đảo Crimea trong thời gian gần đây đã khiến việc bảo vệ khu vực này trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga.

Ukraine có đủ sức làm tê liệt khả năng chiến đấu của Nga tại Kherson?
Ukraine có đủ sức làm tê liệt khả năng chiến đấu của Nga tại Kherson?

VOV.VN - Các lực lượng Ukraine muốn giành lại thành phố Kherson, miền Nam nước này từ tay Nga nhưng Moscow vẫn giữ được lợi thế áp đảo.

Ukraine có đủ sức làm tê liệt khả năng chiến đấu của Nga tại Kherson?

Ukraine có đủ sức làm tê liệt khả năng chiến đấu của Nga tại Kherson?

VOV.VN - Các lực lượng Ukraine muốn giành lại thành phố Kherson, miền Nam nước này từ tay Nga nhưng Moscow vẫn giữ được lợi thế áp đảo.