Afganistan sẽ ra sao nếu Mỹ rút khỏi nước này?

VOV.VN - Cùng với sự rút quân của Mỹ, khoản viện trợ 8 tỷ USD cũng sẽ không còn.

Không còn thời gian cho sự trì hoãn

Giá nhà đất tại khu vực sang trọng nhất ở Kabul đã tăng gần gấp đôi trong tuần trước, sau khi Hội đồng Trưởng lão nước này xác nhận thỏa thuận an ninh với Mỹ. Một ngày sau đó, khi Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cương quyết trì hoãn việc ký kết, giá nhà đất đã quay trở về mức cũ.

“Tất cả mọi người sẽ rời bỏ đất nước nếu thỏa thuận an ninh không được ký. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chẳng còn ai muốn thuê nhà”, Shafiqullah Mohammadi, một chủ bất động sản ở Kabul cho biết.

Quân đội Mỹ sẽ không còn hiện diện tại Afghanistan nếu thỏa thuận an ninh của nước này với Mỹ không được ký kết (Ảnh AP)

Shafiqullah Mohammadi nói thêm, anh cũng đã lên kế hoạch di cư nếu thỏa thuận an ninh cho phép duy trì quân đội Mỹ cũng như các khoản tài trợ của Mỹ sau năm 2014 không được đảm bảo.

Đến nay, nhiều quan chức của cả Afghanistan và Mỹ đều cho rằng, thỏa thuận an ninh này vẫn sẽ được ký kết bất chấp sự trì hoãn của Tổng thống Karzai. Hiện tại Afghanistan đang chuẩn bị phải đối phó với khả năng sẽ không nhận được sự hỗ trợ của Mỹ trong vài tháng tới, điều đó có thể khiến nước này bị sụp đổ khi chỉ còn nhận được quá ít nguồn hỗ trợ.

Một vài chính trị gia ở Kabul trước đây từng ủng hộ lập trường của ông Karzai nhưng giờ thì không thể không lên tiếng. Một trong những người anh em của ông Karzai, Mahmood Karzai, đã cảnh báo: “Với tình hình này, nền kinh tế của Afghanistan sẽ bị thiệt hại nặng nề, nền kinh tế có thể bị suy sụp nếu thỏa thuận an ninh không được ký kết.

Mahmood Karzai, người đóng vai trò tích cực trong chiến dịch tái tranh cử Tổng thống Afghanistan năm 2009 của ông Hamid Karzai, khẳng định “Ông ấy buộc phải ký, không còn lựa chọn nào khác. Nếu không tình hình sẽ trở nên cực kỳ bi đát. Mọi người sẽ cùng đứng về một phía phản đối ông ấy”.

Cho tới lúc này, chỉ có lực lượng Taliban hoan nghênh hành động của ông Karzai. “Nếu việc phản đối của ông Karzai là thành thật, điều đó có nghĩa ông ấy đã nhận ra sự thật. Xin Chúa làm cho sự phản đối của ông ấy là sự thật và dựa trên niềm tự hào Afghanistan", đại diện Taliban cho biết. Taliban cũng cho rằng, việc rút hoàn toàn quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan sẽ "tạo ra một nền tảng cho sự hiểu biết giữa những người Afghanistan".

Nhà Trắng tuần trước tuyên bố, thỏa thuận an ninh cần phải được ký kết vào cuối năm nay nếu không kế hoạch cho việc rút toàn bộ quân đội Mỹ ở Afghanistan vào cuối năm 2014 sẽ được khởi động.

Việc rút hoàn toàn các lực lượng Mỹ ra khỏi Afghanistan sẽ ảnh hưởng nặng nề tới khoản viện trợ trị giá 8 tỷ USD mỗi năm mà Mỹ và các đồng minh phương Tây cam kết hỗ trợ nền kinh tế Afghanistan cũng như để duy trì lực lượng quân đội và cảnh sát đảm bảo an ninh cho đất nước này.

Bên cạnh đó, đây cũng không phải là kết quả mà Mỹ mong đợi. Trao đổi với truyền thông Afghanistan trong chuyến thăm thành phố Heart, phía Tây Afghanistan tuần trước, Đại sứ Mỹ James Cunningham nói rằng “việc rút toàn bộ lực lượng Mỹ ra khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014 không phải là lựa chọn của chúng tôi. Nó có thể là hậu quả từ quyết định của Chính phủ Afghanistan khi lựa chọn hoặc không lựa chọn ký kết thỏa thuận an ninh với Mỹ.

Lịch sử có thể lặp lại

Sự thất bại của một thỏa thuận tương tự đã dẫn tới việc Mỹ rút toàn bộ quân khỏi Iraq vào năm 2011. Kể từ đó, Iraq đã phải hứng chịu sự leo thang bạo lực từ các phe phái, mặc dù Iraq, không giống như Afghanistan, có thể dựa vào dầu mỏ để duy trì lực lượng quân đội của mình.

Bạo lực có thể bùng phát nhiều hơn tại Afghanistan (Ảnh AP)

"Chúng ta nên rút ra bài học từ Iraq. Họ đã không đạt được một thỏa thuận với Mỹ, và hậu quả là bạo lực tràn làn ở đất nước này", Sayed Sulaiman Ahmadi, một sinh viên luật 21 tuổi ở Kabul bày tỏ. "Một khi chúng ta có quân đội mạnh, chúng ta sẽ không phải viện tới họ, nhưng ngay bây giờ chúng ta chưa có bất cứ điều gì".

Dẫn lại cuộc nội chiến năm 1992, người lãnh đạo Afghanistan lúc đó là Tổng thống Najibullah, do không nhận được hậu thuẫn từ chế độ Liên Xô sụp đổ, ông này đã bị lực lượng Mujahedeen lật đổ, Afghanistan bị rơi vào một cuộc nội chiến, thủ đô Kabul rơi vào tay lực lượng Mujahedeen và sau đó là lực lượng Taliban.

Fawzia Koofi, một nhà lập pháp có ảnh hưởng ở khu vực đông bắc Afghanistan cho rằng “Afghanistan có thể sẽ bị lặp lại lịch sử”, đồng thời bày tỏ "hy vọng chúng ta không lặp lại lịch sử thất bại của chính mình".

Farhad, một người dân ở Kabul, đã từng trải qua cuộc nội chiến những năm 90, bày tỏ “ông Karzai cần phải nhận thức được thực tế đó”. "Ông ấy nên ký vào thỏa thuận an ninh với Mỹ bởi chúng tôi không muốn quay trở lại thời kỳ Afghanistan chịu sự kiểm soát của Mujahedeen hay Taliban, một thời kỳ đầy hỗn loạn", Farhad nói.

Các thế hệ trẻ ở Afghanistan, những người không có chút ký ức nào về thời kỳ nội chiến cũng có cùng nỗi sợ hãi với người Afghanistan nói chung và phụ nữ nói riêng. Họ lo ngại các quyền tự do mà phải khó khăn lắm đất nước này mới giành  được trong 12 năm qua có nguy cơ sẽ vuột mất nếu lực lượng quân đội nước ngoài khỏi đất nước này và quốc tế không còn viện trợ.

"Taliban có thể trở lại và các trẻ em gái ở Afghanistan sẽ không được đến trường. Afghanistan thậm chí không còn là nơi an toàn để sinh sống”, Manizha Babak, một học sinh trung học 15 tuổi nói. 

Tuy nhiên, không phải tất cả người Afghanistan muốn quân đội Mỹ ở lại. Ahmad Shah, một người làm nghề lái xe ở thành phố miền nam Kandahar, nói rằng, các lực lượng nước ngoài là "một trong những nguyên nhân của sự bất ổn" ở Afghanistan.

Nhưng ngay trong số những người hoài nghi về sự hiện diện của lực lượng nước ngoài ở Afghanistan sau năm 2014, nhiều người vẫn nhấn mạnh rằng đất nước này vẫn cần tới sự viện trợ của nước ngoài.

"Chúng ta cần một mối quan hệ với cộng đồng quốc tế và đặc biệt với Mỹ", Qutbuddin Hilal, một thành viên của nhóm Hezb-e-Islami do Gulbuddin Hekmatyar, người có tư tưởng chống Mỹ, thành lập. "Đây là yêu cầu thiết yếu của chúng tôi", Gulbuddin Hekmatyar nói.

Dòng người tỵ nạn ra khỏi Afghanistan có thể sẽ nối dài thêm (Ảnh AP)

Ông Hilal là một trong số ít các ứng cử viên tổng thống không kêu gọi nhanh chóng ký kết thỏa thuận an ninh với Mỹ.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn đang chuẩn bị cho một kịch bản trong đó khoảng 200.000 người Afghanistan di cư đến các nước láng giềng trong năm tới, gây ra những quan ngại về an ninh xung quanh cuộc bầu cử sắp tới khi mà các chiến dịch quân sự hiện tại đang bị nới lỏng dần. Tuy nhiên con số này sẽ tăng nên nhanh chóng nếu Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi nước này.

"Tất cả việc này đều liên quan đến lòng tin của người dân. Việc không ký Hiệp định an ninh song phương sẽ là một đòn tâm lý lớn", Richard Danziger, người đứng đầu chiến dịch Afghanistan của Tổ chức Di cư Quốc tế, một cơ quan của Liên Hợp Quốc cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ dọa rút hết quân ở Afghanistan
Mỹ dọa rút hết quân ở Afghanistan

VOV.VN -Hiệp định an ninh song phương giữa Mỹ và Afghanistan lại gặp rắc rối về thời điểm ký kết thỏa thuận, liên quan đến lính Mỹ

Mỹ dọa rút hết quân ở Afghanistan

Mỹ dọa rút hết quân ở Afghanistan

VOV.VN -Hiệp định an ninh song phương giữa Mỹ và Afghanistan lại gặp rắc rối về thời điểm ký kết thỏa thuận, liên quan đến lính Mỹ

Tổng thống Afghanistan đang chơi một “canh bạc nguy hiểm”
Tổng thống Afghanistan đang chơi một “canh bạc nguy hiểm”

VOV.VN - Dư luận lo ngại, nếu Tổng thống Karzai tiếp tục giữ thái độ cương quyết ông sẽ bị cô lập trong chính đất nước của mình.

Tổng thống Afghanistan đang chơi một “canh bạc nguy hiểm”

Tổng thống Afghanistan đang chơi một “canh bạc nguy hiểm”

VOV.VN - Dư luận lo ngại, nếu Tổng thống Karzai tiếp tục giữ thái độ cương quyết ông sẽ bị cô lập trong chính đất nước của mình.

Trì hoãn thỏa thuận an ninh Afghanistan- Mỹ:Lợi bất cập hại
Trì hoãn thỏa thuận an ninh Afghanistan- Mỹ:Lợi bất cập hại

VOV.VN - Tướng Mỹ cảnh báo việc Tổng thống Karzai trì hoãn thỏa thuận an ninh sẽ gây ra bất lợi cho người dân và nền kinh tế nước này.

Trì hoãn thỏa thuận an ninh Afghanistan- Mỹ:Lợi bất cập hại

Trì hoãn thỏa thuận an ninh Afghanistan- Mỹ:Lợi bất cập hại

VOV.VN - Tướng Mỹ cảnh báo việc Tổng thống Karzai trì hoãn thỏa thuận an ninh sẽ gây ra bất lợi cho người dân và nền kinh tế nước này.

Iraq thúc giục Afghanistan ký kết Hiệp định An ninh với Mỹ
Iraq thúc giục Afghanistan ký kết Hiệp định An ninh với Mỹ

VOV.VN - Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari ngày 2/12 bày tỏ hy vọng Afghanistan ký kết Hiệp định an ninh song phương với Mỹ.

Iraq thúc giục Afghanistan ký kết Hiệp định An ninh với Mỹ

Iraq thúc giục Afghanistan ký kết Hiệp định An ninh với Mỹ

VOV.VN - Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari ngày 2/12 bày tỏ hy vọng Afghanistan ký kết Hiệp định an ninh song phương với Mỹ.

Mỹ thúc giục Afghanistan sớm ký Hiệp định An ninh
Mỹ thúc giục Afghanistan sớm ký Hiệp định An ninh

VOV.VN - Việc trì hoãn ký kết Hiệp định này khiến Mỹ không thể lên kế hoạch cho việc duy trì quân đội sau năm 2014.

Mỹ thúc giục Afghanistan sớm ký Hiệp định An ninh

Mỹ thúc giục Afghanistan sớm ký Hiệp định An ninh

VOV.VN - Việc trì hoãn ký kết Hiệp định này khiến Mỹ không thể lên kế hoạch cho việc duy trì quân đội sau năm 2014.

Đánh bom liều chết nhằm vào nghị sỹ Afghanistan
Đánh bom liều chết nhằm vào nghị sỹ Afghanistan

VOV.VN - Kẻ khủng bố giấu thuốc nổ trong mũ trùm đầu và kích hoạt khối thuốc nổ khi đứng trước nhà riêng của nghị sĩ.

Đánh bom liều chết nhằm vào nghị sỹ Afghanistan

Đánh bom liều chết nhằm vào nghị sỹ Afghanistan

VOV.VN - Kẻ khủng bố giấu thuốc nổ trong mũ trùm đầu và kích hoạt khối thuốc nổ khi đứng trước nhà riêng của nghị sĩ.

Tướng Mỹ xin lỗi Afghanistan về vụ không kích vào dân thường
Tướng Mỹ xin lỗi Afghanistan về vụ không kích vào dân thường

VOV.VN - Vụ không kích có thể cản trở nỗ lực Mỹ thuyết phục Afghanistan ký thỏa thuận an ninh.

Tướng Mỹ xin lỗi Afghanistan về vụ không kích vào dân thường

Tướng Mỹ xin lỗi Afghanistan về vụ không kích vào dân thường

VOV.VN - Vụ không kích có thể cản trở nỗ lực Mỹ thuyết phục Afghanistan ký thỏa thuận an ninh.

Taliban xả súng sát hại 6 dân thường Afghanistan
Taliban xả súng sát hại 6 dân thường Afghanistan

VOV.VN - Chiếc xe chở một nhóm người đi thăm dự án xóa mù chữ ở tình Faryab bị Taliban chặn lại và nổ súng sát hại.

Taliban xả súng sát hại 6 dân thường Afghanistan

Taliban xả súng sát hại 6 dân thường Afghanistan

VOV.VN - Chiếc xe chở một nhóm người đi thăm dự án xóa mù chữ ở tình Faryab bị Taliban chặn lại và nổ súng sát hại.

NATO: Thỏa thuận của Mỹ với Afghanistan là rất quan trọng
NATO: Thỏa thuận của Mỹ với Afghanistan là rất quan trọng

VOV.VN - Nếu thỏa thuận này không đạt được, NATO sẽ không thể thực hiện các chiến dịch quân sự của mình tại Afghanistan vào năm tới.

NATO: Thỏa thuận của Mỹ với Afghanistan là rất quan trọng

NATO: Thỏa thuận của Mỹ với Afghanistan là rất quan trọng

VOV.VN - Nếu thỏa thuận này không đạt được, NATO sẽ không thể thực hiện các chiến dịch quân sự của mình tại Afghanistan vào năm tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan sẽ ký thỏa thuận an ninh?
Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan sẽ ký thỏa thuận an ninh?

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh:“phải có ai đó trong chính phủ Afghanistan nhận lấy trách nhiệm này”.

Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan sẽ ký thỏa thuận an ninh?

Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan sẽ ký thỏa thuận an ninh?

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh:“phải có ai đó trong chính phủ Afghanistan nhận lấy trách nhiệm này”.