Afghanistan: Liên minh phương Bắc 2.0 hình thành và nội chiến đang phôi thai?

VOV.VN - Hiện tại, người ta biết rằng Liên minh Phương Bắc được trang bị hàng trăm xe bọc thép, vài chục xe tăng và các loại vũ khí khác.

Tình hình Afghanistan đã và đang tiếp tục gây chấn động thế giới - chính phủ Afghanistan sụp đổ chỉ trong vài giờ, Tổng thống Ghani đã bỏ trốn, Taliban tiếp quản Kabul, Liên minh phương Bắc đã định hình, tại đất nước bị chiến tranh tàn phá này, bóng ma một cuộc chiến nồi da xáo thịt đang dần lộ diện.

Liên minh phương Bắc

“Mặt trận Hồi giáo thống nhất vì sự cứu rỗi của Afghanistan”, còn được gọi là “Liên minh phương Bắc”, là một liên minh quân sự chống Taliban của một nhóm các lãnh chúa ở miền Bắc Afghanistan, bao gồm cả những người như người Uzbekistan, hoạt động từ cuối năm 1996 đến năm 2001 sau khi Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (Taliban) chiếm Kabul. Liên minh này được tập hợp bởi các nhà lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước Hồi giáo Afghanistan, trong đó có Tổng thống Burhanuddin Rabbani và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ahmad Shah Massoud, ban đầu bao gồm chủ yếu người Tajik, nhưng đến năm 2000, cả các thủ lĩnh của các nhóm sắc tộc khác.

Sau thất bại gần Kabul năm 1996, chỉ huy chiến trường Ahmad Shah Massoud đã lãnh đạo khu vực độc lập 5,5 triệu dân trên thực tế là miền Trung-Bắc của Afghanistan (các tỉnh Panjshir, Parwan, Kapisa, Baghlan, Badakhshan, Takhar, Balkh, Jauzjan, Faryab, Kunduz) với thủ đô Bazarak, biệt danh "Masudistan", có chính phủ riêng, tiền bạc và quân đội được trang bị tốt (cả xe tăng và máy bay do Liên Xô sản xuất), lên tới 60 nghìn người.

Ahmad Shah Massoud đã tranh thủ được sự ủng hộ của Nga, cũng như nhiều nước phương Tây và các cường quốc trong khu vực, đã có thể nắm quyền kiểm soát khoảng 25% lãnh thổ của đất nước ở miền Bắc Afghanistan, nơi sinh sống của người dân tộc Tajik. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của Pakistan, Taliban đã thực hiện một số chiến dịch thành công, lãnh thổ của Liên minh phương Bắc ngày càng bị thu hẹp. Năm 1998, Taliban chiếm Mazar-i-Sharif, đặt Liên minh vào tình thế khó khăn. Kể từ ít nhất là năm 1999, Liên minh phương Bắc đã thiết lập quan hệ chặt chẽ với CIA.

Ngày 9/9/2001, hai kẻ đánh bom liều chết cải trang thành phóng viên phỏng vấn lãnh đạo của Liên minh phương Bắc đã kích nổ một thiết bị nổ gắn trên máy quay truyền hình, Massoud chết vì bị thương nặng. Tướng 44 tuổi Muhammad Fahimkhan vốn tốt nghiệp Khoa Thần học Đại học Kabul, từng chiến đấu chống quân đội Liên Xô, năm 1992 được bổ nhiệm làm Bộ trưởng An ninh, sau đó là cố vấn cho Ahmad Shah Massoud, trở thành người kế vị Massoud. Lực lượng này còn nhận được sự hỗ trợ từ Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan, trong khi Taliban được hỗ trợ rộng rãi bởi quân đội Pakistan và tình báo liên quân.

Đến năm 2001, Liên minh phương Bắc kiểm soát chưa đến 10% đất nước, dồn về phía đông bắc và đóng tại tỉnh Badakhshan. Mỹ xâm lược Afghanistan, hỗ trợ quân đội Liên minh phương Bắc trên bộ trong cuộc chiến kéo dài hai tháng chống lại Taliban, đã giành chiến thắng vào tháng 12/2001. Với việc Taliban mất quyền kiểm soát đất nước, Liên minh phương Bắc đã giải thể khi các thành viên và các đảng ủng hộ chính quyền lâm thời Afghanistan mới, một số thành viên khi đó trở thành một phần của chính quyền Tổng thống Karzai, nhưng về sau, phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng và phải trả giá.

Liên minh Phương Bắc 2.0

Theo magzentine.com, những gì hiện đang hình thành ở Panjshir được gọi là “Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan”, “Cuộc kháng chiến thứ hai”, “Kháng chiến Panjshir”, hay “Kháng chiến 2.0”, là một liên minh của các nhóm chống Taliban do Massoud con, Amrullah Saleh 48 tuổi - Phó Tổng thống thứ Nhất của Afghanistan và Bismillah Khan Mohammadi - người từng là Tham mưu trưởng Quân đội Afghanistan, đã nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng từ tháng 6, cầm đầu.

Phó Tổng thống Saleh cũng là người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia Afghanistan, có mối quan hệ sâu sắc và gây tranh cãi với Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từ năm 2004 đến năm 2010, đã tuyên bố mình là tổng thống và sẽ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại Taliban. Mohammadi đã tán thành Saleh là nhà lãnh đạo hợp pháp của đất nước và cũng kêu gọi bắt giữ Ashraf Ghani. Lá cờ xanh-trắng-đen của Liên minh phương Bắc đã xuất hiện ở Panjshir, sự kháng cự chống lại Taliban hiện đang được nhen nhúm.

Saleh có một người đồng chí hướng là Ahmad Massoud - con trai của Ahmad Shah Massoud, 'Sư tử của Panjshir', người đã gây dựng danh tiếng của mình khi lãnh đạo cuộc kháng chiến khốc liệt chống lại Liên Xô khi cường quốc này đưa quân vào Afghanistan năm 1979, và sau đó chống lại Taliban trong những năm 1990. Sau khi Liên Xô rút quân, Taliban nổi lên, Massoud bố đã chống lại sự bành trướng và ngăn lực lượng này tiến vào Panjshir, tỉnh duy nhất của Afghanistan chưa rơi vào tay Taliban.

Khi Taliban tiến về Kabul mới đây, Tổng thống cuối cùng của Cộng hòa Hồi giáo Ashraf Ghani được cho là cùng nhóm tùy tùng đã trốn thoát với 169 triệu USD tiền mặt. Lực lượng quân sự và an ninh quốc gia Afghanistan, bao gồm tất cả mọi thứ từ quân đội đến nhân viên cảnh sát được đào tạo, trang bị và tài trợ bởi Mỹ và NATO, đã biến mất trong hư vô khi đối mặt với cuộc tấn công của Taliban xảy ra khi quân đội Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan. Những gì còn lại của Lực lượng Đặc biệt Afghanistan hiện đã rút về Panjshir và được cho là sẽ tập hợp lại dưới quyền của Saleh để đối đầu với Taliban.

Quy mô hiện tại của Kháng chiến Panjshiri vẫn chưa được xác định, trong khi tổng quy mô của Taliban được ước tính là hơn 200.000 quân, bao gồm khoảng 60.000 chiến binh nòng cốt và 90.000 dân quân khác liên kết với nhóm. Hiện tại, người ta biết rằng Liên minh phương Bắc được trang bị hàng trăm xe bọc thép, vài chục xe tăng và các loại vũ khí khác. Tuy nhiên, bất kể lực lượng kháng chiến Panjshiri mới ra sao, thì sự tồn tại của nó cũng gây ra những phức tạp địa chính trị đáng kể cho Taliban trong thời gian tới.

Một cuộc nội chiến đang phôi thai?

Nhưng liên minh mới đang được kết hợp với nhau sẽ không phải là liên minh chính chống lại Taliban trong những ngày gần đây. Tối thiểu ba lãnh chúa - Atta Muhammad Noor - người Tajik, Dostum - người Uzbekistan và Haji Muhammad Muhaqiq - thuộc cộng đồng Shia Hazara, đã tham gia cuộc chiến chống lại Taliban khi lực lượng Mỹ bắt đầu tấn công Afghanistan. Tuy nhiên, họ được cho là đã trốn khỏi đất nước sau khi thành trì Mazar-i-Sharif rơi vào tay Taliban. Tất cả những lãnh chúa này đều có căn cứ tại các khu vực phía bắc của Afghanistan, có thể không thích đàm phán với Taliban và chọn cuộc kháng chiến chống lại Taliban.

Taliban đã tuyên bố sự trở lại của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan và ban lãnh đạo của họ bao gồm người đồng sáng lập nhóm Mullah Abdul Ghani Baradar, đã trở về Afghanistan cùng với những người khác từ Qatar, hiện đang đến Kabul để chính thức hóa sự thay đổi quyền lực. Baradar đã được thả khỏi một nhà tù ở Pakistan vào năm 2018 trong khuôn khổ các cuộc đàm phán với chính phủ Mỹ. Các đại diện của Taliban đã làm việc với các nhân vật Afghanistan đáng chú ý khác, bao gồm cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Chủ tịch Hội đồng cấp cao về hòa giải quốc gia Abdullah Abdullah, liên quan đến quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho Tiểu vương quốc Hồi giáo mới.

Abdullah Abdullah đáng chú ý đã thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống gây nhiều tranh cãi trước Ashraf Ghani vào năm 2019. Sau khi Ghani bỏ trốn, Karzai đã tuyên bố rằng ông ta cùng với Abdullah Abdullah và lãnh chúa Gulbuddin Hekmatyar, đang thành lập một chính quyền lâm thời ở Kabul. Các thành viên của Taliban, giống như Afghanistan, chủ yếu bao gồm các sắc tộc Pashtun. Saleh, Massoud và Mohammadi đều là người Tajik, một dân tộc thiểu số, làm dấy lên lo ngại về khả năng gia tăng bạo lực giáo phái trong nước.

Cần lưu ý rằng, trong khi Liên minh phương Bắc bao gồm người Pashtun, được thành lập lần đầu tiên bởi Tajiks, giống như Massoud cha, và các nhóm thiểu số khác nhau của Afghanistan vẫn chiếm một phần đáng kể lực lượng dưới sự bảo trợ của Tajiks vào năm 2001. Có báo cáo rằng các thành viên của nhóm dân tộc thiểu số Hazara cũng đang cố gắng đến Panjshir. Người Hazara chủ yếu là người Shia hơn là người Hồi giáo dòng Sunni, khiến họ trở thành một dân tộc thiểu số ở Afghanistan về mặt đó. Những người Sunni theo đường lối cứng rắn, chẳng hạn như Taliban, thường xuyên bức hại người Shia, những người mà họ coi là dị giáo.

Điều này dẫn đến khả năng Saleh và các đồng đội của ông ta có thể tận dụng sự bất bình của thiểu số đối với Taliban, đặc biệt, để củng cố hàng ngũ của Kháng chiến Panjshiri mới trong nước và đảm bảo sự ủng hộ ở những vùng khác. Hai lãnh chúa người Uzbekistan Abdul Rashid Dostum - người từng là Phó Tổng thống thứ tư của Afghanistan, và Ata Mohammed Noor - từng là Thống đốc tỉnh Balkh, đều cùng lực lượng dưới quyền chạy trốn sang Uzbekistan. Trước khi trốn khỏi đất nước, Noor đã cáo buộc Ghani và chính quyền của ông ta về một âm mưu cố ý để cho Taliban tiếp quản, mặc dù không có chứng cứ chứng minh cho tuyên bố đó.

Dostum và Noor trước đây đều là thành viên của Liên minh phương Bắc. Dostum là chỉ huy lính lực lượng đặc biệt, những người đã chiến đấu trên lưng ngựa trong giai đoạn mở đầu của cuộc can thiệp của Mỹ vào quốc gia này vào năm 2001. Những người Pashtun bất mãn, những người không ủng hộ Taliban, cả trong và ngoài Afghanistan, cũng có thể bị lôi kéo vào phong trào kháng chiến mới. Ngày càng có nhiều thông tin về việc Taliban tàn bạo với những dân thường Afghanistan và tấn công bất kỳ ai chống lại họ.

Tất cả những điều đó cũng có thể cản trở việc Taliban thúc đẩy sự công nhận chính thức của quốc tế. Đại sứ quán Afghanistan tại Tajikistan đã thay thế chân dung của Ashraf Ghani bằng chân dung của Amrullah Saleh, và Đại Zahir Aghbar cho biết ông bác bỏ sự cai trị của Taliban. Những người khác có thể làm theo, tạo ra khả năng xảy ra khủng hoảng chính trị ở nhiều quốc gia. Nhiều nước, bao gồm cả Mỹ, đã áp dụng cách tiếp cận chờ và xem liên quan đến việc công nhận bất kỳ chính phủ mới nào của Taliban.

Thậm chí, chính phủ Pakistan, vốn từ lâu đã bị cáo buộc là chỗ dựa, nếu không tích cực hỗ trợ Taliban và các nhóm chiến binh khác đối lập với chính phủ ở Kabul, tuyên bố sẽ không vội vàng công nhận Tiểu vương quốc Hồi giáo mới. Việc Saleh tuyên bố trở thành Tổng thống có thể tác động đến bất kỳ sự cân nhắc nào như vậy về tính hợp pháp của chính phủ mới của Taliban. Đồng thời, các cường quốc nước ngoài, như Mỹ, có thể cố gắng lùi lại việc phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào như vậy cho đến khi các hoạt động sơ tán đang diễn ra ở thủ đô Kabul.

Khả năng hoạt động của cuộc không vận sơ tán tại Sân bay Quốc tế Hamid Karzai có thể tiếp tục diễn ra suôn sẻ phụ thuộc vào Taliban. Tình hình tiếp tục căng thẳng khi công dân nước ngoài và những người khác cố gắng tìm đường đến đó thông qua các trạm kiểm soát của Taliban. Trong nhiều ngày qua, hàng nghìn công dân Afghanistan ngày càng tuyệt vọng đã cố gắng chạy trốn khỏi đất nước bằng đường hàng không. Ngay cả khi Taliban đang nỗ lực củng cố quyền lực của họ trên khắp Afghanistan, các lực lượng khác cũng đang tập hợp lại để chống lại họ - điều cho thấy tương lai của đất nước vẫn chưa chắc chắn, rất khó đoán định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến sự Afghanistan leo thang: Taliban vấp phải sự kháng cự ở thung lũng Panjshir
Chiến sự Afghanistan leo thang: Taliban vấp phải sự kháng cự ở thung lũng Panjshir

VOV.VN - Hiện “tiếng súng vẫn chưa ngừng” khi Taliban gặp phải sự phản kháng đầu tiên tại khu vực thung lũng Panjshir.

Chiến sự Afghanistan leo thang: Taliban vấp phải sự kháng cự ở thung lũng Panjshir

Chiến sự Afghanistan leo thang: Taliban vấp phải sự kháng cự ở thung lũng Panjshir

VOV.VN - Hiện “tiếng súng vẫn chưa ngừng” khi Taliban gặp phải sự phản kháng đầu tiên tại khu vực thung lũng Panjshir.

Anh sẽ vận động Mỹ kéo dài chiến dịch di tản tại Afghanistan 
Anh sẽ vận động Mỹ kéo dài chiến dịch di tản tại Afghanistan 

VOV.VN - Các nguồn tin từ Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ vận động Tổng thống Mỹ Joe Biden kéo dài thời hạn chót cho chiến dịch di tản tại Afghanistan, dự kiến được Mỹ kết thúc vào ngày 31/08.

Anh sẽ vận động Mỹ kéo dài chiến dịch di tản tại Afghanistan 

Anh sẽ vận động Mỹ kéo dài chiến dịch di tản tại Afghanistan 

VOV.VN - Các nguồn tin từ Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ vận động Tổng thống Mỹ Joe Biden kéo dài thời hạn chót cho chiến dịch di tản tại Afghanistan, dự kiến được Mỹ kết thúc vào ngày 31/08.

Đại sứ Nga tại Kabul: 400 người Afghanistan có hộ chiếu Nga đề nghị được sơ tán
Đại sứ Nga tại Kabul: 400 người Afghanistan có hộ chiếu Nga đề nghị được sơ tán

VOV.VN - Đại sứ Nga tại Afghanistan Dmitry Zhirnov hôm qua (22/8) cho biết, khoảng 400 người Afghanistan có hộ chiếu Nga đã đề nghị Đại sứ quán Nga tại Kabul giúp họ rời khỏi quốc gia này.

Đại sứ Nga tại Kabul: 400 người Afghanistan có hộ chiếu Nga đề nghị được sơ tán

Đại sứ Nga tại Kabul: 400 người Afghanistan có hộ chiếu Nga đề nghị được sơ tán

VOV.VN - Đại sứ Nga tại Afghanistan Dmitry Zhirnov hôm qua (22/8) cho biết, khoảng 400 người Afghanistan có hộ chiếu Nga đã đề nghị Đại sứ quán Nga tại Kabul giúp họ rời khỏi quốc gia này.