Ấn Độ trước lựa chọn giữa QUAD và BRICS trong quan hệ với Trung Quốc

VOV.VN - Ấn Độ có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn giữa nhóm QUAD, chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc, và nhóm BRICS mà Trung quốc là một thành viên quan trọng.

Trước cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, diễn ra theo hình thức trực tuyến, nhiều người cho rằng cuộc họp này sẽ tập trung vào mối đe dọa từ Trung Quốc. Cả 4 nước đều đang phải đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc cả về quân sự và thương mại. Đặc biệt Ấn Độ đang có xung đột biên giới với Trung Quốc.

Ấn Độ chọn QUAD, chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc...

Dù không được coi là một liên minh chính thức như NATO, nhưng QUAD (Bộ Tứ, hay Bộ Tứ kim cương) được coi là một nhóm liên kết để đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc. Các đại diện của QUAD đã họp mặt và đối thoại không thường xuyên từ năm 2007, nhưng phải đến năm 2017, nhóm này mới được “hồi sinh” trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.

Tuy nhiên, trong tuyên bố chung sau cuộc họp ngày 12/3, lãnh đạo 4 nước QUAD cam kết “thúc đẩy hợp tác đối phó với các thách thức đã được xác định” và không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc. Những gì có liên quan nhất tới Bắc Kinh chỉ dừng lại ở “những thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật lệ ở Biển Đông và biển Hoa Đông”.

“QUAD được thành lập không phải để chống lại một mối đe dọa hoặc tập trung vào một vấn đề duy nhất, mà để chứng minh những lợi ích mà nền dân chủ có thể mang lại cho người dân và cả thế giới", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói với báo giới trước thềm cuộc họp hôm 12/3.

Sau cuộc họp của các lãnh đạo, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng nói rằng các thách thức từ Trung Quốc là một chủ đề thảo luận, nhưng không phải trọng tâm của cuộc họp lần này.

Theo Nikkei Asia, việc Ấn Độ đồng ý tham gia một cuộc gặp thượng đỉnh của QUAD là một trong những bước tiến quan trọng. Ấn Độ vốn có truyền thống né tránh các liên minh chính thức và giữ các nước ở một khoảng cách ngang bằng nhau, bao gồm cả với Trung Quốc. Do lo ngại căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ trước đây do dự trong việc nâng cấp các cuộc gặp của QUAD. Phải sau nhiều năm, Ấn Độ mới đồng ý về một cuộc gặp thượng đỉnh giữa 4 nước.

Nhật Bản, Mỹ, Australia cũng tìm cách để mở rộng cửa cho Ấn Độ hợp tác trong nhiều lĩnh vực và tránh đi các vấn đề an ninh nhạy cảm. Ấn Độ thậm chí được trao đặc quyền là bên chính thức thông báo về cuộc họp, và Thủ tướng Narendra Modi là người phát biểu thứ hai, sau Tổng thống Biden.

“Thật tuyệt được ở giữa bằng hữu. Tôi muốn cảm ơn Tổng thống Biden vì sáng kiến này. Thật tuyệt vời, chúng ta được gắn kết bằng các giá trị dân chủ và sự cam kết đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và bao trùm”, Thủ tướng Modi nói.

Theo Eurasian Times, vai trò của Ấn Độ trong QUAD có thể đặt nước này vào một vị trí “tiến thoái lưỡng nan” trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Ấn Độ được cho là một thành viên quan trọng của QUAD, và hiệu quả của nhóm này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào mức độ sẵn sàng của Ấn Độ trong việc chống lại Trung Quốc.

… hay BRICS để cải thiện quan hệ với Trung Quốc?

Ngoài QUAD, Ấn Độ cũng là một thành viên của nhóm khác là BRICS mà trong đó Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng. Ấn Độ và Trung Quốc, Nga, Brazil và Nam Phi là thành viên của diễn đàn này.

Yếu tố làm gia tăng thêm sự “khó xử” đối với ông Modi là tháng trước, Trung Quốc bày tỏ ủng hộ việc Ấn Độ làm chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh BRICS trong năm nay. BRICS cũng được xem như một cơ chế giúp Ấn Độ giảm căng thẳng biên giới với nước láng giềng.

Việc tham gia vào một liên minh quân sự, dù không chính thức, chống Trung Quốc trong khi vẫn đóng vai trò quan trọng trong một nhóm khác cùng với Trung Quốc, Ấn Độ sẽ ở vào một vị thế khó xử mà nước này có thể sẽ phải chọn bên.

Được thiết lập 15 năm trước, khi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn còn tương đối tốt đẹp, các nước BRICS được kỳ vọng sẽ thống trị nền kinh tế thế giới vào năm 2050. Là những nước phát triển nhanh nhất thế giới, BRICS được cho là sẽ thay thế phương Tây trong vai trò trung tâm quyền lực toàn cầu.

Lãnh đạo các nước BRICS thường xuyên họp thượng đỉnh, đưa ra các quyết định đồng thuận về các vấn đề quan trọng đem lại lợi ích cho mỗi nước thành viên. Tuy nhiên, điều này đã bị ảnh hưởng do sự đối đầu giữa Ấn Độ và Trung Quốc – hai thành viên quan trọng của BRICS.

Việc Ấn Độ tham gia vào một liên minh quân sự với Mỹ khiến vấn đề trở nên tệ hơn. Ngoài ra, Ấn Độ gần đây cũng muốn thoát khỏi các mối quan hệ kinh tế phụ thuộc Trung Quốc.

Là nước láng giềng có chung đường biên giới dài khoảng 4.500km, Ấn Độ sẽ phải thận trọng trong mỗi bước đi với cả QUAD và BRICS. Các chuyên gia cho rằng, cũng không có gì ngạc nhiên khi Ấn Độ vẫn muốn đóng vai trò quan trọng ở cả BRICS và QUAD, nhưng đây sẽ là một lựa chọn bấp bênh đối với Thủ tướng Modi.

Thủ tướng Modi cũng nhiều lần khẳng định lập trường của ông về việc củng cố vai trò quan trọng của Ấn Độ trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, ông sẽ cân bằng vai trò của Ấn Độ như thế nào cả ở BRICS và QUAD sẽ là một thách thức không nhỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh Trung Quốc rút binh sĩ và xe tăng khỏi vùng tranh chấp nóng với Ấn Độ
Hình ảnh Trung Quốc rút binh sĩ và xe tăng khỏi vùng tranh chấp nóng với Ấn Độ

VOV.VN - Tờ “The Diplomat” hôm 8/3 phản ánh, sau nhiều lần không thành công, cuối cùng cả quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã cùng rút khỏi các bờ phía bắc và phía nam của hồ Pangong – một điểm nóng tranh chóng trong khủng hoảng biên giới giữa 2 bên.

Hình ảnh Trung Quốc rút binh sĩ và xe tăng khỏi vùng tranh chấp nóng với Ấn Độ

Hình ảnh Trung Quốc rút binh sĩ và xe tăng khỏi vùng tranh chấp nóng với Ấn Độ

VOV.VN - Tờ “The Diplomat” hôm 8/3 phản ánh, sau nhiều lần không thành công, cuối cùng cả quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã cùng rút khỏi các bờ phía bắc và phía nam của hồ Pangong – một điểm nóng tranh chóng trong khủng hoảng biên giới giữa 2 bên.

Hội nghị Bộ Tứ gia tăng cạnh tranh sức mạnh mềm với Trung Quốc
Hội nghị Bộ Tứ gia tăng cạnh tranh sức mạnh mềm với Trung Quốc

VOV.VN - Chương trình nghị sự rộng mở của Bộ Tứ thời gian gần đây cho thấy nhóm 4 quốc gia này đang hướng tới tập hợp sức mạnh kinh tế cùng với sức mạnh mềm để cạnh tranh Trung Quốc bên cạnh sức mạnh quân sự.

Hội nghị Bộ Tứ gia tăng cạnh tranh sức mạnh mềm với Trung Quốc

Hội nghị Bộ Tứ gia tăng cạnh tranh sức mạnh mềm với Trung Quốc

VOV.VN - Chương trình nghị sự rộng mở của Bộ Tứ thời gian gần đây cho thấy nhóm 4 quốc gia này đang hướng tới tập hợp sức mạnh kinh tế cùng với sức mạnh mềm để cạnh tranh Trung Quốc bên cạnh sức mạnh quân sự.

Nhóm “Bộ Tứ” cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở
Nhóm “Bộ Tứ” cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

VOV.VN - Lãnh đạo nhóm “Bộ Tứ” bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Australia đã có cuộc họp cấp cao trực tuyến đầu tiên ngày 12/03. Sau cuộc họp, các bên đã ra tuyên bố chung tái khẳng định cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Nhóm “Bộ Tứ” cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

Nhóm “Bộ Tứ” cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

VOV.VN - Lãnh đạo nhóm “Bộ Tứ” bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Australia đã có cuộc họp cấp cao trực tuyến đầu tiên ngày 12/03. Sau cuộc họp, các bên đã ra tuyên bố chung tái khẳng định cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Phép thử của Bộ Tứ kim cương trong việc kiềm chế Trung Quốc
Phép thử của Bộ Tứ kim cương trong việc kiềm chế Trung Quốc

VOV.VN - Bộ Tứ kim cương được đánh giá là cơ chế tốt nhất để Mỹ kiềm chế Trung Quốc. Dù vậy để cơ chế này hoạt động hiệu quả nhất lại không phải là nhiệm vụ dễ dàng.

Phép thử của Bộ Tứ kim cương trong việc kiềm chế Trung Quốc

Phép thử của Bộ Tứ kim cương trong việc kiềm chế Trung Quốc

VOV.VN - Bộ Tứ kim cương được đánh giá là cơ chế tốt nhất để Mỹ kiềm chế Trung Quốc. Dù vậy để cơ chế này hoạt động hiệu quả nhất lại không phải là nhiệm vụ dễ dàng.