Ashraf Ghani – Từ người đứng đầu Afghanistan đến kẻ chạy trốn khỏi đất nước

VOV.VN - Ông Ashraf Ghani, người từng được kỳ vọng sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng ở Afghanistan, đã đi từ vị trí quyền lực cao nhất đến tình cảnh của kẻ chạy trốn khỏi đất nước khi Taliban giành chiến thắng và tiến vào Kabul.

Người đứng đầu Afghanistan

Nếu có bất kỳ ai từng được cho là có thể giải quyết tình hình ở Afghanistan, thì đó là ông Ashraf Ghani.

Trước khi trở thành Tổng thống năm 2014, ông Ghani đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu về việc làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển ở những nước nghèo. Nhận được học bổng Fulbright cùng học vị tiến sĩ từ Đại học Columbia, ông Ghani đã giảng dạy tại một số trường danh tiếng của Mỹ trước khi làm việc tại Ngân hàng Thế giới và Liên Hợp Quốc. Sau đó, ông Ghani từng là đồng tác giả của cuốn sách "Fixing Failed States: A Framework for Rebuilding a Fractured World" (tạm dịch là “Cải cách các nhà nước thất bại: Khung tái thiết một thế giới chia rẽ”).

Ông Ghani đã chạy khỏi Afghanistan ngày 15/8 và điểm đến của ông vẫn là một bí ẩn cho đến khi Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) thông báo 3 ngày sau đó rằng, ông và gia đình của ông đang ở nước này. Phía Nga cho biết, Tổng thống Ghani đã rời Afghanistan với 4 ô tô và trực thăng chở đầy tiền mặt, điều mà ông Ghani đã phủ nhận sau đó trong một video được công bố ngày 18/8. Ở đất nước của mình, ông Ghani đã trở thành một kẻ tội đồ: Thống đốc Ngân hàng Trung ương Afghanistan và các thành viên chủ chốt trong chính quyền của ông đều công khai chỉ trích ông. Những nỗ lực tiếp cận ông Ghani hay các trợ lý thân cận của ông đều không thành công.

"Tôi phải rời khỏi Afghanistan để ngăn chặn Kabul khỏi đổ máu và bị phá hủy", ông Ghani cho biết trong một video, đồng thời khẳng định ông không có ý định rời khỏi đất nước nhưng các quan chức an ninh đã cảnh báo ông về một "âm mưu lớn" nhằm ám sát ông.

"Tôi đã được đưa rời khỏi Afghanistan mà thậm chí không kịp cởi dép xăng đan để đi giày vào".

Mặc dù là một người Pashtun, dân tộc chiếm đa số ở Afghanistan nhưng ông Ghani được xem như một người ngoài cuộc, thiếu sự tiếp xúc chính trị để đoàn kết các lực lượng khác nhau và ông ngày càng bị cô lập theo thời gian.

"Ông Ghani không thích nghi được với những thực tế ở Afghanistan", Kabir Taneja, tác giả của cuốn sách "The ISIS Peril: The World’s Most Feared Terror Group and its Shadow on South Asia" (tạm dịch là “Hiểm họa từ IS: Nhóm Khủng bố đáng sợ nhất thế giới và cái bóng của chúng ở Nam Á”) và là học giả tại Quỹ Nghiên cứu Quan sát ở New Delhi cho hay.

"Ông ấy không hiểu và không thể hiểu các lãnh chúa, những người đại diện cho sự phân chia sắc tộc ở Afghanistan".

Sau khi Mỹ can thiệp vào Afghanistan năm 2001, ông Ghani đã quay lại đất nước lần đầu tiên trong hơn 1/4 thế kỷ và có 2 năm đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền Tổng thống Hamid Karzai. Sau đó ông Ghani đã trở thành một nhân vật nổi tiếng khi kêu gọi các khoản tài trợ quốc tế, tham gia vào những bài chia sẻ truyền cảm hứng trên Ted Talks, viết nhiều bài bình luận trên các trang báo lớn và xuất hiện trong những cuộc hội thảo. Vào thời điểm đó, ông thậm chí được cân nhắc trở thành một ứng viên cho vị trí Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2009, ông Ghani đã liên kết với một số chính trị gia tên tuổi ở Afghanistan, trong đó có Phó Tổng thống Abdul Rashid Dostum và giành chiến thắng vào 5 năm sau đó. Tuy nhiên, chiến thắng này đã bị hủy hoại ngay từ đầu khi ông John Kerry, người sau này trở thành Ngoại trưởng Mỹ, đã bay tới Kabul để làm trung gian hòa giải cho một chính phủ thống nhất, trao cho đối thủ lớn nhất của ông vị trí "điều hành cấp cao".

Năm 2017, ông Ghani nói rằng ông đã có "một công việc tồi tệ nhất thế giới" trong cuộc trả lời phỏng vấn với BBC. Dù vậy, ông Ghani khẳng định các lực lượng an ninh của Afghanistan đã cải thiện được tình hình trước Afghanistan và các lực lượng liên minh của phương Tây có thể rời đi vào năm 2001.

Điều này hóa ra lại chính xác, chỉ là không theo cách mà ông Ghani dự đoán. Chính quyền cựu Tổng thống Trump đã bắt đầu các cuộc trao đổi trực tiếp với Taliban trong nỗ lực chấm dứt cuộc chiến dài nhất của Mỹ và đã loại ông Ghani khỏi tiến trình này. Sau đó, năm nay, sau khi Tổng thống Joe Biden đưa ra hạn chót rút quân ngày 31/8, ông Ghani đã kêu gọi tạm gác vấn đề này và cho phép một chính phủ lâm thời nắm quyền nếu Taliban giành được chiến thắng quân sự.

"Ông Ghani giả vờ tìm kiếm hòa bình nhưng thực tế lại muốn chiến tranh để bảo vệ quyền lực thậm chí cả khi điều đó phải trả giá bằng mạng sống của nhiều người, và đẩy Taliban quay lại giải pháp quân sự", Omar Samad, cựu Đại sứ Afghanistan tại châu Âu, đồng thời là học giả tại Hội đồng Đại Tây Dương cho hay.

"Những chiến thuật trì hoãn đã hủy hoại cơ hội đạt được thỏa thuận, điều mà có thể khiến ông ta mất đi vị trí của mình nhưng sẽ dọn đường cho một sự chuyển giao lớn hơn".

Khi Taliban chiếm được Kabul vào cuối tuần, ông Ghani đã nói rằng ông muốn tránh số phận như quốc vương Amanullah Khan, người đã thoái vị và chạy tới Ấn Độ thuộc Anh năm 1929.

"Tôi sẽ không chạy trốn. Tôi sẽ không tìm kiếm một nơi trú ấn an toàn và tôi sẽ phục vụ nhân dân", ông Ghani khẳng định trong một sự kiện ở Kabul ngày 4/8.

Tuy nhiên, khi Taliban giành chiến thắng ở khắp Afghanistan và tiến vào Kabul, ông Ghani dường như ngày càng bị cô lập. Trong một video được công bố vài giờ trước khi ông chạy trốn khỏi đất nước, ông Ghani đã kêu gọi Bộ Quốc phòng thiết lập đường dây điện thoại hỗ trợ cho người dân.

“Kẻ phản quốc”

Sau khi ông Ghani chạy khỏi đất nước, chính các thành viên trong nội các của ông cũng trở nên giận dữ.

"Họ đã trói tay chúng tôi và bán đất nước này. Nguyền rủa Ghani và những kẻ theo chân ông ta", Bismillah Mohammadi, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan viết trên Twitter sau khi ông Ghani chạy trốn.

Trong một video ngày 18/8, ông Ghani cho biết ông đã lên kế hoạch để đàm phán với Taliban nhằm đạt được sự chuyển giao quyền lực hòa bình. Ông cũng kêu gọi một chính phủ bao trùm và nói rằng ông đang đàm phán để quay về Afghanistan.

Khi ông Ghani rời khỏi đất nước, cựu Tổng thống Karzai và các chính trị gia Afghanistan khác đã dẫn đầu các cuộc đàm phán với Taliban về việc thành lập một chính phủ mới, trong đó có một điều mà họ đều nhất trí với nhau: Đó là sự khinh thường với ông Ghani.

"Ashraf Ghani đã phản bội tổ quốc của chính mình. Tội phản quốc này sẽ mãi được ghi nhớ", Abdul Haq Hamad một thành viên thuộc đội ngũ truyền thông của Taliban nhận định với hãng tin Tolo News của Afghanistan./.

Ai sẽ trở thành lãnh đạo ở Afghanistan khi Taliban nắm quyền?

VOV.VN - Mọi thứ giờ đã khác so với thời kỳ Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan năm 1996. Quyền lực của Taliban hiện nay không chỉ tập trung ở một người, ngoài thủ lĩnh tối cao, lực lượng này còn nhiều thủ lĩnh khác có những thế mạnh riêng và chiến lược riêng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một người mẹ Afghanistan bị giết dã man vì từ chối nấu ăn cho Taliban
Một người mẹ Afghanistan bị giết dã man vì từ chối nấu ăn cho Taliban

VOV.VN - Trong 10 ngày qua, chiến thắng liên tiếp của Taliban khi chiếm hàng chục thủ phủ của các tỉnh và cả thủ đô Kabul đã đưa phụ nữ Afghanistan đến gần hơn với quá khứ mà họ rất muốn bỏ lại phía sau.

Một người mẹ Afghanistan bị giết dã man vì từ chối nấu ăn cho Taliban

Một người mẹ Afghanistan bị giết dã man vì từ chối nấu ăn cho Taliban

VOV.VN - Trong 10 ngày qua, chiến thắng liên tiếp của Taliban khi chiếm hàng chục thủ phủ của các tỉnh và cả thủ đô Kabul đã đưa phụ nữ Afghanistan đến gần hơn với quá khứ mà họ rất muốn bỏ lại phía sau.

Tiết lộ về thủ lĩnh Taliban: Từ nhà tù Pakistan tới đỉnh cao quyền lực Afghanistan
Tiết lộ về thủ lĩnh Taliban: Từ nhà tù Pakistan tới đỉnh cao quyền lực Afghanistan

VOV.VN - Abdul Ghani Baradar, lãnh đạo cấp cao của Taliban, người vừa đặt chân lên Afghanistan lần đầu tiên trong 2 thập kỷ, có thể sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của đất nước Tây Nam Á này.

Tiết lộ về thủ lĩnh Taliban: Từ nhà tù Pakistan tới đỉnh cao quyền lực Afghanistan

Tiết lộ về thủ lĩnh Taliban: Từ nhà tù Pakistan tới đỉnh cao quyền lực Afghanistan

VOV.VN - Abdul Ghani Baradar, lãnh đạo cấp cao của Taliban, người vừa đặt chân lên Afghanistan lần đầu tiên trong 2 thập kỷ, có thể sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của đất nước Tây Nam Á này.

Trung Quốc, Nga và Pakistan lộ rõ ý đồ ở Afghanistan sau khi Taliban trở lại
Trung Quốc, Nga và Pakistan lộ rõ ý đồ ở Afghanistan sau khi Taliban trở lại

VOV.VN - Cả Nga, Trung Quốc và Pakistan đều thể hiện sẵn sàng “làm việc” với Taliban ở một mức độ nào đó.

Trung Quốc, Nga và Pakistan lộ rõ ý đồ ở Afghanistan sau khi Taliban trở lại

Trung Quốc, Nga và Pakistan lộ rõ ý đồ ở Afghanistan sau khi Taliban trở lại

VOV.VN - Cả Nga, Trung Quốc và Pakistan đều thể hiện sẵn sàng “làm việc” với Taliban ở một mức độ nào đó.