Bạo loạn tại Kazakhstan đe dọa lợi ích quan trọng của Trung Quốc

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, vòng xoáy bạo lực mới nhất này có thể đe dọa những lợi ích quan trọng của Trung Quốc bởi Kazakhstan là cầu nối quan trọng trong Sáng kiến Vành đai – Con đường (BRI).

Ngày 3/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện mừng tới Tổng thống Kazakhstan, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hai ngày sau đó, các cuộc biểu tình lớn đã diễn ra trên khắp các đường phố Kazakhstan, nhằm phản đối giá khí đốt gia tăng. Bạo loạn đã xảy ra tại quốc gia từng được coi là ổn định nhất trong số các nước thuộc Liên Xô cũ tại Trung Á, với những hậu quả có thể vượt ra ngoài biên giới nước này.

Đe dọa Sáng kiến Vành đai-Con đường

Quy mô cuộc biểu tình lần này hoàn toàn khác biệt so với những cuộc biểu tình trước đây mà Kazakhstan từng chứng kiến. Trước đó vào năm 2011, một cuộc biểu tình đã diễn ra tại thành phố Zhanaozen, phía Tây Kazakhstan, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng khi những người biểu tình đụng độ với cảnh sát. Ngoài thành phố Almaty, Zhanaozen giờ đây cũng là tâm điểm của các cuộc biểu tình phản đối giá nhiên liệu tăng cao.

Trong các vụ việc trước kia, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc luôn tin tưởng chính phủ Kazakhstan có thể bình ổn tình hình và xử lý các vấn đề dọc đường biên giới chung trải dài 1.780km giữa hai nước. Nhưng hiện giờ, Kazakhstan đã phải kêu gọi sự hỗ trợ của Nga và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

Giới phân tích cho rằng, vòng xoáy bạo lực mới nhất này có thể đe dọa những lợi ích quan trọng của Trung Quốc bởi Kazakhstan không chỉ là nhà cung cấp tài nguyên thiên nhiên chiến lược cho Bắc Kinh, mà còn là cầu nối quan trọng trong Sáng kiến Vành đai – Con đường (BRI) được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố năm 2013 nhằm mở rộng mạng lưới cơ sở hạ tầng ra thế giới.

Trung Quốc coi Kazakhstan là nước đóng vai trò cốt lõi trong việc thúc đẩy sáng kiến Vành đai-Con đường. Không phải ngẫu nhiên mà ông Tập Cận Bình lại đưa ra tầm nhìn kết nối trên đất liền của BRI khi đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan vào năm 2013.

Tình trạng bất ổn kéo dài ở Kazakhstan có thể gây ra thảm họa kinh tế cho các quốc gia có đất liền bao quanh khác ở Trung Á, vốn đang lao đao vì đại dịch Covid-19. Tồi tệ hơn, nó có thể tạo ra hiệu ứng domino, kéo theo cả những nước được cho là kém ổn định như Tajikistan và Kyrgyzstan vào vòng xoáy. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các dự án kết nối đất liền và cung cấp năng lượng của BRI, trong đó có tuyến đường ống đưa khí đốt của Turkmenistan và dầu mỏ của Kazakhstan tới Trung Quốc qua tỉnh Tân Cương.

Bạo loạn tại Kazakhstan có thể làm chệch hướng nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương và cản trở sự hợp tác sâu rộng giữa hai quốc gia về BRI. Trước đó, Kazakhstan và Trung Quốc đã ra tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện lâu dài, coi đây là cơ sở pháp lý và chính trị nền tảng cho hợp tác song phương.

Chưa hết, Trung Quốc vẫn còn một mối lo khác là buộc phải cung cấp sự đảm bảo an ninh cho Kazakhstan để bảo vệ các dự án đầu tư và công dân của mình. Kịch bản này có thể khiến Trung Quốc đối đầu với Nga trong bối cảnh Moscow liên tục triển khai lực lượng tới Kazakhstan trong khuôn khổ sứ mệnh gìn giữ hòa bình của CSTO để hỗ trợ chính phủ nước này bình ổn tình hình.

Khi quân đội Nga có mặt tại Kazakhstan, một số người cho rằng, Tổng thống Vladimir Putin có thể tận dụng tình hình để khẳng định lại vai trò và vị thế của Moscow đối với các quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ. Nếu đúng như vậy, điều này sẽ xung đột với các kế hoạch dài hạn của Trung Quốc trong khu vực.

Khung cảnh hoang tàn sau cuộc bạo loạn tại Kazakhstan

VOV.VN - Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ở Kazakhstan trong những ngày gần đây nhằm phản đối giá nhiên liệu gia tăng. Người biểu tình đã đốt phá nhiều tòa nhà của chính quyền, trong đó có văn phòng thị trưởng và dinh thự của tổng thống, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Trung Quốc buộc phải hành động?

Một số nhà phân tích cho rằng, để ổn định tình hình, Kazakhstan không chỉ cần sự hỗ trợ về quân sự mà còn cả về kinh tế, nhưng sự hỗ trợ kinh tế lại nằm ngoài khả năng của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ - một đối tác kinh tế quan trọng trong khu vực không thể lấp đầy khoảng trống do đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Vì thế nhiệm vụ thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang gặp phải những vấn đề riêng khi các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào dự án BRI bị suy giảm lợi nhuận, khiến nhiều ngân hàng ở Trung Quốc phải thắt chặt hạn mức tín dụng.

Thực tế, Kazakhstan đã trở thành quốc gia mới nhất nối dài danh sách những vấn đề gây đau đầu đối với Trung Quốc ở Trung và Nam Á, bên cạnh Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ. Cuộc khủng hoảng tại Kazakhstan đã khiến Trung Quốc bị phân tâm trong bối cảnh nước này đang nỗ lực đối phó với sự cạnh tranh chiến lược từ Mỹ, sức ép từ phương Tây và sụt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Nếu Trung Quốc không kịp thời cung cấp sự hỗ trợ về kinh tế ngay bây giờ, nước này có thể phải chịu những rủi ro lớn về lâu về dài. Cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Kazakhstan là kết quả của việc phân bổ nguồn lực không đồng đều và sự kém hiệu quả trong quá trình sản xuất, điều hành - một vấn đề ảnh hưởng đến nhiều nước Trung Á. 

Giải pháp “nắm đấm thép” của Nga có thể giúp quốc gia này dập tắt bạo loạn, nhưng tác động tiêu cực của nó nhiều khả năng sẽ gây bất ổn cho vùng biến giới phía Tây của Trung Quốc – nơi thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột sắc tộc và khiến Bắc Kinh phải hành động.

Trung Quốc từng phải trải quan tình huống tương tự liên quan đến cuộc xung đột tại Afghanistan. Vì vậy, nếu nước này không nhanh chóng hành động, tình hình bạo lực tại Kazakhstan có thể làm suy yếu chiến lược của Bắc Kinh trong việc đảm bảo an ninh cho biên giới phía Tây, cũng như cản trở nỗ lực thực hiện Sáng kiến Vành đai-Con đường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khung cảnh hoang tàn sau cuộc bạo loạn tại Kazakhstan
Khung cảnh hoang tàn sau cuộc bạo loạn tại Kazakhstan

VOV.VN - Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ở Kazakhstan trong những ngày gần đây nhằm phản đối giá nhiên liệu gia tăng. Người biểu tình đã đốt phá nhiều tòa nhà của chính quyền, trong đó có văn phòng thị trưởng và dinh thự của tổng thống, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Khung cảnh hoang tàn sau cuộc bạo loạn tại Kazakhstan

Khung cảnh hoang tàn sau cuộc bạo loạn tại Kazakhstan

VOV.VN - Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ở Kazakhstan trong những ngày gần đây nhằm phản đối giá nhiên liệu gia tăng. Người biểu tình đã đốt phá nhiều tòa nhà của chính quyền, trong đó có văn phòng thị trưởng và dinh thự của tổng thống, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tổng thống Kazakhstan cho phép lực lượng an ninh nổ súng tiêu diệt đối tượng bạo loạn
Tổng thống Kazakhstan cho phép lực lượng an ninh nổ súng tiêu diệt đối tượng bạo loạn

VOV.VN - Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev hôm nay (7/1) cho biết, ông đã trao quyền cho lực lượng thực thi pháp luật nổ súng và tiêu diệt “những kẻ khủng bố”.

Tổng thống Kazakhstan cho phép lực lượng an ninh nổ súng tiêu diệt đối tượng bạo loạn

Tổng thống Kazakhstan cho phép lực lượng an ninh nổ súng tiêu diệt đối tượng bạo loạn

VOV.VN - Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev hôm nay (7/1) cho biết, ông đã trao quyền cho lực lượng thực thi pháp luật nổ súng và tiêu diệt “những kẻ khủng bố”.

Tổng thống Kazakhstan tuyên bố bạo loạn đã được dẹp yên
Tổng thống Kazakhstan tuyên bố bạo loạn đã được dẹp yên

VOV.VN - Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev ngày 7/1 cho biết, trật tự hiến pháp về cơ bản đã được khôi phục tại quốc gia Trung Á này sau khi bùng phát các cuộc biểu tình bạo loạn trong một vài ngày qua.

Tổng thống Kazakhstan tuyên bố bạo loạn đã được dẹp yên

Tổng thống Kazakhstan tuyên bố bạo loạn đã được dẹp yên

VOV.VN - Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev ngày 7/1 cho biết, trật tự hiến pháp về cơ bản đã được khôi phục tại quốc gia Trung Á này sau khi bùng phát các cuộc biểu tình bạo loạn trong một vài ngày qua.