Bầu cử Mỹ và tác động đến ASEAN

VOV.VN - Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần và cả thế giới, trong đó có ASEAN đang theo dõi chặt chẽ ai sẽ là nhà lãnh đạo tiếp theo của nước Mỹ.

 Mỹ thời gian qua là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất của ASEAN, có quan hệ quân sự chặt chẽ với nhiều quốc gia trong khối và coi Đông Nam Á là đối trọng quan trọng với Trung Quốc. Vậy mối quan hệ này sẽ ra sao dưới thời chính quyền của ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Mặc dù Đông Nam Á thường được coi là trụ cột chính trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, nhưng Tổng thống Joe Biden đã vắng mặt 2 năm liên tiếp tại Hội nghị cấp cao ASEAN- Mỹ tại Indonesia ( 2023) và Lào ( 2024).

Mặc dù sự vắng mặt của Tổng thống Biden tại Hội nghị cấp cao tại Lào có thể dễ hiểu khi xét đến những yêu cầu của cuộc bầu cử Tổng thống đang cận kề, nhưng giới quan sát cũng đánh giá quyết định này phản ánh một xu hướng rộng hơn trong chính sách của Mỹ đối với ASEAN. Ngay cả khi cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần, cả hai ứng cử viên Dân chủ và Cộng hòa không có nhiều tuyên bố về Đông Nam Á - một khu vực mà Washington rất muốn tranh thủ trong bối cảnh cạnh tranh với Trung Quốc.

Tuy vậy, xét về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cho thấy quan hệ Mỹ và ASEAN vẫn có những bước tiến tích cực và đáng kể trong thời gian qua. Về mặt kinh tế, Mỹ hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào ASEAN, với tổng giá trị thương mại giữa hai bên đạt tới 500 tỷ USD vào năm 2023.

Kể từ năm 2002, Mỹ đã cung cấp hơn 14,7 tỷ USD viện trợ kinh tế, y tế và an ninh cho các quốc gia trong khu vực, khẳng định vai trò không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của ASEAN. Mối quan hệ hợp tác quân sự quốc phòng giữa Mỹ và các nước khu vực, đặc biệt là Philippines được tăng cường trong thời gian qua. 

Các nước ASEAN cũng đang theo dõi chặt chẽ những thay đổi tiềm ẩn trong các chính sách của Mỹ có thể tác động đến thương mại, đầu tư và sự ổn định địa chính trị khu vực bao gồm: Chính sách thương mại và thuế; Cạnh tranh Mỹ- Trung; Thị trường tài chính và biến động tiền tệ; Năng lượng xanh và biến đổi khí hậu; Tái cơ cấu chuỗi cung ứng và cơ hội khu vực. 

Đánh giá về chính sách của các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đối với khu vực, giới phân tích nhận định, nếu đắc cử, nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống Donald Trump có thể đi kèm với mức tăng thuế quan lớn và khả năng tiềm tàng về một cuộc chiến thương mại khác, với tác động lớn đến các mạng lưới sản xuất trên khắp châu Á. Những chính sách có thể tác động đến lĩnh vực xuất khẩu của Đông Nam Á và gia tăng áp lực buộc các quốc gia ASEAN phải chọn phe nếu cuộc cạnh tranh Trung Quốc-Mỹ leo thang.

Còn bà Kamala Harris được cho là sẽ có những bước đi xa hơn so với con đường của Tổng thống Joe Biden vạch ra tại khu vực, nhắm mục tiêu trừng phạt một số ngành công nghiệp chọn lọc, được coi là quan trọng đối với an ninh kinh tế của Mỹ. Chính quyền của bà Harris cũng sẽ theo đuổi cách tiếp cận kết hợp giữa ngoại giao, chủ nghĩa đa phương, tập trung vào vấn đề con người và tự do dân chủ.

Cách tiếp cận đa phương mang tính tham vấn của bà Harris được đánh giá là sẽ “ dễ chịu” hơn với Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, giúp môi trường ổn định và dễ đoán hơn. Về mặt chính sách, bà Kamala Harris có thể  tập trung và chú ý nhiều hơn vào khu vực này. Trong khi đó ông Donald Trump được đánh giá quyết đoán hơn về các khu vực tranh chấp trên biển, có thể tạo ra căng thẳng và đối đầu tại một số điểm nóng. Chính quyền của ông Trump sẽ tập trung nhiều vào vấn đề kinh tế, các thỏa thuận thương mại và hiệp ước an ninh có lợi trực tiếp cho Mỹ.

Tuy nhiên các quan chức, nhà ngoại giao, doanh nghiệp và nhóm nghiên cứu châu Á và Mỹ nhận định, không ứng cử viên nào đưa ra các chính sách có thể được coi là lý tưởng đối với châu Á. Thực tế cả hai ứng cử viên đều có cách tiếp cận tương tự, duy trì xu hướng gia tăng các hạn chế thương mại và cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, mở rộng kiểm soát thương mại và công nghệ.

Ông Trump sẽ áp dụng cách tiếp cận theo hướng Nước Mỹ trên hết, còn bà Harris cũng không thể đưa thế giới trở lại năm 1995 khi WTO được thành lập, với việc thúc đẩy giảm rào cản thương mại và mở rộng thương mại toàn cầu. Do đó sự khác biệt giữa hai ứng cử viên đối với khu vực không phải là “phương hướng” mà chỉ là “cường độ".

Đối với các quốc gia ASEAN, quỹ đạo tương lai của mối quan hệ với Mỹ ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau, phần lớn được thúc đẩy bởi động lực trong nước. Nhìn chung các nước ASEAN sẽ tiếp tục củng cố quan hệ với Mỹ trong khi nỗ lực tái cân bằng quan hệ với Trung Quốc. Nhiều nước trong khu vực bày tỏ hi vọng tính liên tục trong chính sách của Mỹ đối với khu vực nhưng cũng cho biết đã chuẩn bị cho sự thay đổi đáng kể sau cuộc bầu cử Mỹ, sẵn sàng hợp tác với bất kỳ ai chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc bám đuổi sát nút tại 7 bang chiến địa bầu cử Mỹ 2024 ngay trước giờ G
Cuộc bám đuổi sát nút tại 7 bang chiến địa bầu cử Mỹ 2024 ngay trước giờ G

VOV.VN - Kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 2/11, chỉ 3 ngày trước Ngày bầu cử cho thấy, Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump vẫn đang bám đuổi sát nút tại 7 bang chiến địa.

Cuộc bám đuổi sát nút tại 7 bang chiến địa bầu cử Mỹ 2024 ngay trước giờ G

Cuộc bám đuổi sát nút tại 7 bang chiến địa bầu cử Mỹ 2024 ngay trước giờ G

VOV.VN - Kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 2/11, chỉ 3 ngày trước Ngày bầu cử cho thấy, Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump vẫn đang bám đuổi sát nút tại 7 bang chiến địa.

Bầu cử Mỹ: Hai ứng cử viên “dốc toàn lực” cho các bang chiến địa
Bầu cử Mỹ: Hai ứng cử viên “dốc toàn lực” cho các bang chiến địa

VOV.VN - Cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào những ngày cuối cùng. Cả bà Kamala Harris và ông Donald Trump đều đang “dốc toàn lực” cho những bang chiến trường quan trọng có thể quyết định kết quả cuối cùng.

Bầu cử Mỹ: Hai ứng cử viên “dốc toàn lực” cho các bang chiến địa

Bầu cử Mỹ: Hai ứng cử viên “dốc toàn lực” cho các bang chiến địa

VOV.VN - Cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào những ngày cuối cùng. Cả bà Kamala Harris và ông Donald Trump đều đang “dốc toàn lực” cho những bang chiến trường quan trọng có thể quyết định kết quả cuối cùng.

Bầu cử Mỹ và tác động tới Australia
Bầu cử Mỹ và tác động tới Australia

VOV.VN - Ngày 5/11 tới đây sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ. Mặc dù xảy ra cách Australia nửa vòng trái đất song sự kiện này vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả chính quyền và người dân Australia không chỉ bởi Mỹ là đồng minh rất quan trọng của nước này mà chính sách của Mỹ trong bốn năm tới sẽ tác động đến nền kinh tế của Australia, các vấn đề về an ninh, quốc phòng...

Bầu cử Mỹ và tác động tới Australia

Bầu cử Mỹ và tác động tới Australia

VOV.VN - Ngày 5/11 tới đây sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ. Mặc dù xảy ra cách Australia nửa vòng trái đất song sự kiện này vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả chính quyền và người dân Australia không chỉ bởi Mỹ là đồng minh rất quan trọng của nước này mà chính sách của Mỹ trong bốn năm tới sẽ tác động đến nền kinh tế của Australia, các vấn đề về an ninh, quốc phòng...