Cái giá phải trả của Nga và Ukraine ở hai mặt trận nóng nhất hiện nay

VOV.VN - Ukraine đối mặt với nguy cơ thất thủ Pokrovsk ở chiến trường miền Đông trong khi chiến dịch Kursk buộc Moscow phải di chuyển một số lực lượng và để lộ điểm yếu trong phòng tuyến biên giới của mình.

Cái giá phải trả của Ukraine ở mặt trận nóng nhất miền Đông

Nga tiếp cận Pokrovsk sau khi thành phố Avdiivka, cách đó 40km về phía Đông Nam, thất thủ vào tháng 2/2024 sau một cuộc giao tranh dữ dội kéo dài 4 tháng với thương vong lớn cho cả hai phía. Bất chấp những tuyên bố của giới lãnh đạo quân sự Ukraine, rằng tiền tuyến đã ổn định, các lực lượng của Moscow tiếp tục chiếm các vị trí của Kiev với nhịp độ chậm mà chắc.

Đáng chú ý, tình hình trở nên tồi tệ hơn vào tháng 4/2024 khi Nga lợi dụng việc 2 lữ đoàn cơ giới Ukraine xoay vòng lực lượng gần thị trấn nhỏ Ocheretyne để chiếm được thị trấn này, trong đó có tuyến công sự đầu tiên mà Ukraine xây dựng trong khu vực, tăng cường kiểm soát cả về chiều rộng và chiều sâu.

Trong khi những dấu hiệu ban đầu cho thấy Nga có ý định chia cắt tuyến cao tốc T0504 giữa Pokrovsk và Kostiantynivka thì thực tế là, cuộc tiến công diễn ra xuôi theo vòng cung của tuyến đường sắt về phía Pokrovsk. Trước sự phối hợp kém hiệu quả của các lữ đoàn Ukraine, quân đội Nga đạt thêm một bước tiến khác vào tháng 7/2024 khi chiếm được Prohres.

Bị Nga đánh thọc sườn ở phía Bắc và đối mặt với cuộc tiến công dữ dội vào ngôi làng then chốt Karlivka, các lực lượng của Ukraine ở khu vực lân cận buộc phải rút về phía sau sông Vovcha và rút tiếp về phía Tây, bất chấp việc dòng sông này từng được cho là phòng thủ tự nhiên hữu ích.

Vào thời điểm chiến dịch Kursk bắt đầu, tình hình đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Thiếu lực lượng và đạn dược, cộng thêm việc rút quân quá nhanh để tăng cường phòng tuyến, các đơn vị Ukraine phải chật vật hoạt động và phối hợp hiệu quả với nhau.

Khi chịu tổn thất, các lữ đoàn kiệt sức của Ukraine buộc phải xoay vòng lực lượng và thời điểm này đã tạo nên điều kiện hoàn hảo để quân đội Nga tiến công.

"Những đợt xoay vòng lực lượng là gót chân Achilles của Ukraine. Việc mất một khu vực do xoay vòng lực lượng không phải lần đầu tiên. Sai lầm chủ yếu là do các chỉ huy cấp cao của Kiev không ưu tiên các khu vực trên và quân đội không được trao cho công cụ để thực sự ngăn chặn cuộc tiến công của Nga", nhà quan sát Emil Kastehelmi thuộc nhóm Black Bird Group có trụ sở tại Phần Lan cho hay. Theo chuyên gia này: "Rõ ràng trong suốt chiến dịch Kursk, nhịp độ tấn công của Nga đã tăng lên" tại khu vực Pokrovsk.

Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi tuần trước khẳng định mục tiêu cuộc đột kích vào Kursk là chuyển hướng các lực lượng của Nga khỏi Pokrovsk. Trong khi Moscow đã tái triển khai 30.000 binh lính tới Kursk thì các lực lượng này chủ yếu đến từ các khu vực khác trên tiền tuyến chứ không phải Pokrovsk, ông Syrskyi nói.

Các nhà phân tích về xung đột tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho biết, lẽ ra ban đầu Nga định điều một lực lượng hạn chế được tăng cường cho Pokrovsk tới Kursk nhưng những lực lượng này dường như không tham gia vào các hoạt động trên tiền tuyến mà thay vào đó, Moscow chủ yếu tái triển khai quân đội từ những khu vực ít ưu tiên hơn.

"Các chỉ huy quân đội Nga vẫn phản đối việc rút các đơn vị tác chiến hiệu quả khỏi các khu vực trên tiền tuyến như Pokrovsk và Toretsk”, các nhà phân tích của ISW cho hay trong một đánh giá ngày 31/8.

Cựu sĩ quan quân đội Ukraine Tatarigami nhận định, Kiev có lẽ sẽ di chuyển lực lượng từ những khu vực yên ắng hơn trên tiền tuyến để ổn định tình hình tại những khu vực nguy cấp. Tuy nhiên, cuộc đột kích vào Kursk đã hạn chế số lượng binh lính sẵn có cho hoạt động này.

"Liệu có phải điều đó tức là việc mất Pokrovsk đã cận kề? Không, nhưng khả năng đó đang tăng lên do cán cân lực lượng", ông Tatarigami nói, đồng thời cho rằng, "bất chấp những nỗ lực của Ukraine nhằm kéo các lực lượng của Nga khỏi tiền tuyến bằng cuộc đột kích vào Kursk thì giới lãnh đạo Nga vẫn do dự tái triển khai lực lượng đáng kể khỏi Pokrovsk".

Khó khăn Nga có thể đối mặt trước chiến dịch Kursk

Cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine vào Nga đã tạo ra một số thành quả thực chất cho Kiev, trong đó có việc buộc Moscow phải chuyển một số lực lượng tới khu vực Kursk và để lộ những điểm yếu trong phòng tuyến của mình. 

Ukraine đã kiểm soát khoảng 1.290km2 lãnh thổ cùng 100 khu định cư tại khu vực Kursk của Nga, ông Syrskyi tiết lộ.

Ông George Barros, một nhà phân tích về Nga tại ISW nhận định, cuộc đột kích cho thấy Moscow đã để lại một khu vực rộng lớn ở biên giới không được bảo vệ. Điều này khiến cho Điện Kremlin rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: Liệu Moscow sẽ tiếp tục để tình hình như vậy và có rủi ro đối mặt với nhiều cuộc tấn công hơn của Ukraine hay sẽ di chuyển lực lượng để bảo vệ biên giới của mình".

"Nếu Điện Kremlin lựa chọn phương án thứ hai thì điều này sẽ làm gia tăng mạnh mẽ các yêu cầu với Tổng thống Putin trong việc hỗ trợ và tiến hành cuộc xung đột kéo dài chưa có hồi kết ở Ukraine", ông Barros nói với Business Insider. Theo ông: "Đây không phải yêu cầu nhỏ".

Mặc dù cuộc đột kích vào Kursk có lẽ không buộc Nga phải chuyển hướng lực lượng khỏi Pokrovsk nhưng chiến dịch này sẽ thúc đẩy khả năng đó.

Theo ông Barros: "Chiến dịch Kursk và việc tái triển khai 30.000 binh lính đang làm suy yếu khả năng của Nga để lên kế hoạch cho các tình huống bất ngờ trong tương lai".

Chiến dịch Kursk cũng làm thay đổi các nhận định trước đó về tình hình xung đột Nga - Ukraine, rằng nó đã rơi vào bế tắc và vị thế của Kiev không thể cải thiện, ông Barros nói. Điều này sẽ đóng vai trò quan trọng khi cuộc bầu cử Mỹ - sự kiện quyết định số phận các gói hỗ trợ quân sự cho Ukraine, ngày càng cận kề.

Ngoài ra, cuộc đột kích vào Nga cũng nhắc nhở các nhà hoạch định chính sách rằng Mỹ đóng vai trò quan trọng và có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc xung đột nếu Washington đặt lại các quy định về việc sử dụng vũ khí cung cấp cho Ukraine.

Dù vậy, do bản chất khác biệt giữa cuộc giao tranh ở Pokrovsk và cuộc đột kích vào Kursk mà những đánh giá kết luận về mối quan hệ giữa hai mặt trận này khó có thể đưa ra.

"Dĩ nhiên, đôi khi trong giao tranh, bạn phải mạo hiểm nhưng nó đi cùng với câu hỏi về việc ưu tiên các nguồn lực sẵn có", ông Kastehelmi cho hay. Theo ông: "Pokrovsk là một hướng thực sự quan trọng và nó nên được bảo vệ. Thực tế cho thấy Ukraine có thể ngăn chặn Nga nếu họ có nguồn lực phù hợp".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga tuyên bố phá hệ thống Vampire của Ukraine chỉ bằng một đòn tấn công
Nga tuyên bố phá hệ thống Vampire của Ukraine chỉ bằng một đòn tấn công

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/9 chia sẻ một video cho thấy quân đội nước này phá hủy một Hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) Vampire do Séc sản xuất được lực lượng Ukraine sử dụng gần biên giới Nga.

Nga tuyên bố phá hệ thống Vampire của Ukraine chỉ bằng một đòn tấn công

Nga tuyên bố phá hệ thống Vampire của Ukraine chỉ bằng một đòn tấn công

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/9 chia sẻ một video cho thấy quân đội nước này phá hủy một Hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) Vampire do Séc sản xuất được lực lượng Ukraine sử dụng gần biên giới Nga.

Toàn cảnh quốc tế sáng 4/9: Ukraine đang “nhận trái đắng” ở Kursk?
Toàn cảnh quốc tế sáng 4/9: Ukraine đang “nhận trái đắng” ở Kursk?

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 2/9 đưa tin, Lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành một cuộc tấn công lớn vào một số mục tiêu trên khắp Ukraine, bao gồm các cơ sở năng lượng và công nghiệp quốc phòng.

Toàn cảnh quốc tế sáng 4/9: Ukraine đang “nhận trái đắng” ở Kursk?

Toàn cảnh quốc tế sáng 4/9: Ukraine đang “nhận trái đắng” ở Kursk?

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 2/9 đưa tin, Lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành một cuộc tấn công lớn vào một số mục tiêu trên khắp Ukraine, bao gồm các cơ sở năng lượng và công nghiệp quốc phòng.

Mỹ có thể cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine
Mỹ có thể cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

VOV.VN - Giới chức Mỹ ngày 3/9 cho biết, nước này đang ở gần với một thỏa thuận cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tầm xa có khả năng nhắm tới các mục tiêu sau trong lãnh thổ Nga.

Mỹ có thể cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Mỹ có thể cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

VOV.VN - Giới chức Mỹ ngày 3/9 cho biết, nước này đang ở gần với một thỏa thuận cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tầm xa có khả năng nhắm tới các mục tiêu sau trong lãnh thổ Nga.