Cảnh báo sai lầm trong phòng chống và điều trị sốt xuất huyết

VOV.VN - Tuần qua, Hà Nội ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất trong năm 2023, với gần 1.700 trường hợp tại 30 quận, huyện, thị xã. Tại TP.HCM, dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu giảm, tuy nhiên, sẽ có nguy cơ tăng trở lại.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, dịch sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới. Đáng chú ý, Hà Nội đã ghi nhận trường hợp thứ 3 mắc sốt xuất huyết tử vong, là một nữ bệnh nhân 20 tuổi tự điều trị tại nhà.

Các bác sĩ khuyến cáo, sốt xuất huyết năm nay diễn biến phức tạp, với số ca mắc tăng cao. Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, người dân cần làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị dưới sự giám sát của nhân viên y tế; tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.

TS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, thông thường dịch sốt xuất huyết sẽ bắt đầu tăng dần từ tháng 4 và lên đến đỉnh vào khoảng tháng 10, 11. Ở thời điểm này năm 2022, dịch sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu tăng dần. Tuy nhiên, với thời tiết ngày càng khắc nghiệt, đặc biệt do ảnh hưởng của El Nino, quy luật này đang có dấu hiệu bị phá vỡ.

Trước đây, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam diễn biến theo chu kỳ 4-5 năm. Nhưng, hiện nay quy luật này không còn chuẩn xác, điều này có thể thấy rõ trong diễn biến dịch sốt xuất huyết của năm ngoái và 7 tháng đầu năm nay.

“Chúng ta không được chủ quan chỉ vì ca bệnh trên cả nước giảm so với cùng kỳ năm ngoái, bởi năm 2022 là một trong những đợt bùng phát sốt xuất huyết lớn nhất từng ghi nhận ở nước ta nên không thể lấy đó làm tham chiếu. Trong khi chúng ta mới trải qua 8 tháng của năm và theo tính toán trong giai đoạn tới diễn biến dịch sẽ ngày càng phức tạp hơn chứ không giảm đi”, TS Nguyễn Văn Dũng nói.

Theo TS Nguyễn Văn Dũng, các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết đang thực hiện với nhiều biện pháp là tốt, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề bất cập trong triển khai, thực hiện. Để phòng dịch bùng phát bất cứ lúc nào, cần tập trung cao hơn vào công tác vệ sinh môi trường, loại bỏ dụng cụ chứa nước có loăng quăng bọ gậy...

“Nhiều người hiểu chưa đúng về đặc điểm sinh thái của muỗi Aedes, do đó công tác vệ sinh môi trường không đúng, vì muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước sạch trong nhà và xung quanh nhà như lọ hoa, bể chứa nước, dụng cụ phế thải chứa nước mưa. Trong khi đó người dân lại thường quét dọn sân nhà, đường phố, hoặc hiểu muỗi truyền sốt xuất huyết chủ yếu ở ruộng mương, cống rãnh, khu vực nước bẩn… Do việc vệ sinh môi trường chưa đúng cách, đúng đối tượng nên chưa diệt được loăng quăng, bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết”, TS Dũng khuyến cáo.

Các bác sĩ khuyến cáo, Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc mới sốt xuất và số ca trở nặng gia tăng là do người dân còn chủ quan. Nhiều trường hợp bị sốt ở nhà tự điều trị, đến khi bệnh chuyển nặng mới vào viện và phát hiện là sốt xuất huyết. 

Với sốt xuất huyết, việc phát hiện sớm và điều trị đúng rất quan trọng. Việc tuân thủ tái khám đúng hẹn khi hết sốt cũng rất quan trọng, bởi có trường hợp khi giảm sốt thì có tình trạng thoát huyết tương gây cô đặc máu, có biến chứng đi vào sốc, rất nguy hiểm.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, dự báo, đỉnh dịch sốt xuất huyết trong năm 2023 tại Hà Nội có thể rơi vào khoảng tháng 9 và tháng 10, với thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ cao, tạo thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi truyền bệnh. Trong khi đó, Hà Nội đang có nhiều ổ dịch đang hoạt động dẫn đến nguy cơ cao bùng phát, lan rộng dịch.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cô gái 20 tuổi ở Hà Nội tử vong vì sốt xuất huyết
Cô gái 20 tuổi ở Hà Nội tử vong vì sốt xuất huyết

VOV.VN - Trước đó, bệnh nhân đã tự mua thuốc điều trị tại nhà khi có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau người. Sau khi có xét nghiệm xác định mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân có tình trạng tức ngực, mệt mỏi... và được đưa vào bệnh viện điều trị nhưng không qua khỏi.

Cô gái 20 tuổi ở Hà Nội tử vong vì sốt xuất huyết

Cô gái 20 tuổi ở Hà Nội tử vong vì sốt xuất huyết

VOV.VN - Trước đó, bệnh nhân đã tự mua thuốc điều trị tại nhà khi có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau người. Sau khi có xét nghiệm xác định mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân có tình trạng tức ngực, mệt mỏi... và được đưa vào bệnh viện điều trị nhưng không qua khỏi.

Nguồn nước ô nhiễm, rác thải bủa vây “điểm nóng” sốt xuất huyết của Hà Nội
Nguồn nước ô nhiễm, rác thải bủa vây “điểm nóng” sốt xuất huyết của Hà Nội

VOV.VN - Thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đang là “điểm nóng” về số ca mắc sốt xuất huyết. Mặc dù vậy, công tác vệ sinh môi trường nơi đây chưa được chú trọng. Rác, phế thải ngổn ngang, nước kênh rạch đen ngòm, mùi hôi thối bốc lên khắp nơi.

Nguồn nước ô nhiễm, rác thải bủa vây “điểm nóng” sốt xuất huyết của Hà Nội

Nguồn nước ô nhiễm, rác thải bủa vây “điểm nóng” sốt xuất huyết của Hà Nội

VOV.VN - Thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đang là “điểm nóng” về số ca mắc sốt xuất huyết. Mặc dù vậy, công tác vệ sinh môi trường nơi đây chưa được chú trọng. Rác, phế thải ngổn ngang, nước kênh rạch đen ngòm, mùi hôi thối bốc lên khắp nơi.

Hà Nội không thể chủ quan trước dịch sốt xuất huyết
Hà Nội không thể chủ quan trước dịch sốt xuất huyết

VOV.VN - Tại miền Bắc, Hà Nội là 1 trong số 10 địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao nhất. Nếu như đầu tháng 8/2023, số mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội vào khoảng 500-600 ca/tuần thì hiện tại đã vượt mốc 1.000 ca/tuần, trong đó, thành phố cũng vừa ghi nhận 2 ca tử vong.

Hà Nội không thể chủ quan trước dịch sốt xuất huyết

Hà Nội không thể chủ quan trước dịch sốt xuất huyết

VOV.VN - Tại miền Bắc, Hà Nội là 1 trong số 10 địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao nhất. Nếu như đầu tháng 8/2023, số mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội vào khoảng 500-600 ca/tuần thì hiện tại đã vượt mốc 1.000 ca/tuần, trong đó, thành phố cũng vừa ghi nhận 2 ca tử vong.