Hà Nội không thể chủ quan trước dịch sốt xuất huyết

VOV.VN - Tại miền Bắc, Hà Nội là 1 trong số 10 địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao nhất. Nếu như đầu tháng 8/2023, số mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội vào khoảng 500-600 ca/tuần thì hiện tại đã vượt mốc 1.000 ca/tuần, trong đó, thành phố cũng vừa ghi nhận 2 ca tử vong.

Với số ca mắc sốt xuất huyết lên tới gần 5.600, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2022, dự báo thời gian tới, sốt xuất huyết sẽ tiếp tục bùng phát mạnh nếu Hà Nội không có những giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh.

Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi Trung ương đã ghi nhận những bệnh nhi tại quận Thanh Xuân, huyện Phú Xuyên có dấu hiệu sốt xuất huyết nặng như: Sốt cao liên tục, nôn ra máu, tiểu cầu hạ, men gan tăng...

Người nhà của các em cho biết: "Khi bị cháu có chảy máu cam, sau đó bị mệt và nôn ra máu ở giữa đường…Sốt mà không hạ được, ăn uống cũng ít, em xét nghiệm thấy tiểu cầu còn 34, bác sỹ bảo cho cháu lên trên viện".

Trẻ mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi Trung ương cho biết, giai đoạn nguy hiểm, thường rơi vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Vào giai đoạn này trẻ có thể vẫn còn sốt hoặc đã thuyên giảm nhưng có nguy cơ bị thoát huyết tương. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện thường nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, li bì, tụt huyết áp, xuất huyết dưới da… Đây là thời điểm các thầy thuốc cần đặc biệt chú ý trong điều trị, giảm tử vong ở trẻ.

"Với sốt xuất huyết dengue thường chúng ta có hướng dẫn chăm sóc điều trị tại nhà, còn với sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo như đau, triệu chứng nặng thì chúng ta phải cho nhập viện và trong số sốt xuất huyết dengue nhập viện, thoát dịch, thậm chí bệnh nhân sốc do thoát dịch, phải nhập viện cấp cứu, chống sốc bù dịch đúng để cứu sống bệnh nhân", TS.BS Nguyễn Văn Lâm cho hay.

Dù số bệnh nhân tại Hà Nội nhập viện tại các cơ sở y tế tăng cao từng tuần, trong đó có không ít ca nặng và mới đây đã ghi nhận 1 nam thanh niên 19 tuổi ở quận Hà Đông và 1 nữ bệnh nhân 45 tuổi ở quận Hoàn Kiếm tử vong, song tại không ít địa bàn, người dân vẫn tỏ ra thờ ơ, chủ quan trước sốt xuất huyết.

Kết quả kiểm tra, giám sát sốt xuất huyết của ngành y tế Hà Nội cho thấy, tổng số ổ dịch được phát hiện là 407, hiện còn 153 ổ dịch đang còn lưu hành tại 24 quận, huyện, trong đó một số ổ dịch ghi nhận nhiều bệnh nhân như: xã Phùng Xá, Hữu Bằng (huyện Thạch Thất); xã Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì); xã Văn Tự (huyện Thường Tín... Đặc biệt, xã Vĩnh Quỳnh nổi lên như một "điểm nóng" khi chiếm hơn 70% số ca mắc của toàn huyện Thanh Trì. Hiện thôn Vĩnh Ninh thuộc xã này là một trong những thôn có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất toàn xã với chỉ số bọ gậy (BI) ở mức 35. Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo vùng nguy cơ cao có dịch sốt xuất huyết là vùng có chỉ số bọ gậy từ 20 trở lên. Các bãi rác thải có vật dụng chứa nước đọng có ổ loăng quăng, bọ gậy vẫn ngổn ngang tại không ít quận, huyện tại Hà Nội.  

Để kiểm soát dịch bệnh này, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời gian tới, ngành y tế thành phố tiếp tục tăng cường giám sát tại các quận/huyện như: Phú Xuyên, Tây Hồ, Thanh trì, Hai Bà Trưng, Ứng Hòa, Hoàn Kiến, Thanh Xuân nhằm tăng cường các biện pháp phòng ngừa để giảm số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết.

"Tình hình dịch Hà Nội sẽ cao điểm vào tháng 10, 11 đặc biệt sau khi học sinh, sinh viên nhập học, cộng thêm điều kiện thời tiết thuận lợi, vì vậy Hà Nội cũng đã chủ động phòng sốt xuất huyết từ đầu năm, cùng nhiều các công việc chỉ đạo theo tinh thần phòng chống dịch bệnh nói chung, sốt xuất huyết với tinh thần 4 tại chỗ", ông Vũ Cao Cương cho hay.

Theo báo cáo của các địa phương, tích lũy từ đầu năm đến cuối tháng 8/2023, cả nước ghi nhận gần 70 nghìn ca mắc sốt xuất huyết trong đó có 16 bệnh nhân tử vong. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài, ngày 29/8 vừa qua, Bộ Y tế đã gửi công văn số 5480/BYT-DP đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em
Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em

VOV.VN - Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến là ở trẻ em. 

Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em

Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em

VOV.VN - Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến là ở trẻ em. 

Hà Nội phòng dịch sốt xuất huyết, sẵn sàng đón năm học mới 2023-2024
Hà Nội phòng dịch sốt xuất huyết, sẵn sàng đón năm học mới 2023-2024

VOV.VN - Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi học sinh quay trở lại trường học, dịch bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, bệnh thủy đậu, tay chân miệng có nguy cơ bùng phát, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn cần sự chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh từ sớm, từ xa.

Hà Nội phòng dịch sốt xuất huyết, sẵn sàng đón năm học mới 2023-2024

Hà Nội phòng dịch sốt xuất huyết, sẵn sàng đón năm học mới 2023-2024

VOV.VN - Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi học sinh quay trở lại trường học, dịch bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, bệnh thủy đậu, tay chân miệng có nguy cơ bùng phát, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn cần sự chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh từ sớm, từ xa.

Các yếu tố có thể khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng
Các yếu tố có thể khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng

VOV.VN - Sốt xuất huyết là một mối lo ngại lớn, là bệnh có thể ngây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng, nhất là với trường hợp tái nhiễm.

Các yếu tố có thể khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng

Các yếu tố có thể khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng

VOV.VN - Sốt xuất huyết là một mối lo ngại lớn, là bệnh có thể ngây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng, nhất là với trường hợp tái nhiễm.

Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua
Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua

VOV.VN - Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua, tăng 234 ca so với tuần trước đó. Tại các bệnh viện có 8 ca bệnh nặng đang được điều trị.

Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua

Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua

VOV.VN - Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua, tăng 234 ca so với tuần trước đó. Tại các bệnh viện có 8 ca bệnh nặng đang được điều trị.

Vì sao sốt xuất huyết tái nhiễm lại nặng hơn lần đầu?
Vì sao sốt xuất huyết tái nhiễm lại nặng hơn lần đầu?

VOV.VN - Đối với bệnh sốt xuất huyết, một người có thể tái nhiễm nhiều lần nếu không chú ý phòng ngừa. Đặc biệt, những lần mắc bệnh sau thường nặng hơn lần đầu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Vì sao sốt xuất huyết tái nhiễm lại nặng hơn lần đầu?

Vì sao sốt xuất huyết tái nhiễm lại nặng hơn lần đầu?

VOV.VN - Đối với bệnh sốt xuất huyết, một người có thể tái nhiễm nhiều lần nếu không chú ý phòng ngừa. Đặc biệt, những lần mắc bệnh sau thường nặng hơn lần đầu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Hà Nội triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết
Hà Nội triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

VOV.VN - Hà Nội đang là điểm nóng nhất cả nước về sốt xuất huyết. Huyện Thanh Trì là địa bàn ghi nhận nhiều ca sốt xuất huyết của thủ đô.

Hà Nội triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Hà Nội triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

VOV.VN - Hà Nội đang là điểm nóng nhất cả nước về sốt xuất huyết. Huyện Thanh Trì là địa bàn ghi nhận nhiều ca sốt xuất huyết của thủ đô.