Chính sách của các cường quốc quốc tế ở Trung Đông 2023

VOV.VN - Các chuyên gia nhận định về chính sách của Mỹ, Nga và Trung Quốc đối với các nước Arab, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel năm 2023, với giả định rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn. 

Chính sách và lợi ích của các nước lớn không thay đổi trừ khi có một sự thay đổi trong quyết định định hướng của giới cầm quyền. Do đó, chính sách của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc đối với Trung Đông vào năm 2023 có thể sẽ là sự tiếp nối của những chính sách hiện nay.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine, dù trực tiếp hay gián tiếp, cũng không làm giảm lợi ích của các cường quốc ở Trung Đông. Chính vì vậy các chính sách này chỉ có thể thay đổi cơ bản nếu cuộc xung đột Nga-Ukraine kết thúc với chiến thắng quyết định cho một trong các bên. Tuy nhiên, điều khó có thể xảy ra.

Các chuyên gia quốc tế và khu vực nhận định về các xu hướng trong chính sách của Mỹ, Nga và Trung Quốc đối với các nước Arab, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel vào năm 2023, với giả định rằng xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn và các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vẫn bị áp đặt. 

Chính sách của Mỹ

Mỹ với tư cách là đồng minh hoặc đối tác chiến lược của hầu hết các quốc gia ở Trung Đông, Washington chỉ thay đổi chính sách đối ngoại khi Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện. Nhiều khả năng chính quyền Mỹ sẽ tiến tới Trung Đông vào năm 2023 theo 4 con đường. Thứ nhất, liên quan đến các đồng minh truyền thống của họ có lập trường khác nhau đối với cuộc chiến ở Ukraine và hầu hết trong số họ không ủng hộ hoàn toàn chính sách của Mỹ. Chính sách dầu mỏ của các quốc gia Vùng Vịnh cũng không thuận theo Mỹ, cũng như việc mở rộng quan hệ với Nga, Trung Quốc đã gặp sự chỉ trích từ Mỹ. Tuy nhiên, Washington dự kiến ​​sẽ tiếp tục phát triển quan hệ với các quốc gia Arab chủ chốt, chẳng hạn như Ai Cập, Saudi Arabia và UAE vốn đã được cải thiện vào cuối năm 2022 và sẽ được đa số đảng Cộng hòa ủng hộ. Điều này có nghĩa là phát triển quan hệ theo hướng tích cực và chấp nhận một không gian độc lập về lập trường của các quốc gia này.

Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao tích cực ở Lebanon để thực hiện thỏa thuận phân định biên giới trên biển với Israel. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ tiếp tục liên lạc với các bên dân sự và quân sự ở Sudan để thực hiện thỏa thuận chuyển tiếp, đồng thời hỗ trợ chính phủ Iraq chống lại các cuộc tấn công quân sự của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ vào người Kurd ở Iraq.

Với Iran, Mỹ sẽ răn đe để ngăn Tehran thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào chống lại lợi ích của Washington và các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là sau thất bại của các cuộc đàm phán ở Vienna nhằm tái thiết lập thỏa thuận hạt nhân và việc Tehran tuyên bố thử nghiệm tên lửa đạn đạo siêu thanh. Sự răn đe này diễn ra dưới nhiều hình thức. Tổng thống Biden đã tuyên bố sẵn sàng sử dụng phương án quân sự để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Về mặt chính trị, Mỹ và các nước phương Tây sẽ tiếp tục khai thác bất ổn trong nội bộ Iran nhằm làm suy yếu chính quyền Tehran.

Mối quan hệ của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ vẫn căng thẳng và sẽ vẫn là một mối lo ngại do các chính sách của nước này đối với người Kurd ở Syria và đối với Hy Lạp, Síp ở phía đông Địa Trung Hải. Washington coi người Kurd, với đại diện là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), là một đồng minh chiến lược trong cuộc chiến chống IS nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại coi đây là mối đe dọa an ninh.

Với Israel, có khả năng sẽ nảy sinh căng thẳng giữa chính quyền Mỹ và chính phủ cánh hữu mới ở Israel liên quan tới vấn đề Palestine, sự gia tăng hoạt động định cư và tạo ra những trở ngại đối với việc thực hiện thỏa thuận phân định biên giới trên biển với Lebanon. Tuy nhiên, tranh chấp này sẽ vẫn mang tính chất truyền thông, không ảnh hưởng đến quan hệ thân thiết giữa hai nước và sẽ được phe Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện Mỹ ủng hộ.

Chính sách của Nga

Năm 2023, Nga dự kiến ​​sẽ duy trì quan hệ hữu nghị với hầu hết các nước Arab, vì họ có lập trường cân bằng với cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, đặc biệt là việc không tham gia áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow. Các chuyến thăm của các phái đoàn chính phủ và nghị viện Nga tới các nước Arab sẽ tiếp tục. Điều này cũng nêu bật vai trò của Nga như một nhân tố ổn định trong khu

Ngoài ra, Nga sẽ tập trung vào các quốc gia mà họ có quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược vững chắc, chẳng hạn như Syria, một trụ cột quan trọng của Nga ở Địa Trung Hải và Algeria - đối tác thương mại thứ hai của Moscow ở châu Phi. Nga cũng sẽ tìm cách hồi sinh vai trò của mình trong cuộc khủng hoảng Libya, đặc biệt là sau khi bổ nhiệm đại sứ mới của Libya tại Moscow vào tháng 9 năm 2022 và tuyên bố của Tổng thống Putin vào thời điểm đó rằng Moscow sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề Libya.

Bất chấp mối bận tâm về cuộc chiến ở Ukraine, Nga có thể muốn tạo ấn tượng rằng họ đang tiếp tục thực hiện các cam kết của mình, chẳng hạn như xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên cho mục đích hòa bình ở Ai Cập, được công bố vào tháng 9 năm ngoái để bắt đầu sản xuất đơn vị đầu tiên trong bốn đơn vị ở Dabaa.

Đối với các quốc gia không phải Ả-rập trong khu vực, mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và sự phối hợp liên tục của Nga với Iran sẽ tiếp tục. Mối quan hệ này trở nên quan trọng hơn do sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Idlib, các cuộc không kích vào các khu vực của người Kurd ở miền bắc Syria. Ngoài ra, căng thẳng của Nga với Israel sẽ tiếp tục do những lời đe dọa thực hiện hành động quân sự chống lại Iran và các cuộc tấn công quân sự của họ ở Syria. Tuy nhiên, nhưng điều này sẽ không dẫn đến sự rạn nứt giữa Nga và Israel vào năm 2023.

Chính sách của Trung Quốc

Năm 2023 bắt đầu vài tuần sau chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Saudi Arabia vào đầu tháng 12/2022 và cuộc gặp của ông với nhiều nhà lãnh đạo Arab ở cấp song phương, thượng đỉnh GCC. Đó là một bước ngoặt trong quan hệ giữa Trung Quốc và Arab. Nhiều khả năng động lực của chuyến thăm này sẽ xuất hiện trong năm mới thông qua các cuộc tiếp xúc giữa hai bên nhằm triển khai các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã được ký kết trong chuyến thăm, trong đó ưu tiên các vấn đề liên quan đến phát triển thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ. Phía Arab sẽ tìm cách hưởng lợi từ việc phát triển quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, đồng thời sẵn sàng thúc đẩy trong khuôn khổ "Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường".

Mặt khác, Trung Quốc sẽ quan tâm đến cách tiếp cận này để hỗ trợ sự hiện diện của mình ở khu vực Arab và Trung Đông. Chắc chắn, việc nối lại quan hệ Trung Quốc- Arab không làm cho Washington thoải mái và họ sẽ tìm cách cản trở điều đó bằng tất cả các phương tiện sẵn có, bao gồm cả việc đe dọa các nước Arab sử dụng công nghệ Trung Quốc trong lĩnh vực truyền thông như một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của họ, cảnh báo về hậu quả của việc vay mượn quá mức từ Bắc Kinh hay mối đe dọa về áp lực chính trị trực tiếp.

Dự kiến, năm 2023 sẽ chứng kiến ​​tại thủ đô Bắc Kinh và các nước Arab các cuộc thảo luận, hợp tác chặt chẽ theo tuyên bố chung và các ưu tiên mà Trung Quốc đặt ra. Mặt khác, Trung Quốc và Iran đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược vào năm 2017 và mối quan hệ thân thiết của hai nước có thể sẽ tiếp tục ổn định trong năm mới. Đối với Israel, người ta cho rằng nước này sẽ không hài lòng với những gì được quy định trong tuyên bố chung Trung Quốc-Arab, trong đó đề cập đến vấn đề Palestine, giải pháp hai nhà nước, các khu định cư của.Quan hệ giữa Trung Quốc và Israel sẽ thay đổi về chất.

Dù chịu ảnh hưởng và sự cạnh tranh giữa các cường quốc nhưng năm 2023 dự báo các vấn đề ở Trung Đông cơ bản vẫn như hiện tại và một số vấn đề có thể đi xa hơn nữa liên quan đến đường lối chính trị, an ninh và chiến lược của các nước trong khu vực cùng với sự động của các bên liên quan khác nhau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những hệ thống phòng không ở Trung Đông mà Ukraine đang “để mắt” tới
Những hệ thống phòng không ở Trung Đông mà Ukraine đang “để mắt” tới

VOV.VN - Mỹ được cho là đang hợp tác với các đồng minh Trung Đông nhằm cung cấp Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS) cho Ukraine. Tuy nhiên, NASAMS không phải là hệ thống phòng không duy nhất trong kho vũ khí ở Trung Đông mà Ukraine muốn có.

Những hệ thống phòng không ở Trung Đông mà Ukraine đang “để mắt” tới

Những hệ thống phòng không ở Trung Đông mà Ukraine đang “để mắt” tới

VOV.VN - Mỹ được cho là đang hợp tác với các đồng minh Trung Đông nhằm cung cấp Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS) cho Ukraine. Tuy nhiên, NASAMS không phải là hệ thống phòng không duy nhất trong kho vũ khí ở Trung Đông mà Ukraine muốn có.

Mỹ cân nhắc chuyển hệ thống NASAMS từ Trung Đông tới Ukraine
Mỹ cân nhắc chuyển hệ thống NASAMS từ Trung Đông tới Ukraine

VOV.VN - Mỹ và các đồng minh đang thảo luận với một số nước Trung Đông về việc chuyển Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS) tới Ukraine, Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Raytheon, ông Greg Hayes cho biết.

Mỹ cân nhắc chuyển hệ thống NASAMS từ Trung Đông tới Ukraine

Mỹ cân nhắc chuyển hệ thống NASAMS từ Trung Đông tới Ukraine

VOV.VN - Mỹ và các đồng minh đang thảo luận với một số nước Trung Đông về việc chuyển Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS) tới Ukraine, Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Raytheon, ông Greg Hayes cho biết.

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Israel cải thiện theo hướng tích cực cho Trung Đông
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Israel cải thiện theo hướng tích cực cho Trung Đông

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ vừa bổ nhiệm lại Đại sứ tại Israel sau 4 năm gián đoạn. Đây là bước đi cụ thể nhất, minh chứng cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai bên – vốn đã có thời gian dài căng thẳng. Khi mối quan hệ này được cải thiện rõ ràng sẽ giúp ích nhiều cho khu vực Trung Đông.

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Israel cải thiện theo hướng tích cực cho Trung Đông

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Israel cải thiện theo hướng tích cực cho Trung Đông

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ vừa bổ nhiệm lại Đại sứ tại Israel sau 4 năm gián đoạn. Đây là bước đi cụ thể nhất, minh chứng cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai bên – vốn đã có thời gian dài căng thẳng. Khi mối quan hệ này được cải thiện rõ ràng sẽ giúp ích nhiều cho khu vực Trung Đông.