Chống Covid-19: Nhiều nước đóng cửa biên giới, kêu gọi người dân ở nhà

VOV.VN - Kêu gọi người dân ở nhà, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và cấm tụ tập đông người là những biện pháp phổ biến mà các nước đang áp dụng.

Hàng loạt các nước như Canada, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Malaysia và nhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới, cấm người nước ngoài nhập cảnh nhằm đối phó tình hình Covid-19 lây lan.

Nhiều nước đóng cửa biên giới, kêu gọi người dân ở nhà giữa bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Reuters

Trong cuộc họp trực tuyến hôm qua (16/3), Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch đóng cửa biên giới với tất cả các du khách nước ngoài nếu không có lý do thật sự cần thiết trong vòng 30 ngày. Công dân các nước EU, thân nhân, nhân viên y tế và chuyên gia y tế là những trường hợp ngoại lệ.  Lệnh phong toả, nếu được được lãnh đạo các nước thông qua, sẽ được thực hiện tại 30 quốc gia, trong đó có 26 đất nước thuộc khối Schengen trừ Iceland. Trong ngày hôm nay (17/3), nguyên thủ các nước EU sẽ thảo luận về đề xuất này.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhấn mạnh: “Hiện tại EU cần phải làm nhiều hơn để giảm áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc sức khỏe. Các biện pháp làm giảm sự tương tác xã hội cũng góp phần giảm thiểu sự lây lan của virus”.

Pháp và Malaysia là những quốc gia mới nhất quyết định phong tỏa đất nước. Kể từ 0h ngày hôm nay (17/3) theo giờ địa phương, tất cả người dân ở Pháp sẽ phải tuân thủ nghiêm túc việc ở nhà, ngoại trừ đi mua thức ăn, đi làm, tập thể dục hay khám bệnh. Pháp sẽ triển khai 100.000 cảnh sát để thực thi lệnh phong tỏa theo lệnh của Tổng thống Emmanuel Macron. Các chốt kiểm soát cố định sẽ được thiết lập trên toàn quốc và những ai vi phạm có thể bị phạt tới 135 euro. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thông báo sẽ đóng cửa biên giới từ 12h ngày 17/3 để kiểm soát dịch Covid-19.

Tại Malaysia, Thủ tướng Muhyiddin Yassin tuyên bố nước này sẽ không đón tiếp bất kỳ người nước ngoài nào trong thời gian từ ngày 18-31/3. Công dân Malaysia cũng được yêu cầu không ra nước ngoài trong thời gian này. Tất cả các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, trừ siêu thị và cửa hàng bán rau quả. Các trụ sở công quyền cũng như khu vực tư nhân cũng sẽ bị đóng cửa, trừ những cơ sở cung cấp dịch vụ thiết yếu như viễn thông, vận tải, ngân hàng, y tế, dược phẩm, cảng biển, sân bay, cung cấp lương thực và dịch vụ vệ sinh.

Tại Tây Ban Nha, Bộ trưởng Nội vụ Fernando Grande-Marlaska thông báo sẽ siết chặt kiểm soát biên giới từ ngày hôm nay, chỉ cho phép công dân và thường trú nhân, công nhân làm việc xuyên biên giới, các nhà ngoại giao và những người có lý do bất khả kháng được nhập cảnh. Italy, vùng dịch lớn nhất châu Âu cũng đang có số ca mắc giảm dần sau một thời gian phong tỏa toàn bộ đất nước.

Với các ca mắc tăng nhanh và số người chết tăng lên ít nhất 80, chính phủ Mỹ hiện chưa cân nhắc khả năng tiến hành phong tỏa toàn quốc tại thời điểm này. Tuy nhiên, theo Tổng thống Donald Trump, một số khu vực nhất định của Mỹ có nhiều các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể áp dụng các biện pháp như vậy.

Ông kêu gọi người dân tạm ngừng hầu hết các hoạt động xã hội trong vòng 15 ngày và không tụ tập ở các nhóm hơn 10 người, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Theo những hướng dẫn mới từ lực lượng đặc nhiệm chống virus SARS-CoV-2 của Nhà Trắng, người dân được khuyến cáo tránh đi lại tùy ý và không tới các quán bar, nhà hàng, khu ẩm thực hay các phòng tập gym.

Khi phóng viên hỏi liệu nước Mỹ có đóng cửa biên giới hay không, Tổng thống Trump cho biết: “Chúng tôi đã nghĩ về khả năng đó, nếu chúng tôi không phải làm điều đó thì sẽ là điều tốt. Chúng tôi có những quyền khẩn cấp mạnh mẽ khi tình huống đến nếu cần thiết thì chúng tôi sẽ đóng cửa cả ở biên giới phía nam và phía bắc. Chúng tôi đang bàn về những phương án khác nhưng hiện tại chúng tôi chưa quyết định đóng cửa biên giới”.

Theo các chuyên gia lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại hay đóng cửa biên giới chỉ là biện pháp tình thế giải quyết trước diễn biến dịch bệnh báo động ở một số nước. Có một dấu hiệu tích cực là số ca mắc tại Hàn Quốc đang giảm dần trong mấy ngày qua. Biện pháp được Hàn Quốc triển khai có hiệu quả là việc áp dụng biện pháp cách ly y tế bắt buộc với những người đã mắc bệnh và những người có tiếp xúc gần với họ. 
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros kêu gọi các nước xét nghiệm tất cả các ca nghi mắc và khẳng định, nhận diện ca lây nhiễm và nhanh chóng cách ly họ chính là cách tiếp cận tốt nhất và đã mang lại kết quả tích cực tại một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyên gia Covid-19 cảnh báo: Mỹ có thể trở thành Italy thứ 2
Chuyên gia Covid-19 cảnh báo: Mỹ có thể trở thành Italy thứ 2

VOV.VN - Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ “có thể tồi tệ như ở Italy” nếu nước này không thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự lây lan.

Chuyên gia Covid-19 cảnh báo: Mỹ có thể trở thành Italy thứ 2

Chuyên gia Covid-19 cảnh báo: Mỹ có thể trở thành Italy thứ 2

VOV.VN - Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ “có thể tồi tệ như ở Italy” nếu nước này không thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự lây lan.

Mỹ ghi nhận hơn 4.400 ca mắc, 87 người chết vì Covid-19
Mỹ ghi nhận hơn 4.400 ca mắc, 87 người chết vì Covid-19

VOV.VN - Đến cuối ngày 16/3, Mỹ đã ghi nhận 4.459 trường hợp mắc Covid-19 và 87 ca tử vong vì dịch bệnh nguy hiểm này.

Mỹ ghi nhận hơn 4.400 ca mắc, 87 người chết vì Covid-19

Mỹ ghi nhận hơn 4.400 ca mắc, 87 người chết vì Covid-19

VOV.VN - Đến cuối ngày 16/3, Mỹ đã ghi nhận 4.459 trường hợp mắc Covid-19 và 87 ca tử vong vì dịch bệnh nguy hiểm này.

Bỉ: Cuộc sống xáo trộn khi các biện pháp chống COVID-19 được đẩy mạnh
Bỉ: Cuộc sống xáo trộn khi các biện pháp chống COVID-19 được đẩy mạnh

VOV.VN - Với hàng trăm ca nhiễm mới mỗi ngày, theo các chuyên gia nước Bỉ đang đứng trước giai đoạn cao trào của cuộc khủng hoảng corona.

Bỉ: Cuộc sống xáo trộn khi các biện pháp chống COVID-19 được đẩy mạnh

Bỉ: Cuộc sống xáo trộn khi các biện pháp chống COVID-19 được đẩy mạnh

VOV.VN - Với hàng trăm ca nhiễm mới mỗi ngày, theo các chuyên gia nước Bỉ đang đứng trước giai đoạn cao trào của cuộc khủng hoảng corona.

Tổng thống Pháp tuyên bố chiến tranh với dịch Covid-19
Tổng thống Pháp tuyên bố chiến tranh với dịch Covid-19

VOV.VN - Tổng thống Pháp Macron cho biết, đối với dịch Covid-19, nước Pháp đang trong tình trạng chiến tranh và sẽ công bố thêm nhiều biện pháp bổ sung.

Tổng thống Pháp tuyên bố chiến tranh với dịch Covid-19

Tổng thống Pháp tuyên bố chiến tranh với dịch Covid-19

VOV.VN - Tổng thống Pháp Macron cho biết, đối với dịch Covid-19, nước Pháp đang trong tình trạng chiến tranh và sẽ công bố thêm nhiều biện pháp bổ sung.

Cập nhật Covid-19: 182.538 ca nhiễm, 7.166 ca tử vong trên toàn cầu
Cập nhật Covid-19: 182.538 ca nhiễm, 7.166 ca tử vong trên toàn cầu

VOV.VN - Tính đến 10h ngày 17/3, thế giới ghi nhận 182.538 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 7.166 ca tử vong vì chủng virus này.

Cập nhật Covid-19: 182.538 ca nhiễm, 7.166 ca tử vong trên toàn cầu

Cập nhật Covid-19: 182.538 ca nhiễm, 7.166 ca tử vong trên toàn cầu

VOV.VN - Tính đến 10h ngày 17/3, thế giới ghi nhận 182.538 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 7.166 ca tử vong vì chủng virus này.

Vì sao mọi người đổ xô mua giấy vệ sinh khi lo sợ Covid-19?
Vì sao mọi người đổ xô mua giấy vệ sinh khi lo sợ Covid-19?

VOV.VN -Trong bối cảnh toàn thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid-19, giấy vệ sinh bất ngờ trở thành mặt hàng được săn lùng đến “cháy hàng” ở nhiều nước.

Vì sao mọi người đổ xô mua giấy vệ sinh khi lo sợ Covid-19?

Vì sao mọi người đổ xô mua giấy vệ sinh khi lo sợ Covid-19?

VOV.VN -Trong bối cảnh toàn thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid-19, giấy vệ sinh bất ngờ trở thành mặt hàng được săn lùng đến “cháy hàng” ở nhiều nước.