Covid-19 cướp đi chồng, chỗ ở và tương lai của nhiều phụ nữ châu Phi

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã và đang để lại những tổn thất to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần với nhiều người. Những phụ nữ ở châu Phi là một trong số các đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Khi Anayo Mbah vào viện để chuẩn bị sinh đứa con thứ sáu thì cũng là lúc chồng cô phải chiến đấu với Covid-19 ở một bệnh viện khác trong thị trấn. Chồng của Mbah, Jonas - một người chạy xe ôm vẫn còn trong độ tuổi thanh niên, đã phải dùng máy trợ thở sau khi ho ra máu.

Jonas đã không bao giờ được gặp con gái mình, Chinaza. Vài giờ sau khi sinh, chị dâu của Mbah gọi điện thông báo tin dữ, Jonas đã không qua khỏi. Trở về nhà từ bệnh viện, Mbah bắt đầu nghi thức góa bụa tại ngôi nhà mà cô sống với chồng: cạo trọc đầu và mặc đồ trắng. Những chỉ vài tuần sau khi chịu tang theo truyền thống trong 6 tháng, gia đình nhà chồng đã ngừng cung cấp thực phẩm cho Mbah và các con của cô.

“Họ nói với tôi rằng tốt hơn hết là tôi nên đi con đường của riêng mình. Họ nói tôi nên tái hôn, rằng tôi nên ra khỏi nhà họ càng sớm càng tốt, điều này tốt cho bản thân tôi và cho các con của tôi”, góa phụ 29 tuổi chia sẻ.

Mbah bế trên tay cô con gái nhỏ mới sinh đi bộ về nhà mẹ đẻ chỉ với một túi đựng đồ sơ sinh của Chinaza. Theo sau Mbah là đàn con thơ. “Tôi đã hình dung rằng mình và các con có thể sẽ chết nếu tiếp tục ở lại đây”.

Hệ quả ghê gớm của Covid-19

Trên khắp châu Phi, tình trạng góa bụa từ lâu đã xảy ra với rất nhiều phụ nữ - đặc biệt ở các nước kém phát triển nhất lục địa, nơi khan hiếm cơ sở y tế. Giờ đây, đại dịch Covid-19 đã khiến số lượng góa phụ ở châu Phi gia tăng, làm trầm trọng thêm các vấn đề mà phụ nữ ở khu vực này phải đối mặt. Với những phụ nữ như Mbah, Covid-19 cướp đi của họ nhiều hơn cả một người chồng. Họ mất đi trụ cột chính trong gia đình, mất đi nơi ở và cả tương lai của họ…

Tại Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, khoảng 70% số ca tử vong do Covid-19 được xác nhận là nam giới, tỷ lệ tương tự cũng được ghi nhận ở Chad, Malawi, Somalia và Congo..

Các chuyên gia cho biết, một số góa phụ bị bỏ rơi với hai bàn tay trắng trong khi số khác bị áp lực phải tái hôn với anh-em bên chồng hoặc bị cắt quan hệ với nhà chồng. Có những góa phụ thậm chí còn bị họ hàng nhà chồng ngược đãi trước cả khi chồng họ được chôn cất.

Egodi Blessing Igwe, phát ngôn viên của WomenAid Collective – tổ chức đã hỗ trợ hàng nghìn góa phụ với các dịch vụ pháp lý miễn phí và hòa giải gia đình, cho biết: “Một số bị ruồng bỏ, bị cho là phải chịu trách nhiệm về cái chết của chồng họ”.

Các chuyên gia cho rằng, những góa phụ phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt nhất ở Nigeria. Ở đó, Mbah hiện đang nuôi con mà không có sự hỗ trợ tài chính từ gia đình nhà chồng, thậm chí họ còn giữ lại chiếc xe máy mà chồng cô sử dụng để chạy xe ôm. Mbah phải làm bốn công việc cùng lúc, trong đó có công việc quét dọn tại một trường học.

Ở Congo, Vanessa Emedy Kamana đã quen người sau này cô lấy làm chồng một thập kỷ trước khi kết hôn. Chồng của Kamana là một học giả và cô từng làm việc với tư cách trợ lý cho chồng tương lai. Vào thời điểm hai người quyết định gắn bó cuộc đời với nhau, chồng của Kamana đã gần 70 tuổi còn Kamana là mẹ đơn thân và cũng sắp bước sang tuổi 30. Theo Kamana, cô bị cuốn hút bởi tinh thần và trí tuệ trẻ trung của chồng. Chồng cô làm việc tại một tổ chức tư vấn và có 2 bằng tiến sĩ của các trường đại học châu Âu.

Kamana cho biết, khi chồng cô mắc Covid-19, họ phải vô cùng chật vật để có thể thể tìm thấy giường bệnh còn trống, mọi thứ trở nên nghiêm trọng vì chồng cô có bệnh nền là tiểu đường. Sau khi có giường,  Kamana lại rất vất vả mới có thể kiếm được bình oxy cho chồng, nhưng rồi mọi thứ vẫn không thể cứu vãn được.

Vào đêm chôn cất chồng của Kamana, họ hàng bên chồng đã có mặt ở nhà cô. Thời gian để tang là khác nhau, tùy theo tôn giáo và nhóm dân tôc. Kamana có gia đình theo đạo Hồi, đáng lẽ cô phải ở nhà trong 4 tháng 10 ngày để chịu tang. Tuy nhiên, những người thân của chồng cô không đợi lâu đến thế để ép cô và cậu con trai nhỏ ra đường

 “Tôi bị tước hết mọi thứ, mọi tài sản của mình”, cô nói.

Roseline Ujah, 49 tuổi đã trải qua 3 thập kỷ là thành viên trong đại gia đình nhà chồng. Ujah chia sẻ mọi công việc nhà với các thành viên trong gia đình nhà chồng, giúp đỡ chăm sóc bố mẹ chồng trong những năm tháng cuối đời của họ. Nhưng người anh chồng của Ujah đã âm mưu truất quyền thừa kế của bà và 7 người con sau khi chồng bà - Godwin qua đời. Mặc dù vậy, Ujah có vẻ vẫn còn may mắn hơn trường hợp của Mbah hay Kamana khi chị dâu bà can thiệp để mẹ con Ujah có một phần đất nhỏ trồng một số loại rau ăn củ.

Ujah phải gửi các con để đi làm thuê trong trang trại nhưng vẫn có những ngày mẹ con họ bị đói. Với nỗ lực để giành sự sống còn cho bản thân và các con, Ujah cũng làm thêm chổi để bán ở chợ tại địa phương. Giờ đây khi trụ cột chính trong gia đình đã không còn, Ujah vẫn vững lòng tin bà và các con sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

“Tôi hướng về Chúa, nói với Ngài rằng tôi chẳng còn ai khác để dựa dẫm. Godwin, ông ấy là chồng tôi và là cha của các con tôi, là thành viên trong gia đình này, và tôi sẽ không kết hôn với một người đàn ông khác”, Ujah chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng phân biệt đối xử với phụ nữ”
“Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng phân biệt đối xử với phụ nữ”

VOV.VN - Phumzile Mlambo-Ngcuka, người đứng đầu cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women) hôm 15/3 cho rằng, đại dịch Covid-19 là “cuộc khủng hoảng phân biệt đối xử” đối với phụ nữ và trẻ em gái.

“Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng phân biệt đối xử với phụ nữ”

“Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng phân biệt đối xử với phụ nữ”

VOV.VN - Phumzile Mlambo-Ngcuka, người đứng đầu cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women) hôm 15/3 cho rằng, đại dịch Covid-19 là “cuộc khủng hoảng phân biệt đối xử” đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Vì sao tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nam giới cao hơn phụ nữ?
Vì sao tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nam giới cao hơn phụ nữ?

VOV.VN - Tại Mỹ, phụ nữ chiếm 45,6% số ca tử vong do Covid-19 và nam giới chiếm 54,4%. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch trong tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh giữa nam giới và phụ nữ?

Vì sao tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nam giới cao hơn phụ nữ?

Vì sao tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nam giới cao hơn phụ nữ?

VOV.VN - Tại Mỹ, phụ nữ chiếm 45,6% số ca tử vong do Covid-19 và nam giới chiếm 54,4%. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch trong tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh giữa nam giới và phụ nữ?

Australia: Vaccine Covid-19 giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
Australia: Vaccine Covid-19 giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

VOV.VN - Australia đang tiếp tục kêu gọi phụ nữ mang thai đi tiêm chủng vaccine ngừa bệnh Covid-19 khi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vaccine không những an toàn mà còn giúp cơ thể người mẹ sản sinh kháng thể và truyền qua cho trẻ sơ sinh.

Australia: Vaccine Covid-19 giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

Australia: Vaccine Covid-19 giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

VOV.VN - Australia đang tiếp tục kêu gọi phụ nữ mang thai đi tiêm chủng vaccine ngừa bệnh Covid-19 khi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vaccine không những an toàn mà còn giúp cơ thể người mẹ sản sinh kháng thể và truyền qua cho trẻ sơ sinh.