Cuộc chiến trừng phạt của phương Tây chống lại Nga đi vào bế tắc

VOV.VN - Gần 2 năm rưỡi kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, chiến dịch quân sự của Nga vẫn dựa vào các nguồn doanh thu từ năng lượng, bất chấp những lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây.

Cuộc chiến trừng phạt đi vào bế tắc

Xuất khẩu dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá của Nga tiếp tục gia tăng nhanh chóng sang các thị trường lớn nhất ở châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Foreign Policy ngay cả châu Âu, nơi phần lớn đã từ bỏ khí đốt Nga từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, cũng đang lén lút mua thêm rất nhiều khí đốt từ các tàu chở dầu để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình.

Doanh thu xuất khẩu năng lượng của Nga trước xung đột là khoảng 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD)/ngày song toàn bộ các lệnh trừng phạt đã đưa nó xuống còn khoảng 660 triệu euro (720 triệu USD) vào tháng 6 này. Dù vậy, mức doanh thu của Moscow vẫn duy trì ổn định trong suốt 18 tháng qua. Nga đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai hiếm hoi vào tháng trước, một dấu hiệu cho thấy sự khôi phục của xuất khẩu. Cuộc chiến trừng phạt, giống như chính cuộc xung đột ở Ukraine, dường như đã đi vào bế tắc.

"Chiếc cốc không vơi, không đầy. Lệnh trừng phạt đang có tác dụng nhưng không hiệu quả như chúng ta mong đợi", Petras Katinas, một nhà phân tích năng lượng tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch cho hay.

Một số lĩnh vực trong ngành xuất khẩu năng lượng của Nga đã sụt giảm nhanh chóng, chẳng hạn như xuất khẩu khí tự nhiên qua các đường ống đã biến mất khỏi thị trường châu Âu. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm dầu tinh chế, đóng góp lớn nhất vào doanh thu của Moscow, vẫn giữ nguyên sau những tác động của lệnh trừng phạt phương Tây trong những tháng đầu tiên và hiện doanh thu từ nguồn này thậm chí còn có phần cao hơn nhờ giá dầu toàn cầu tăng.

Nỗ lực chính của phương Tây nhằm hạn chế doanh thu của Nga từ năng lượng là một hành động đòi hỏi sự cân bằng khi vừa phải duy trì nguồn cung thị trường toàn cầu, vừa hạn chế nguồn thu của Điện Kremlin bằng cách áp giá trần dầu Nga ở mức 60 USD/thùng.

Một số quốc gia muốn mức trần giá thậm chí còn thấp hơn, khoảng 30 USD/thùng để thực sự cắt giảm doanh thu của Moscow, nhưng ý tưởng đó khó khăn hơn rất nhiều về mặt chính trị và ngoại giao.

Tuy nhiên, mức giá trần có tác dụng tốt lúc đầu cho đến khi giá dầu toàn cầu tăng cao, kéo giá dầu đã giảm của Nga lên trên mức trần. Đó gần như là điều đã xảy ra trong năm qua.

Nỗ lực của phương Tây

Không chỉ dầu, hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga vẫn chưa dừng lại bất chấp nhiều tổn thất đối với công ty năng lượng nhà nước Gazprom. Một số quốc gia châu Âu, trong đó có Hungary, Áo và Slovakia vẫn phụ thuộc rất nhiều vào lượng khí đốt còn sót lại của Nga qua Ukraine hoặc Thổ Nhĩ Kỳ vì nhiều lý do từ địa lý đến chính trị.

Điều đáng ngạc nhiên về sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu khí tự nhiên của Nga sang nơi từng là thị trường lớn nhất của nước này là khí tự nhiên của Moscow không bị trừng phạt ở châu Âu nhưng lại chịu thiệt hại nặng nề nhất trong tất cả các dòng năng lượng.

Năm nay, khí đốt Nga đang quay trở lại châu Âu ở dạng hóa lỏng, làm lạnh nhanh và vận chuyển bằng tàu chở dầu thay vì được nén và được vận chuyển qua đường ống. Nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Nga của EU đã tăng 24% so với năm ngoái, đặc biệt là sang các nước Tây Âu lớn như Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ. Khối này đã mua một nửa lượng xuất khẩu LNG của Nga.

Có nhiều lý do từ việc các nhà cung cấp chính của Tây Ban Nha ở Bắc Phi có những tranh chấp địa chính trị làm gián đoạn việc xuất khẩu, cho tới các hợp đồng dài hạn với Nga về cơ bản đã thu hút một số khách hàng châu Âu trong nhiều năm và khí đốt Nga ở gần cũng như khá rẻ so với các lựa chọn thay thế nhưng lý do lớn nhất chỉ đơn giản là mối lo ngại về an ninh nguồn cung.

"Thậm chí có rất nhiều cuộc thảo luận vào năm ngoái về việc cấm xuất khẩu LNG nhưng điều phổ biến nhất là những lo ngại về tác động đối với an ninh nguồn cung", Anne-Sophie Corbeau, một chuyên gia về khí đốt tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia nhận định.

Theo chuyên gia này, dòng khí đốt nhỏ giọt của Nga vẫn đi qua Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp những đề nghị cần hành động nhiều hơn, khó có thể xuất khẩu nhiều khí đốt hơn sang Nam Âu vì bản thân nước này không phải là nhà sản xuất khí đốt.

Trong khi đó, châu Âu có lẽ vẫn còn nhớ cú sốc trong mùa đông đầu tiên của cuộc xung đột khi giá năng lượng tăng vọt bởi những biến động trên thị trường.

Tháng trước, EU cuối cùng đã thực hiện bước đi đầu tiên để đối phó với LNG của Nga, không phải bằng cách cấm nhập khẩu nhiên liệu mà bằng cách đảm bảo rằng các cảng châu Âu sẽ không phải là trạm dừng cho xuất khẩu của Nga sang châu Á. Biện pháp đó thậm chí sẽ không bắt đầu cho tới đầu năm sau và chắc chắn châu Âu sẽ không có thêm bất kỳ nỗ lực nào nhắm vào khí đốt Nga trong năm nay, khi Hungary đang giữ chức chủ tịch luân phiên của hội đồng EU.

"Chúng tôi thực sự không cấm nhập khẩu mà ngăn cản các nước khác mua LNG của Nga. Điều này khiến hoạt động xuất khẩu sang châu Á của Nga trở nên khó khăn hơn nhưng không thể ngăn LNG lọt vào châu Âu", chuyên gia Corbeau nhận định.

Theo Foreign Policy, bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có trong nhiều năm đối với một trong những nhà cung cấp năng lượng lớn nhất thế giới, doanh thu của Nga vẫn được đảm bảo để tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt. Những kết quả tương đối hạn chế trong cuộc chiến chống lại ngành năng lượng Nga được phản ánh qua các thất bại tương tự trong việc ngăn chặn thương mại của Moscow ở những mặt khác, từ máy móc phương Tây được vận chuyển qua Trung Á đến các linh kiện công nghệ cao do Trung Quốc sản xuất cần thiết cho cuộc xung đột ở Ukraine.

“Chúng ta hành động chưa đủ. Chúng ta cần tăng cường các biện pháp và trừng phạt những công ty vi phạm chúng. Có quá nhiều sơ hở", ông Katinas nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

New Zealand tăng cường các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột Nga - Ukraine
New Zealand tăng cường các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Hôm nay (11/7), New Zealand đã công bố các gói trừng phạt bổ sung nhằm vào 7 cá nhân và 12 tổ chức có liên quan tới Nga và cuộc xung đột Ukraine.

New Zealand tăng cường các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột Nga - Ukraine

New Zealand tăng cường các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Hôm nay (11/7), New Zealand đã công bố các gói trừng phạt bổ sung nhằm vào 7 cá nhân và 12 tổ chức có liên quan tới Nga và cuộc xung đột Ukraine.

Bằng chứng cho thấy đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã thất bại
Bằng chứng cho thấy đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã thất bại

VOV.VN - Báo cáo của Viện RUSI có trụ sở ở London (Anh) cho rằng, việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí là bằng chứng rõ ràng cho thấy hàng nghìn biện pháp trừng phạt của phương Tây không hiệu quả.

Bằng chứng cho thấy đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã thất bại

Bằng chứng cho thấy đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã thất bại

VOV.VN - Báo cáo của Viện RUSI có trụ sở ở London (Anh) cho rằng, việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí là bằng chứng rõ ràng cho thấy hàng nghìn biện pháp trừng phạt của phương Tây không hiệu quả.

Nga cảnh báo gói trừng phạt thứ 14 của EU là “con dao hai lưỡi”
Nga cảnh báo gói trừng phạt thứ 14 của EU là “con dao hai lưỡi”

VOV.VN - Liên minh châu Âu mới đây thông qua gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng của Nga. Tuy nhiên, theo giới chức Nga và các chuyên gia, biện pháp trừng phạt là con dao hai lưỡi, không mang lại lợi ích cho bất cứ ai, kể cả bên áp đặt.

Nga cảnh báo gói trừng phạt thứ 14 của EU là “con dao hai lưỡi”

Nga cảnh báo gói trừng phạt thứ 14 của EU là “con dao hai lưỡi”

VOV.VN - Liên minh châu Âu mới đây thông qua gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng của Nga. Tuy nhiên, theo giới chức Nga và các chuyên gia, biện pháp trừng phạt là con dao hai lưỡi, không mang lại lợi ích cho bất cứ ai, kể cả bên áp đặt.