Cuộc khủng hoảng Afghanistan tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với Nga

VOV.VN - Các chuyên gia địa chính trị cho rằng, cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Afghanistan có thể gây ra những rủi ro đáng kể cho Nga và Trung Á.

Không muốn dấn sâu vào cuộc xung đột tại Afghanistan

Sau khi chính phủ Afghanistan sụp đổ, Đại sứ Nga tại Kabul Dmitry Zhirnov đã ca ngợi hành vi của Taliban, nói rằng lực lượng này giúp thủ đô của Afghanistan trở nên an toàn hơn trong 24 giờ đầu tiên sau khi Mỹ rút quân. Nga đã đăng cai tổ chức nhiều vòng đàm phán với Taliban mặc dù về mặt chính thức nhóm này vẫn nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố của Nga.

Kate Mallinson, nhà tư vấn rủi ro chính trị tại Công ty quản lý Rủi ro Chính trị Prism có trụ sở tại London nhận định: “Nga cảm thấy như thể họ đã đạt được một thắng lợi lớn. Họ sẽ tái khẳng định tầm ảnh hưởng tại Trung Á”. Chuyên gia này lưu ý, Nga nhiều khả năng sẽ cố gắng duy trì vị thế của nước này với tư cách là nhà đảm bảo an ninh quan trọng của khu vực”.

Nga có ảnh hưởng đáng kể về kinh tế và chính trị đối với các nước từng thuộc Liên Xô tại Trung Á, trong đó có Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan vốn có chung đường biên giới với Afghanistan. Kể từ khi Taliban giành được những thắng lợi ban đầu vào đầu tháng 8, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tập trận chung với các lực lượng của Tajikistan, Uzbekistan và Trung Quốc tại những khu vực giáp ranh với Afghanistan.

Tất cả các quốc gia này đều lo ngại phiến quân Hồi giáo khác đang ẩn nấp tại Afghanistan có thể lợi dụng tình trạng hỗn loạn hiện nay để xâm nhập lãnh thổ của họ hoặc gây rối tại các vùng biên giới. Thông qua các cuộc tập trận chung, Nga chính thức được coi là người bảo vệ các quốc gia Trung Á.

Mặc dù có vị thế ngày càng gia tăng, nhưng giới phân tích cho rằng Nga không muốn dấn sâu vào cục diện chính trị nguy hiểm trong khu vực. Nga đơn giản chỉ lo ngại rằng, bất cứ mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với Trung Á – khu vực sân sau, cũng có thể gây ảnh hưởng đến an ninh nước này.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã cảnh báo về khả năng những kẻ khủng bố ở Afghanistan có thể xâm nhập vào Nga thông qua Tajikistan, Uzbekistan hoặc Kyrgyzstan. Đối với người Nga, tình hình hiện tại khơi lại những ký ức đau đớn về các cuộc tấn công khủng bố của các phần tử Hồi giáo trong những năm 1990 và 2000.

Ngày 24/8 vừa qua, Nga đã bắt đầu thực hiện kế hoạch sơ tán với việc điều 4 máy bay quân sự đến Afghanistan để sơ tán 500 công dân và công dân của các đồng minh trong khu vực. Động thái này được thực hiện theo chỉ thị của Tổng thống Putin đánh dấu sự thay đổi lập trường của Điện Kremlin trước việc Taliban nắm quyền tại Afghanistan.

Vì sao Mỹ khó cô lập Taliban?

VOV.VN - Một số nhà phân tích cho rằng, Taliban có thể đang nhắm đến việc hợp tác với Nga và Trung Quốc để đối kháng với Mỹ nhằm giành lợi thế, trong trường hợp lực lượng này chiếm quyền kiểm soát thủ đô Kabul.

Rút kinh nghiệm từ sai lầm trong quá khứ

Các đặc phái viên của Nga nhiều lần cho rằng Mỹ không nên phủi bỏ trách nhiệm về sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan, còn các kênh truyền thông của Nga tìm cách mô tả việc quân đội Mỹ rời khỏi Afghanistan giống như “một cuộc đảo chính”.

Thế nhưng, thời gian gần đây, giọng điệu của Nga đã thay đổi. Trong cuộc họp báo tuần trước, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Tình hình vẫn rất căng thẳng, thời gian không còn nhiều và chúng tôi vẫn theo dõi sát sao, đồng thời giữ nguyên những mối quan ngại của mình”.

Tổng thống Putin trước đó nói rằng ông hy vọng, Taliban sẽ đảm bảo khôi phục lại trật tự tại Afghanistan và điều quan trọng là không cho phép những kẻ khủng bố xâm nhập vào các nước láng giềng.

“Nhiệm vụ này sẽ khó hơn nhiều so với những gì người Nga tưởng tượng. Ngay cả khi Talibam giữ lời hứa với Nga, họ sẽ phải đối phó với một cuộc chiến tranh phi đối xứng và rất khó lường”, bà Mallinson nói với CNBC. Đó là bởi vì cuộc khủng hoảng diễn ra vào thời điểm mà nhiều quốc gia Trung Á đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong năm nay.

Nga đã củng cố căn cứ quân sự của nước này ở Tajikistan – đất nước có đường biên giới chung dài 910km với Afghanistan. Hai bên cũng đang tổ chức cuộc tập trận chung kéo dài 1 tháng. Trước đó, Điện Kremlin cho biết họ đã rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc từ thất bại của Liên Xô khi can thiệp quân sự vào Afghanistan trong những năm 1980 và vì thế sẽ không triển khai các lực lượng vũ trang tại Afghanistan.

Nguy cơ tiềm ẩn đối với Nga

Ông Olga Oliker, Giám đốc Chương trình châu Âu và Trung Á tại Quỹ Khủng hoảng Quốc tế cho rằng, Nga đã nhận ra những vấn đề an ninh tiềm ẩn do cuộc khủng hoảng tại Afghanistan gây ra đối với Trung Á và cả bản thân nước này.

“Nga có thể mừng thầm khi thấy Mỹ rút lui một cách hỗn loạn nhưng đồng thời cũng lo lắng về tác động của điều đó. Moscow lo ngại việc Mỹ rút quân sẽ làm khuấy đảo làn sóng người tị nạn, lo ngại Afghanistan có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm phiến quân muốn tấn công Nga và lo các phần tử khủng bố có thể trà trộn vào dòng người tị nạn như Tổng thống Putin từng cảnh báo”, chuyên gia Olga Oliker lưu ý.

Liên quan vấn đề người tị nạn, Tổng thống Putin đã bác bỏ để xuất của một số nước phương Tây về việc tái định cư người tị nạn Afghanistan tại Trung Á khi thị thực xin nhập cảnh của họ vào Mỹ và EU đang được xem xét.

Là một trong số các nước láng giềng của Afghanistan, Tajikistan đã cam kết tiếp nhận tới 100.000 người tị nạn. Quốc gia này đang phối hợp với Liên Hợp Quốc cùng các cơ quan khác để xây dựng các trại tị nạn khi cuộc khủng hoảng nhân đạo bùng phát.

Tim Ash, chiến lược gia cấp cao về thị trường mới nổi tại Bluebay Asset Management nhận xét: “Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một mối quan ngại đặc biệt (đối với Nga)”.

Bên cạnh đó, Nga cũng lo lắng về hoạt động của tội phạm buôn bán ma túy. Afghanistan là một trong những quốc gia sản xuất thuốc phiện và ma túy lớn nhất thế giới. Ngay sau khi kiểm soát Kabul, Taliban đã tuyên bố ma túy sẽ không còn được sản xuất dưới thời lực lượng này cầm quyền. Song tuyên bố này vấp phải những hoài nghi lớn vì đây vốn là một trong những nguồn thu chính của Taliban.

Tuy vậy, lo lắng lớn nhất đối với Nga có lẽ là sự không chắc chắn về chính sách cầm quyền của Taliban.  “Nếu sự ổn định tại Afghanistan được đảm bảo dưới sự điều hành của Taliban và Taliban giữ lời hứa không để Afghanistan trở thành căn cứ cho các cuộc tấn công vào Nga và Trung Á, cũng như ngăn chặn việc mua bán thuốc phiện thì Nga có thể an tâm kịch bản đó. Nhưng nếu mọi thứ trở nên tồi tệ, Nga sẽ tìm cách củng cố vai trò tại Trung Á khi cần thiết”, nhà phân tích Olga Oliker nhận định

Hiện giờ, Tổng thống Putin vẫn không có lựa chọn nào khác ngoài việc dành các nguồn lực lớn cho an ninh và cho các cơ quan tình báo để đảm bảo ổn định tình hình tại Trung Á. Theo chiến lược gia Tim Ash, Nga  - quốc gia từng theo đuổi cách tiếp cận “nắm đấm thép” đối với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, sẽ củng cố sự hiện diện quân sự sẵn có tại Tajikistan và thậm chí mở rộng sang Uzbekistan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Trung Quốc: Thế giới cần "tích cực hướng dẫn", giúp đỡ Taliban ở Afghanistan
Ngoại trưởng Trung Quốc: Thế giới cần "tích cực hướng dẫn", giúp đỡ Taliban ở Afghanistan

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 29/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng thế giới cần phải giao lưu với lực lượng Taliban mới lên nắm quyền ở Afghanistan và "tích cực hướng dẫn" họ.

Ngoại trưởng Trung Quốc: Thế giới cần "tích cực hướng dẫn", giúp đỡ Taliban ở Afghanistan

Ngoại trưởng Trung Quốc: Thế giới cần "tích cực hướng dẫn", giúp đỡ Taliban ở Afghanistan

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 29/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng thế giới cần phải giao lưu với lực lượng Taliban mới lên nắm quyền ở Afghanistan và "tích cực hướng dẫn" họ.

10 điều rút ra từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (phần cuối)
10 điều rút ra từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (phần cuối)

VOV.VN - VOV xin trân trọng giới thiệu phần cuối bài viết của Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó Tổng thư ký ASEAN về quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden rút toàn bộ binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan, kết thúc cuộc chiến hao người tổn của kéo dài suốt 20 năm tại quốc gia này.

10 điều rút ra từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (phần cuối)

10 điều rút ra từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (phần cuối)

VOV.VN - VOV xin trân trọng giới thiệu phần cuối bài viết của Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó Tổng thư ký ASEAN về quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden rút toàn bộ binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan, kết thúc cuộc chiến hao người tổn của kéo dài suốt 20 năm tại quốc gia này.

Australia tiếp tục hỗ trợ công dân và người có thị thực ra khỏi Afghanistan
Australia tiếp tục hỗ trợ công dân và người có thị thực ra khỏi Afghanistan

VOV.VN - Sau tuyên bố ngừng chiến dịch sơ tán người ra khỏi Afghanistan 3 ngày trước, Australia ngày 30/8 cho biết nước này sẽ cùng với các quốc gia khác tiếp tục nỗ lực đưa công dân và những người có thị thực nước ngoài ra khỏi Afghanistan.

Australia tiếp tục hỗ trợ công dân và người có thị thực ra khỏi Afghanistan

Australia tiếp tục hỗ trợ công dân và người có thị thực ra khỏi Afghanistan

VOV.VN - Sau tuyên bố ngừng chiến dịch sơ tán người ra khỏi Afghanistan 3 ngày trước, Australia ngày 30/8 cho biết nước này sẽ cùng với các quốc gia khác tiếp tục nỗ lực đưa công dân và những người có thị thực nước ngoài ra khỏi Afghanistan.