Đằng sau lời kêu gọi của Afghanistan đối thoại với Taliban

VOV.VN - “Cánh cửa đối thoại” một lần nữa được mở ra cho Taliban ở Afghanistan, song liệu cơ hội hòa bình này có được các bên nắm bắt?

Từng tuyên bố khép lại “cánh cửa đối thoại” với Taliban sau một loạt các vụ khủng bố đẫm máu, hôm nay (28/2), Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani bất ngờ đưa ra đề nghị công nhận lực lượng nổi dậy này như một nhóm chính trị hợp pháp, để khởi đầu một tiến trình chính trị chấm dứt hơn 16 năm chiến tranh và xung đột.

Tổng thống Afghanistan Ghani. Ảnh: Khaama Press.

Lời đề nghị coi Taliban là một tổ chức chính trị hợp pháp của Tổng thống Afghanistan được đưa ra trong phiên Khai mạc Hội nghị mang tên “Tiến trình hợp tác hòa bình và an ninh Kabul”, diễn ra hôm nay tại thủ đô Kabul, với sự tham dự của các quan chức đến từ 25 quốc gia trên thế giới. Lời đề nghị này được cho là khá bất ngờ, khi mà mới đầu tháng này, ông Ashraf Ghani còn tuyên bố: “Những ai chịu trách nhiệm về các vụ tấn công khủng bố đang không muốn hòa bình và cánh cửa đối thoại đã khép lại với họ. Những ai chấp nhận hòa bình, họ sẽ được đất nước dang rộng vòng tay. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ ràng rằng, cam kết của chúng tôi là mang lại hòa bình không có nghĩa là chúng tôi sẽ ngồi im lặng và không đáp trả”.

Thêm vào đó, nhiều người dân Afghanistan thời gian qua thậm chí còn lo ngại, cuộc chiến giữa quân đội chính phủ nước này và các tay súng Taliban sẽ trở nên “khốc liệt” hơn so với trước đây, khi nhiều nguồn thông tin tiết lộ rằng, Mỹ đang điều thêm quân từ chiến trường Iraq tới quốc gia này.

Thiện chí đàm phán từ chính phủ

“Bất ngờ” song lời đề nghị trên là dấu hiệu “tích cực rõ ràng nhất” về một giai đoạn “đàm phán thực sự” giữa chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban - một tổ chức luôn bị coi là khủng bố. Ông Ashraf Ghani cho biết: “Chúng tôi đưa ra lời đề nghị này không đi kèm bất kỳ điều kiện tiên quyết nào, để có một thỏa thuận hòa bình. Lời đề nghị dành cho Taliban và lãnh đạo của họ. Hôm nay, quyết định nằm trong tay họ. Chấp nhận hòa bình, đoàn kết để bảo vệ đất nước này là kết quả của sự hi sinh và đấu tranh của chúng ta”.

Tổng thống Afghanistan còn đề nghị một lệnh ngừng bắn và tiến hành trao đổi tù binh với phía Taliban. Ông Ashraf Ghani khẳng định: Các cuộc đàm phán với Taliban sẽ được tổ chức mà không đi kèm bất kỳ điều kiện nào và ông sẵn sàng chấp nhận xem xét lại Hiến pháp của nước này như một phần “thảo hiệp” với Taliban. Tuy nhiên, Taliban cần công nhận chính phủ nước này và tôn trọng luật pháp.

Giới phân tích ngay lập tức đánh giá cao sự “thay đổi” quan điểm của Tổng thống quốc gia Nam Á này, bởi từ trước đến nay, ông Ghani luôn gọi Taliban là “quân nổi dậy” và “khủng bố”, dù đã nhiều lần tham gia đối thoại với lực lượng này.

Trước đó một ngày (27/2), Taliban cũng đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ, quốc gia đang can thiệp quân sự tại Afghanistan, thông qua Văn phòng chính trị đại diện của tổ chức này tại Qatar, nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình cho Afghanistan.

Đại diện phía Taliban cho biết, tuyên bố này là phản ứng trước các phát biểu gần đây cho rằng Mỹ vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại với lực lượng này. Tuy nhiên, Taliban vẫn khẳng định, việc họ sẵn sàng tìm kiếm hòa bình không có nghĩa là họ đã kiệt sức và lực lượng này vẫn đủ khả năng tiến hành chiến dịch quân sự dù bất kể Mỹ có mạnh như thế nào./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổ chức Hồi giáo cực đoan Taliban đe dọa 70% lãnh thổ Afghanistan
Tổ chức Hồi giáo cực đoan Taliban đe dọa 70% lãnh thổ Afghanistan

VOV.VN - Một nghiên cứu mới đây của đài BBC cho thấy các chiến binh Hồi giáo Taliban hoạt động công khai ở 70% lãnh thổ Afghanistan.

Tổ chức Hồi giáo cực đoan Taliban đe dọa 70% lãnh thổ Afghanistan

Tổ chức Hồi giáo cực đoan Taliban đe dọa 70% lãnh thổ Afghanistan

VOV.VN - Một nghiên cứu mới đây của đài BBC cho thấy các chiến binh Hồi giáo Taliban hoạt động công khai ở 70% lãnh thổ Afghanistan.

Cận cảnh binh sĩ Mỹ tuần tra, đảm bảo an ninh ở Afghanistan
Cận cảnh binh sĩ Mỹ tuần tra, đảm bảo an ninh ở Afghanistan

VOV.VN - Dù đã rút gần hết binh sĩ khỏi Afghanistan, Mỹ vẫn duy trì một lực lượng nhỏ để tham gia tuần tra và đảm bảo an ninh tại đây.

Cận cảnh binh sĩ Mỹ tuần tra, đảm bảo an ninh ở Afghanistan

Cận cảnh binh sĩ Mỹ tuần tra, đảm bảo an ninh ở Afghanistan

VOV.VN - Dù đã rút gần hết binh sĩ khỏi Afghanistan, Mỹ vẫn duy trì một lực lượng nhỏ để tham gia tuần tra và đảm bảo an ninh tại đây.

Afghanistan- “vũng lầy 17 năm” của Mỹ
Afghanistan- “vũng lầy 17 năm” của Mỹ

VOV.VN - Mỹ đến thời điểm này đã sa lầy ở Afghanistan tới 17 năm và phải chấp nhận "thất bại đau đớn" nếu rút quân, hoặc là tiếp tục dấn thân và sa lầy.

Afghanistan- “vũng lầy 17 năm” của Mỹ

Afghanistan- “vũng lầy 17 năm” của Mỹ

VOV.VN - Mỹ đến thời điểm này đã sa lầy ở Afghanistan tới 17 năm và phải chấp nhận "thất bại đau đớn" nếu rút quân, hoặc là tiếp tục dấn thân và sa lầy.

Mỹ đưa quân từ Iraq tới Afghanistan: Cuộc chiến sẽ khốc liệt?
Mỹ đưa quân từ Iraq tới Afghanistan: Cuộc chiến sẽ khốc liệt?

VOV.VN - Số lượng binh sỹ Mỹ tại Iraq đã bắt đầu giảm bớt trong tuần qua và các nhóm binh sỹ đang rời khỏi căn cứ bằng các chuyến bay diễn ra hàng ngày.

Mỹ đưa quân từ Iraq tới Afghanistan: Cuộc chiến sẽ khốc liệt?

Mỹ đưa quân từ Iraq tới Afghanistan: Cuộc chiến sẽ khốc liệt?

VOV.VN - Số lượng binh sỹ Mỹ tại Iraq đã bắt đầu giảm bớt trong tuần qua và các nhóm binh sỹ đang rời khỏi căn cứ bằng các chuyến bay diễn ra hàng ngày.