Dấu hiệu cho thấy ông Trump vẫn chưa “bỏ rơi” Ukraine

VOV.VN - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã lùi cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình là chấm dứt xung đột ở Ukraine "trong 24 giờ" xuống vài tháng, trong một động thái mà các đối tác châu Âu cho rằng là dấu hiệu cho thấy chính quyền của ông sẽ không ngay lập tức từ bỏ sự ủng hộ dành cho Kiev.

Chính quyền ông Trump chưa sẵn sàng “bỏ rơi” Ukraine

Hai quan chức châu Âu nói với tờ Financial Times rằng các cuộc thảo luận với đội ngũ sắp tới của ông Trump trong những tuần gần đây cho thấy họ chưa quyết định về cách thức giải quyết xung đột và sự ủng hộ cho Ukraine sẽ tiếp tục sau lễ nhậm chức tổng thống vào 20/1/2025.

Một trong các quan chức tiết lộ: "Toàn bộ đội ngũ của ông Trump đều muốn thể hiện sự mạnh mẽ, vì thế họ đang điều chỉnh lại cách tiếp cận với Ukraine".

Chính quyền mới cũng cảnh giác với những so sánh được đưa ra liên quan đến việc ông Joe Biden rút quân khỏi Afghanistan - một điều mà phe ông Trump không muốn lặp lại ở Ukraine, vị quan chức này cho hay.

Đầu tuần này, ông Trump đã gợi ý rằng "6 tháng" là mục tiêu thực tế hơn để chấm dứt xung đột. Người được ông bổ nhiệm làm đặc phái viên về cuộc xung đột ở Ukraine - ông Keith Kellogg đã nói với Fox News hôm 8/1 rằng mục tiêu là chấm dứt xung đột "trong 100 ngày".

"Tôi muốn đặt ra mục tiêu ở cấp độ cá nhân và chuyên môn. Tôi sẽ đặt mục tiêu ở mức 100 ngày và lùi lại toàn bộ chặng đường. Chúng ta sẽ tìm ra cách để thực hiện điều này trong thời gian tới để đảm bảo một giải pháp bền vững. Cuộc xung đột này sẽ kết thúc để chấm dứt cảnh tàn sát", ông Kellogg nói với Fox News.

Giới lãnh đạo và các quan chức châu Âu đã trình bày với ông Trump và đội ngũ của ông rằng Mỹ cần tiếp tục viện trợ cho Ukraine để đưa Kiev vào vị thế mạnh hơn trong các cuộc đàm phán hòa bình và giúp đưa Moscow vào bàn đàm phán, gần 3 năm sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt.

Tháng trước, các quan chức Pháp cho biết việc củng cố vị thế của Ukraine trên chiến trường có nghĩa là ngăn chặn những bước tiến của Nga ở phía Đông vì sẽ không có cuộc đàm phán nào nếu Moscow vẫn tiếp tục kiểm soát lãnh thổ.

Sự hỗ trợ quân sự liên tục của Washington đóng vai trò quan trọng với quốc phòng của Ukraine, ngay cả khi các quốc gia châu Âu cũng đã đóng góp vũ khí và nguồn tài chính đáng kể cho Kiev.

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, người đã gặp ông Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông vào tuần trước, loại trừ khả năng Washington sẽ "bỏ rơi" Ukraine.

"Tôi không thấy trước việc Mỹ sẽ rút lui", bà Giorgia Meloni cho hay trong cuộc họp báo hôm 9/1, đồng thời nói thêm rằng ông Trump đã chứng minh được khả năng kết hợp ngoại giao với răn đe. Theo bà: "Ông Trump có thể đang tiến tới một giải pháp hòa bình nhưng điều đó không có nghĩa là bỏ rơi Ukraine".

Bà Meloni nói rằng Ukraine sẽ phải nhận được các đảm bảo an ninh cụ thể như một phần của bất kỳ thỏa thuận ngoại giao tiềm năng nào để chấm dứt xung đột đang diễn ra.

"Các đảm bảo an ninh là điều kiện cơ bản nếu chúng ta thực sự mong muốn có hòa bình ở Ukraine", Thủ tướng Italy nhận định.

Bước lùi hỗ trợ của phương Tây cho Ukraine trước những rối ren nội bộ

VOV.VN - Ông Trudeau tuyên bố sẽ từ chức thủ tướng Canada sau khi các nghị sĩ lo ngại về các số liệu thăm dò trước bầu cử tương đối thấp của đảng Tự do. Điều này không báo hiệu bất kỳ sự thay đổi nào trong lập trường ủng hộ của Canada với Ukraine nhưng Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ sớm không còn được hưởng lợi từ mối quan hệ nồng ấm giữa ông và ông Trudeau.

Giải pháp nào cho cuộc xung đột ở Ukraine?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tìm cách thuyết phục Washington và các đồng minh NATO gắn các đảm bảo an ninh này trong một mốc thời gian cụ thể để Kiev gia nhập liên minh. Tuy nhiên, cả ông Biden và ông Trump đều tỏ ra miễn cưỡng trong việc tán thành bước đi như vậy và một số nhà lãnh đạo châu Âu cũng thế, bao gồm cả Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gợi ý rằng quân đội châu Âu có thể được triển khai tới Ukraine để đảm bảo rằng Nga không tấn công nữa - một ý tưởng cũng thiếu sự ủng hộ nhất trí ở châu Âu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ "hoan nghênh" bất kỳ cách tiếp cận nào từ ông Trump và chuẩn bị "đối thoại" với Mỹ, Điện Kremlin cho hay hôm 9/1.

Mục tiêu chính của Tổng thống Putin trong bất kỳ cuộc đàm phán nào là tạo ra các thỏa thuận an ninh mới, đảm bảo Ukraine không bao giờ gia nhập NATO và liên minh này sẽ rút khỏi một số hoạt động triển khai ở phía Đông, một cựu quan chức cấp cao Điện Kremlin và một người khác đã thảo luận về vấn đề này với Tổng thống Nga cho hay.

"Ông ấy muốn thay đổi các quy tắc của trật tự quốc tế để không còn mối đe dọa nào với Nga. Ông ấy rất lo lắng về việc thế giới sẽ ra sao sau cuộc xung đột này", cựu quan chức cấp cao Điện Kremlin nói. Theo ông: "Dù sao thì ông Trump cũng muốn xóa sổ NATO. Thế giới đang thay đổi, bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra".

Các quan chức phương Tây, bao gồm cả Tổng thư ký NATO Mark Rutte hiện đang tìm cách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ông Trump đảm bảo "hòa bình thông qua sức mạnh" ở Ukraine và tránh thất bại cho Kiev.

Mỹ và phương Tây đang “buông tay” Ukraine?

VOV.VN - Có nhiều dấu hiệu cho thấy các đồng minh châu Âu đang hạn chế viện trợ và đẩy nhanh tiến trình đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine theo lời kêu gọi của Mỹ, dù Ukraine vẫn chưa nhận được sự đảm bảo an ninh rõ ràng từ các quốc gia này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Toàn cảnh quốc tế sáng 10/1: Nga thả siêu bom phá hủy dàn UAV Ukraine chưa kịp xung trận
Toàn cảnh quốc tế sáng 10/1: Nga thả siêu bom phá hủy dàn UAV Ukraine chưa kịp xung trận

VOV.VN - Các lực lượng Nga mới đây đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào nhà máy Motor Sich, thành phố Zaporozhye, nơi chuyên sản xuất động cơ và lắp ráp máy bay không người lái của Ukraine.

Toàn cảnh quốc tế sáng 10/1: Nga thả siêu bom phá hủy dàn UAV Ukraine chưa kịp xung trận

Toàn cảnh quốc tế sáng 10/1: Nga thả siêu bom phá hủy dàn UAV Ukraine chưa kịp xung trận

VOV.VN - Các lực lượng Nga mới đây đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào nhà máy Motor Sich, thành phố Zaporozhye, nơi chuyên sản xuất động cơ và lắp ráp máy bay không người lái của Ukraine.

Thủ tướng Fico: Slovakia có thể dừng mọi viện trợ nhân đạo cho Ukraine
Thủ tướng Fico: Slovakia có thể dừng mọi viện trợ nhân đạo cho Ukraine

VOV.VN - Ngày 9/1,Thủ tướng Fico tuyên bố, Slovakia đang cân nhắc áp dụng hàng loạt biện pháp cứng rắn với Ukraine, trong đó có việc ngừng hoạt động viện trợ nhân đạo cho Ukraine, nếu Kiev không giải quyết ổn thỏa vấn đề vận chuyển khí đốt của Nga.

Thủ tướng Fico: Slovakia có thể dừng mọi viện trợ nhân đạo cho Ukraine

Thủ tướng Fico: Slovakia có thể dừng mọi viện trợ nhân đạo cho Ukraine

VOV.VN - Ngày 9/1,Thủ tướng Fico tuyên bố, Slovakia đang cân nhắc áp dụng hàng loạt biện pháp cứng rắn với Ukraine, trong đó có việc ngừng hoạt động viện trợ nhân đạo cho Ukraine, nếu Kiev không giải quyết ổn thỏa vấn đề vận chuyển khí đốt của Nga.

“Linh miêu tàng hình” KF41 Lynx mà Đức chuyển giao cho Ukraine lợi hại cỡ nào?
“Linh miêu tàng hình” KF41 Lynx mà Đức chuyển giao cho Ukraine lợi hại cỡ nào?

VOV.VN - "Linh miêu tàng hình" KF41 Lynx cung cấp hỏa lực mạnh, giúp vận chuyển binh sỹ và đảm bảo sự an toàn cho kíp lái. Nhờ được chế tạo theo kiểu mô đun, phương tiện mang lại cho binh sỹ Ukraine sự linh hoạt để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trên chiến trường.

“Linh miêu tàng hình” KF41 Lynx mà Đức chuyển giao cho Ukraine lợi hại cỡ nào?

“Linh miêu tàng hình” KF41 Lynx mà Đức chuyển giao cho Ukraine lợi hại cỡ nào?

VOV.VN - "Linh miêu tàng hình" KF41 Lynx cung cấp hỏa lực mạnh, giúp vận chuyển binh sỹ và đảm bảo sự an toàn cho kíp lái. Nhờ được chế tạo theo kiểu mô đun, phương tiện mang lại cho binh sỹ Ukraine sự linh hoạt để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trên chiến trường.