Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?

VOV.VN - Môi trường địa chiến lược thay đổi, đặc biệt là xung đột Ukraine, đã khiến Đức phải tái định hướng chiến lược của mình và tranh luận trong nội bộ về vấn đề phát triển vũ khí chiến lược, tạo răn đe hạt nhân...

Trước cuộc xung đột quân sự Ukraine và khủng hoảng năng lượng, kinh tế ở châu Âu, nước Đức đã có những động thái tái định hướng chiến lược. Việc tái định hướng này sẽ kéo theo tranh cãi về vấn đề răn đe hạt nhân - một vấn đề mà không ai ở Đức muốn thảo luận do lịch sử của nước này và sự dị ứng của họ trước những thứ liên quan đến hạt nhân.

Tuy nhiên, về trung hạn, đây sẽ là một vấn đề đối mặt với các nhà hoạch định chính sách của Đức. Cuộc xung đột Nga - Ukraine và việc Nga ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã khiến vấn đề răn đe hạt nhân trở thành chủ đề nóng hổi và trung tâm trong chính sách an ninh của châu Âu.

Việc Nga đưa quân vào Ukraine từ tháng 2/2022 đã đánh dấu sự kết thúc các dàn xếp an ninh hậu Chiến tranh Lạnh đạt được bằng việc thống nhất nước Đức vào năm 1990. Tất cả các chính sách hình thành quanh sự dàn xếp đó giờ đã thành dĩ vãng, bao gồm cam kết của Đức không sản xuất hoặc sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. 

Một phát biểu gần đây của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier - người chủ trương có quan hệ gần gũi với Nga trong nhiều năm, đã chỉ rõ rằng Berlin hiện nay xem Nga như một mối đe dọa đối với tương lai trước mắt. Bài phát biểu này mở lại cam kết của Berlin đối với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và việc dựa vào răn đe hạt nhân của Mỹ như nền tảng cho chính sách an ninh của họ.

Yếu tố ngăn ngừa Đức phát triển vũ khí hạt nhân đã suy giảm

Nhưng hiện nay các nhân tố chính cản trở việc phát triển một lực lượng hạt nhân ở Đức đã suy yếu so với trước đây.

Các nhân tố được đề cập ở đây bao gồm các thỏa thuận kiểm soát vũ khí, uy tín răn đe ủa Mỹ, việc Đức rút khỏi chương trình năng lượng hạt nhân dân sự, sự phản kháng trong nước đối với ý tưởng thành lập một lực lượng hạt nhân, và nỗi sợ rằng một nước Đức vũ trang sẽ làm hồi sinh "vấn đề nước Đức" với các đối tác châu Âu.

Ở cấp độ chiến lược, có một sự đảo ngược rõ ràng từ thời Chiến tranh Lạnh, khi NATO quan tâm đến ưu thế vượt trội của Liên Xô về sức mạnh quân sự quy ước. Ngày nay, phương Tây cảm nhận rằng mối đe dọa lớn nhất đối với họ, trong có Đức, không phải là lực lượng quân sự thông thường của Nga mà là vũ khí hạt nhân và "chiến tranh lai".

Tuy nhiên, đây không phải là một diễn biến mới. Nga đã công bố chính sách về sử dụng vũ khí hạt nhân cách đây nhiều năm với ý tưởng ngăn ngừa xung đột bằng lực lượng quy ước. Việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân tầm xa trên lãnh thổ Tây Đức trong thập niên 1980 được xem như một phương thức ngăn ngừa Liên Xô gây sức ép thông qua vũ khí hạt nhân.

Đức thiếu chiếc ô hạt nhân

Hiện nay Đức không thể trông cậy nhiều vào răn đe hạt nhân của Mỹ và Pháp. Mỹ đã chuyển hướng chiến lược sang Trung Quốc, còn Pháp tập trung sử dụng răn đe hạt nhân để bảo vệ chính họ hơn là các đối tác ở châu Âu.

Tây Đức đã thảo luận vào cuối thập niên 1960 về việc liệu họ có cần một lực lượng hạt nhân quân sự hay không. NATO đã gạt ý tưởng này bằng việc đề xuất một lực lượng đa phương (MLF) để thay thế cho một lực lượng hạt nhân độc lập của Đức. Tuy nhiên MLF chưa bao giờ ra đời và Đức được trao vai trò trong nhóm hoạch định hạt nhân của NATO để đền bù cho điều đó. Đức đồng ý ký vào Hiệp ước NPT, chấp nhận từ bỏ ý định sản xuất vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học.

Thời Tổng thống Mỹ Trump, tại nước Đức lại hồi sinh cuộc thảo luận về vũ khí hạt nhân do Đức mất niềm tin vào chính sách của Mỹ. 

Năm 2018, nhà khoa học chính trị nổi tiếng Christian Hacke đăng một bài bình luận nói rằng "vai trò mới của Đức là kẻ thù số một của Tổng thống Mỹ buộc Đức phải nghĩ lại một cách căn bản chính sách an ninh của mình". Ông Hackle giải thích: "Nước Đức lần đầu tiên từ năm 1949 không có chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Đức không được bảo vệ trong tình huống khủng hoảng nghiêm trọng".

Roderich Kiesewetter - chuyên gia quốc phòng hàng đầu của đảng Dân chủ Cơ đốc giáo ở Đức, có cùng quan điểm. 

Alexander Graf Lambsdorff - chuyên gia đối ngoại hàng đầu của đảng Dân chủ Tự do Đức, đồng ý rằng các nhà hoạch định chính sách của Đức phải công khai thảo luận vấn đề này. "Sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh không chấm dứt kỷ nguyên vũ khí nguyên tử - dù bạn có than vãn thế nào thì đây vẫn là thực tế".

Nước Đức đang đứng trước áp lực phải xem xét lại quan điểm hạt nhân của mình trong bối cảnh môi trường địa chiến lược đã thay đổi lớn: Khủng hoảng Ukraine lan rộng, Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân, Iran quan tâm đến vũ khí hạt nhân, Nhật Bản và Hàn Quốc có khả năng cũng cân nhắc phát triển năng lực hạt nhân quân sự.

Trước tình hình mới, Đức trì hoãn đóng cửa nhà máy điện hạt nhân

Một yếu tố quan trọng khác giới hạn các lựa chọn hạt nhân của Đức là việc nước này đóng cửa các cơ sở năng lượng hạt nhân dân sự, lần đầu được Thủ tướng Angela Merkel thông báo vào năm 2011 và theo kế hoạch sẽ hoàn thành trong năm 2022 này.

Việc xóa bỏ dần dần các cơ sở hạt nhân dân sự khiến cho nỗ lực khởi động chương trình hạt nhân quân sự trở nên khó khăn và tốn kém. Nhật Bản và Iran có thể chuyển sang hạt nhân quân sự một cách dễ dàng nhưng Đức thì lại không như thế, do các nguyên nhân đặc thù vừa nêu.

Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga-Ukraine vừa qua đã trì hoãn quyết định của Đức về việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Do vậy, Đức sẽ mau chóng có được khả năng sử dụng kinh nghiệm từ hạt nhân dân sự để phục vụ mục đích quân sự.

Các chính đảng cánh tả và đảng Xanh của Đức cũng đều đã điều chỉnh quan điểm của họ về quân sự và khí hậu. Nếu môi trường địa chiến lược của châu Âu xấu đi hơn nữa thì điều đó có thể dẫn tới những thay đổi lớn hơn trong các liên minh cầm quyền ở Đức trong tương lai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo Mỹ lý giải việc Nga vẫn còn nhiều tên lửa quân sự
Báo Mỹ lý giải việc Nga vẫn còn nhiều tên lửa quân sự

VOV.VN - Thời gian qua, giới chức Anh, Mỹ và Ukraine liên tục nói rằng kho tên lửa của Nga đang cạn dần. Tuy nhiên tờ báo Mỹ New York Times vừa đưa tin ngược lại cùng các lý giải cho điều đó.

Báo Mỹ lý giải việc Nga vẫn còn nhiều tên lửa quân sự

Báo Mỹ lý giải việc Nga vẫn còn nhiều tên lửa quân sự

VOV.VN - Thời gian qua, giới chức Anh, Mỹ và Ukraine liên tục nói rằng kho tên lửa của Nga đang cạn dần. Tuy nhiên tờ báo Mỹ New York Times vừa đưa tin ngược lại cùng các lý giải cho điều đó.

Sự lợi hại không ngờ của UAV cảm tử Iran sau khi được Nga cải tiến
Sự lợi hại không ngờ của UAV cảm tử Iran sau khi được Nga cải tiến

VOV.VN - Dù giá rẻ, UAV cảm tử của Iran tỏ ra rất lợi hại trong thực chiến. Khi trải qua sự chỉnh sửa, cải tiến của Nga (phiên bản Geran-2), UAV đó càng nguy hiểm hơn nhiều.

Sự lợi hại không ngờ của UAV cảm tử Iran sau khi được Nga cải tiến

Sự lợi hại không ngờ của UAV cảm tử Iran sau khi được Nga cải tiến

VOV.VN - Dù giá rẻ, UAV cảm tử của Iran tỏ ra rất lợi hại trong thực chiến. Khi trải qua sự chỉnh sửa, cải tiến của Nga (phiên bản Geran-2), UAV đó càng nguy hiểm hơn nhiều.

Thụy Điển không cho phép đặt vũ khí hạt nhân của NATO trên lãnh thổ nước này
Thụy Điển không cho phép đặt vũ khí hạt nhân của NATO trên lãnh thổ nước này

VOV.VN - Hôm 11/11, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố với truyền thông địa phương rằng Thụy Điển sẽ không cho phép NATO đặt vũ khí hạt nhân của khối quân sự này trên lãnh thổ quốc gia Bắc Âu.

Thụy Điển không cho phép đặt vũ khí hạt nhân của NATO trên lãnh thổ nước này

Thụy Điển không cho phép đặt vũ khí hạt nhân của NATO trên lãnh thổ nước này

VOV.VN - Hôm 11/11, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố với truyền thông địa phương rằng Thụy Điển sẽ không cho phép NATO đặt vũ khí hạt nhân của khối quân sự này trên lãnh thổ quốc gia Bắc Âu.

Tâm trạng hoảng loạn ở Mỹ trước nguy cơ bị Liên Xô phóng tên lửa hạt nhân
Tâm trạng hoảng loạn ở Mỹ trước nguy cơ bị Liên Xô phóng tên lửa hạt nhân

VOV.VN - Sau khi Khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba lên đến đỉnh điểm, tâm trạng căng thẳng bắt đầu gia tăng trong cả giới lãnh đạo và dân chúng Mỹ.

Tâm trạng hoảng loạn ở Mỹ trước nguy cơ bị Liên Xô phóng tên lửa hạt nhân

Tâm trạng hoảng loạn ở Mỹ trước nguy cơ bị Liên Xô phóng tên lửa hạt nhân

VOV.VN - Sau khi Khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba lên đến đỉnh điểm, tâm trạng căng thẳng bắt đầu gia tăng trong cả giới lãnh đạo và dân chúng Mỹ.

Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt
Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt

VOV.VN - Ngay cả trong tình huống ban lãnh đạo của Nga không còn tồn tại do một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu từ phía NATO, Nga vẫn có phương án dự phòng để tung đòn trả đũa hạt nhân nhằm vào Mỹ và NATO.

Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt

Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt

VOV.VN - Ngay cả trong tình huống ban lãnh đạo của Nga không còn tồn tại do một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu từ phía NATO, Nga vẫn có phương án dự phòng để tung đòn trả đũa hạt nhân nhằm vào Mỹ và NATO.

Phương án Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong con mắt phương Tây
Phương án Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong con mắt phương Tây

VOV.VN - Khối quân sự NATO theo dõi gắt gao các hoạt động quân sự của Nga và đưa ra những kịch bản cụ thể mà trong đó Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Ukraine.

Phương án Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong con mắt phương Tây

Phương án Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong con mắt phương Tây

VOV.VN - Khối quân sự NATO theo dõi gắt gao các hoạt động quân sự của Nga và đưa ra những kịch bản cụ thể mà trong đó Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Ukraine.

Nga đã tính toán kỹ khi rút quân khỏi bờ Tây sông Dnieper?
Nga đã tính toán kỹ khi rút quân khỏi bờ Tây sông Dnieper?

VOV.VN - Với việc rút lui khỏi bờ Tây (hữu ngạn) sông Dnieper, Nga vừa bảo toàn sinh mạng binh sĩ trước hỏa lực HIMARS của Ukraine, vừa mở đường cho một chiến dịch có tính tập trung hơn. Đây là một động thái giúp Nga đạt được nhiều mục đích.

Nga đã tính toán kỹ khi rút quân khỏi bờ Tây sông Dnieper?

Nga đã tính toán kỹ khi rút quân khỏi bờ Tây sông Dnieper?

VOV.VN - Với việc rút lui khỏi bờ Tây (hữu ngạn) sông Dnieper, Nga vừa bảo toàn sinh mạng binh sĩ trước hỏa lực HIMARS của Ukraine, vừa mở đường cho một chiến dịch có tính tập trung hơn. Đây là một động thái giúp Nga đạt được nhiều mục đích.

Các kịch bản đầy thương vong nếu quân Ukraine tiến vào thành phố Kherson
Các kịch bản đầy thương vong nếu quân Ukraine tiến vào thành phố Kherson

VOV.VN - Nga công bố rộng rãi về việc rút quân khỏi thành phố Kherson. Nhưng Ukraine tỏ ra rất thận trọng khi tiến quân vào đây. Ukraine và phương Tây e ngại có rất nhiều bẫy nguy hiểm rình rập họ tại đó.

Các kịch bản đầy thương vong nếu quân Ukraine tiến vào thành phố Kherson

Các kịch bản đầy thương vong nếu quân Ukraine tiến vào thành phố Kherson

VOV.VN - Nga công bố rộng rãi về việc rút quân khỏi thành phố Kherson. Nhưng Ukraine tỏ ra rất thận trọng khi tiến quân vào đây. Ukraine và phương Tây e ngại có rất nhiều bẫy nguy hiểm rình rập họ tại đó.